Giai đoạn tái tổ chức

Một phần của tài liệu chiến lược GENENTECH FINAL (Trang 47 - 54)

- Khả năng tiếp cận vốn: Ngành dược là một trong những ngành mà cần phải có một nguồn vốn và nguồn lực tài chính hùng mạnh thì mới có thể tồn tại và phát

c. Giai đoạn tái tổ chức

Kể từ năm 1982 trở lại đây, ngành dược ở giai đoạn tái tổ chức, ganh đua giữa các công ty trở nên mãnh liệt, các công ty đã cho ra đời nhiều sản phẩm khác nhau, cũng với một số sản phẩm so thời hạn bản quyền đã hết nên được bán với giá không cao. Với nhiều sự cố xảy ra trong ngành khiến khach hàng ngần ngại. Do đó cung trơng giai đoạn này có dâu hiệu cao hơn cầu. Đặc điểm của ngành trong giai đoạn này như sau:

+ Tăng trưởng chậm lại.

+ Nhu cầu tiến dần tới mức bão hòa.

+ Người mua tiềm tàng bỏ đi.

+ Nhu cầu bị hạn chế bởi nhu cầu thay thế. + Ganh đua của các công ty trở nên mãnh liệt. + Dư thừa năng lực sản xuất.

+ Các công ty chạy đua giảm giá thuốc. + Số lược đối thủ nhập ngành giảm.

Điều này được thể hiện qua phản ứng của các công ty trong ngành dược tại thời điểm này :

+ Liên minh, nhượng quyền, cấp phép. + Sáp nhập, mua lại

+ Tái cơ cấu tổ chức.

+ Thâm nhập thị trường mới. + Cắt giảm đầu tư

Ví dụ như :

• Năm 1990 : Genetech và Roche thực hiện cuộc sáp nhập, nhằm chia sẽ rủi ro, học hỏi bí quyết công nghệ và thâm nhập vào thị trường hiện có của đối tác.

• Năm 1994, Genetech thâm nhập vào thị trường mới đó là Vacaville và California, nhằm mở rộng thị trường hoạt động và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

• Năm 1998 , công ty quyết định đầu tư thêm $250 triệu nhằm nhanh chóng tăng khả năng hoạt động của cơ sở này.

• Năm 2005: Mua lại một cơ sở sản xuất mới Oceanside Biogen Idec để hạn chế chi phí và rủi ro do việc xây mới.

• Năm 1999, thỏa thuận vơi Lozza

 Từ những phân tích trên cho thấy, ngành dược ở Mỹ hiện đang trong giai đoạn tái tổ chức.

Nằm trong một ngành đang ở giai đoạn tái tổ chức thì Genetech cũng gặp một số khó khăn và thuận lợi như sau:

Thuận lợi:

- Tuy đang trong giai đoạn khó khăn nhưng công ty vẫn có cơ hội liên doanh và hợp tác với các công ty khác trong ngành.

- Quy mô của công ty cũng đã được mở rộng trước đó nên việc hưởng tính kinh tế theo quy mô cũng đem lại lợi thế nhất định so với các đối thủ khác.

- Rào cản nhập cuộc của ngành cao, cùng với việc ngành đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm nên số lượng các công ty muốn gia nhập ngành tương đối ít.

- Giai đoạn này đã thôi thúc công ty đổi mới nhanh công nghệ y học, tạo động lực cho sự phát triển trong tương lai.

Khó khăn:

- Giai đoạn tăng trưởng chậm đòi hỏi công ty phải đầu tư nhiều hơn cứu để đón đầu thị trường.

- Áp lực phải tăng trưởng và việc liên tục xảy ra việc sáp nhập các công ty đã làm hình thành các tập đoàn dược lớn. Lấn chiếm thị trường của Genetech

IV. Lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành

Nhiệm vụ của phân tích các lực lượng dẫn dắt trong ngành là tìm ra các nguyên nhân chính của các thay đổi trong ngành. Thông thường co khoảng 3-4 yếu tố tác động mạnh nhất so với các yếu tố còn lại. Để nhận diện các nhân tố này, cần biết công ty muốn thành công trong ngành thì:

Điều gì là quan trong?

Hiệu quả hoạt động phụ thuộc vào yếu tố nào?

Khả năng tạo sự khác biệt dựa trên yếu tố nào?

Điều gì kiềm hãm?

Điều gì tạo động lực cho ngành phát triển?

Phân tích lực lượng dẫn dắt gồm 2 bước:

Bước 1: Nhận diện những lực lượng dẫn dắt ngành

Bước 2: Đánh giá tác động lên ngành

1. Sự thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến công nghệ

Ít ai nghĩ rằng, có một số thảm họa thiên nhiên lại do chính bàn tay con người gây ra. Hàng ngày, hàng giờ chúng ta đã và đang vô tình chọc thủng tấm chắn bảo vệ

Trái đất và phá hủy sự cân bằng sinh thái. Trong những năm gần đây con người đang phải gánh chịu, từ việc thải khí gây ô nhiễm môi trường, thủng tầng ozone cho tới hiệu ứng nhà kính hay hiện tượng nóng lên toàn cầu, sự tăng lên bất thường về các thảm họa thiên nhiên như núi lửa, lũ lụt, động đất… Bên cạnh đó, cuộc sống con người cũng bị đe dọa ngày càng nhiều hơn bởi các loại bệnh mới nguy hiểm hơn. Khi cuộc sống được cải thiện, nhu cầu của con người cần được chăm sóc về sức khỏe cũng không ngừng tăng lên.

Vì thế các công ty dược phẩm, các bệnh viện, các trung tâm chăm sóc sức khỏe ngày càng phải cải tiến, phát triển liên tục để ngăn ngừa, chữa bệnh, và chăm sóc sức khỏe cho con người. Việc nghiên cứu ra các loại thuốc mới có tác dụng tốt hơn làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Và việc nghiên cứu các loại thuốc mwois đòi hỏi công ty phải có các công nghệ tiên tiến để đưa vào ứng dụng. điều này tạo ra những sự thay đổi về nguồn vốn và nguồn tài sản của công ty, đỏi hỏi những yeeuc ầu tối thiểu về cơ sở vật chất và quy mô trung tâm nghiên cứu

2. Toàn cầu hóa

Thời đại toàn cầu hóa kinh tế đang tạo điều kiện và thời cơ để ngành công nghiệp dược phẩm Hoa Kỳ có thể “tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu”. Trong vài thập niên gần đây, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nhiều tập đoàn dược phẩm đa quốc gia đã và đang áp dụng “chiến lược gia công sản xuất bên ngoài” (outsourcing strategies) nhằm vào các nước đang phát triển.

- Thứ 1, theo báo cáo của Viện IMS, các thị trường mới nổi sẽ tăng 30% chi tiêu cho dược phẩm vào năm 2016, so với 20% vào năm 2011. Bản báo cáo liệt kê các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Ba Lan, Mexico, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Nam Phi, Thái Lan, Argentina, Indonesia, Ai Cập, Pakistan, Việt Nam và Venezuela... Nhu cầu dược phẩm ngày càng tăng ở các thị trường mới nổi sẽ tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong việc mở rộng thị trường sang các quốc gia này để gia tăng lợi nhuận.

- Thứ 2, một số nước đang phát triển gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) (Trung Quốc, Việt Nam....) đã giảm các rào cản thương mại ở nhiều ngành, trong đó có ngành dược phẩm. Điều này tạo cơ hội cho các công ty dược dịch chuyển cơ sở sản xuất sang những quốc gia có chi phí nhân công, sản xuất, thuê nhà xưởng....thấp hơn so với chính quốc hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá so với việc sản xuất tại các nước phát triển với chi phí sản xuất quá cao, nhằm mở rộng thị phần, đặc biệt thị phần tại các nước đang phát triển với dân số lớn nhưng sức mua có hạn

- Thứ 3, toàn cầu hóa đem lại cho các công ty trong ngành nhiều sự lựa chọn hơn về nguồn cung cấp, tìm kiếm được nhiều đối tác với sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phải chăng.

- Thứ 4, bên cạnh cơ hội, toàn cầu hóa cũng đem lại thách thức khi tạo nhiều sự thuận lợi hơn cho các công ty muốn gia nhập ngành, làm tăng mức độ cạnh tranh trong ngành.

V. Các nhân tố then chốt cho thành công

Nhân tố then chốt thành công của một ngành là những nhân tố tác động mạnh nhất tới khả năng thành đạt trên thị trường của ngành. Để xác định nhân tố thành công của ngành, chúng ta cần trả lời các câu hỏi:

• Điều gì khiến khách hàng lựa chọn nhãn hiệu giữa các người bán?

• Mỗi người bán phải làm gì để thành công, có khả năng và nguồn lực nào cần phải có?

• Những người bán phải làm gì để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững? 1. Nghiên cứu và Phát Triển

Hiện nay R&D đang đóng một vai trò hết sức thiết yếu trong sự tăng trưởng của bất kỳ công ty nào hoạt động trong ngành công nghiệp dược phẩm. Tập trung nguồn lực tài chính, nguồn lực khoa học - kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao của mình để nghiên cứu phát minh các dược chất mới, các dạng bào chế mới, các dược phẩm độc quyền “bom tấn” (blockcluster) có thể giúp đem lại cho công ty lợi nhuận khổng lồ, và thương hiệu vững chắc trên thị trường.

2. Yếu tố chất lượng

Nhu cầu sức khỏe đối với con người trong thời đại ngày nay ắt hẳn là một yếu tố khá quan trọng. Sự hiểu biết ngày càng sâu rộng, sự am hiểu của con người đối với các sản phẩm dược càng rõ nét. Do đó yếu tố chất lượng của sản phẩm dường như là một trong những yếu tố then chốt giúp công ty quyết định sự thành bại cũng như sự thành công của mình trong ngành. Sản phẩm được đánh giá an toàn, hiệu quả và chất lượng dường như một điều kiện quan trọng để có thể tiếp cận thị trường.

Ngành công nghiệp dược phẩm do đó đang trải qua một thời kỳ giám sát, quản lí nghiêm ngặt. Vì vậy các công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này muốn thành công càng phải đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu. Không những vượt qua được các rào cản pháp lý đó các công ty trong ngành còn cần phải có được cho mình được những bí quyết chế tạo sản phẩm chất lượng nhất mang lại giá trị cao. Một khi sản phẩm của công ty đã có được sự bảo lãnh cao, nhận được sự ủng hộ và xây dựng được lòng trung thành đối với khách hàng, điều này sẽ tạo cho công ty có được một vị thế nhất định và thành công trong ngành.

* KÊT LUẬN VỀ SỨC HẤP DẪN CỦA NGÀNH

Theo những gì đã phân tích trên đây về ngành dược, có thể kết luận rằng đây là ngành có sức hấp dẫn bởi nó cung cấp cho các công ty trong ngành khả năng sinh lợi trên trung bình, cụ thể như sau:

- Tiềm năng tăng trưởng của ngành: trong những năm gần đây doanh thu của ngành luôn tăng lên rõ rệt, có thể thấy điều đó qua thông qua doanh thu của các công ty trong ngành như Novartis, Sanofi-Aventis, Hoffmann–La Roche, AstraZeneca,

Johnson & Johnson, Merck & Co...Mặc dù tình hình kinh tế không được ổn định trong thời gian qua nhưng doanh thu của ngành không có dấu hiệu giảm, chính điều này là sức hút đối với các công ty tiềm năng và là động lực thúc đẩy các công ty trong ngành phát triển hơn nữa.

- Tuy doanh thu của ngành cao -đó là nhân tố hấp dẫn những công ty tiềm tàng nhưng chi phí đầu tư ban đầu quá cao, các quy định chặc chẽ của pháp luật....noi

chung là rào cản nhập cuộc cao, vì vậy lực đe dọa của các công ty này đối với các công ty trong ngành không phải là điều mà các công ty đặt lên hàng đầu.

- Đe dọa từ sản phẩm thay thế thâp

- Mức sống của con người ngày càng tăng, nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe cũng tăng lên, bên cạnh đó, sự thay đổi của môi trường sống làm cho nhiều loại virut mới xuất hiện....Vậy nên nhu cầu về thuốc luôn cao, đây là cơ hội để các công ty trong ngành nghiên cứu sản xuất thuốc đáp ứng nhu cầu đó.

- Cạnh tranh trong ngành cao, đó là đe dọa và cũng là động lực để cac công ty phat triển hơn nữa trong tương lai. Bởi cạnh tranh chính là nhân tố tiền tàng đưa công ty vào thế chủ động đưa ra chiến lược hành động, cạnh tranh không những làm cho công ty ngày càng phat triển mà còn đưa cả ngành lên một vị thế mới.

Một phần của tài liệu chiến lược GENENTECH FINAL (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w