Cấp phép kinh doanh.

Một phần của tài liệu chiến lược GENENTECH FINAL (Trang 63 - 65)

- Khả năng tiếp cận vốn: Ngành dược là một trong những ngành mà cần phải có một nguồn vốn và nguồn lực tài chính hùng mạnh thì mới có thể tồn tại và phát

a.Cấp phép kinh doanh.

Công ty cấp phép kinh doanh một số sản phẩm thuốc độc quyền cho các công ty sản xuất và phân phối tại Singapore. Trong giai đoạn 1990 trở đi, khi mà công ty chú trọng nghiên cứu và phát triển, chi phí đầu tư cho R&D lên tới hơn 10 tỷ USD mỗi năm, công ty có được bản quyền sáng chế nhiều loại thuốc quan trọng. Để có thể

mở rộng hoạt động ra toàn Châu Á, công ty đã có những bước khởi đầu tại Singapore với việc cấp phép cho Sear Loyle, một công ty chuyên cả sản xuất và phân phối cho hiệp hội dược phẩm và chăm sóc sức khỏe Singapore sản xuất thuốc Aerobid năm 1996. Và năm đó, công ty Sear Loyle cũng đã góp phần vào tạo nên doanh thu 147 triệu USD cho sản phẩm này. Benicar một sản phẩm giúp điều trị bệnh tăng huyết áp đã được công ty bán cấp phép kinh doanh cho Sankyo Pharma Inc sau khi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm thành công. Nhà máy sản xuất chính của Sankyo Pharma Inc ở tại Singapore đã giúp công ty có được một khoản thu nhập bản quyền khá lớn sau khi bị một cú vấp lớn với sản phẩm Celexa năm 2002.

Lợi ích của việc cấp phép kinh doanh đối với Genentech

Công ty có được một khoản thu nhập bản quyền khá lớn, giảm rủi ro. Năm 2003 nhờ vào danh tiếng của Sankyo Pharma Inc mà sản phẩm Benicar của Genentech mới có thể bán chạy trên thị trường mang lại cho công ty một khoản thu nhập lớn, lại giúp công ty không phải chịu rủi ro về chi phí sản xuất, nhất là khi danh tiếng công ty bị ảnh hưởng nặng nề do sự thất bại của Celexa. Trong thời gian đầu tư nhiều cho nghiên cứu, cơ sở hạ tầng công ty chưa thích ứng cho việc đẩy mạnh sản xuất nên Aerobid không mang lại hiệu quả doanh số cao khi mà công ty tự sản xuất. Thu nhập từ Aerobid chỉ tăng mạnh trong thời gian 5 năm cấp phép cho công ty Sear Loyle.

b. Liên minh

Genentech đã có nhiều thỏa thuận liên minh liên quan đến khâu phân phối thuốc với các nhà sản xuất, phân phối tại Singapore, không chỉ để phân phối trong nước mà chức năng chính là xuất khẩu sản phẩm dược sang Châu Âu và cả Châu Á. Năm 2010, các sản phẩm của công ty sẽ nằm trên kệ hàng của Medisource, tuy nhiên để có được điều này công ty phải để Medisource nắm giữ cổ phần trong các dòng sản phẩm đó. Với việc hợp tác với MC Kesson Drug Company, theo thỏa thuận liên minh, công ty sẽ mất 15% lợi nhuận để sản phẩm Sudocrem, Exorex Lotion (một loại thuốc chữa vảy nến), Bisodol Extra có mặt trên chuỗi 18 cửa hàng trên toàn Châu Á. Không chỉ liên minh trong phân phối, trong ngành sản xuất dược phẩm liên minh cùng

nghiên cứu các sản phẩm không phải là hiếm. Genentech chủ yếu liên minh với các công ty khác để nghiên cứu giai đoạn III. Khi sản phẩm của các công ty khác gần hết bản quyền, họ sẽ cung cấp giấy phép nghiên cứu cùng các tài liệu liên quan đến bản quyền sản phẩm để Genentech cải tiến sản phẩm. Gruenenthal GmbH và Genentech UK đã ký kết một thỏa thuận phát triển hợp tác và thương mại hóa thuốc giảm đau GRT 6005, GRT 6006. Công ty nghiên cứu Lercanidipine, một loại thuốc điều trị tăng huyết áp, đã được cấp phép từ Recordati SpA.

Lợi ích của chiến lược liên minh

• Giúp Genentech có thể mở rộng sang thị trường mới thông qua việc hợp tác với công ty khác mà không phải tốn quá nhiều về chi phí quản lí, chi phí đầu tư và nghiên cứu.

• Giúp công ty đáp ứng tốt hơn về nhu cầu của khách hàng.

• Giúp công ty có được sản phẩm cải tiến khi mà công ty không có nhiều khả năng cho nghiên cứu sản phẩm mới

Một phần của tài liệu chiến lược GENENTECH FINAL (Trang 63 - 65)