Giá cả và tiền tệ áp dụng trong xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán thương mại dịch vụ (Trang 63 - 64)

Kế toán xuất nhập khẩu

2.1.4. Giá cả và tiền tệ áp dụng trong xuất nhập khẩu

Trong thanh toán quốc tế, trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy định điều kiện tiền tệ dùng để thanh toán. Điều kiện tiền tệ cho biết việc sử dụng các loại tiền nào để thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương, đồng thời quy định xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động.

Việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán là do hợp đồng mua bán ngoại thương qui định theo thoả thuận của hai bên.

Giá cả trong hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ là điều kiện để xác định địa điểm giao hàng trong hợp đồng. Điều kiện về địa điểm giao hàng chính là sự phân chia trách nhiệm giữa người bán và người mua về các khoản chi phí, về rủi ro được quy định trong luật buôn bán quốc tế.

Căn cứ vào điều kiện về địa điểm giao hàng, giá cả trong hợp đồng mua bán ngoại thương có thể có 4 nhóm C, D, E, F:

- Nhóm C: người bán trả cước phí vận chuyển quốc tế (CER, CIF, CPT, CIP); Trong đó giá CIF (Cost Insuvance and Freight) có nghĩa là giá cả hàng hoá bao gồm: Giá bản thân hàng hoá, chi phí bảo hiểm và cước phí vận chuyển đến cảng qui định. Giá này thường áp dụng trong vận tải biển, vận tải thuỷ nội địa.

- Nhóm D: người bán chịu mọi phí tổn và rủi ro cho đến khi giao hàng tại địa điểm đã thoả thuận (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP).

- Nhóm E: hàng hoá thuộc quyền của người mua tại địa điểm hoặc nhà máy của người bán (EXW).

- Nhóm F: người mua chịu chi phí và rủi ro về vận chuyển quốc tế (FCA, FAS, FOB); Trong đó giá FOB (Free On Broad) có nghĩa là người bán chịu trách nhiệm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí tới khi hàng đã qua lan can tầu tại cảng bốc quy định do người mua chỉ định. Giá này thường được áp dụng trong vận tải biển hoặc vận tải thuỷ nội địa

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán thương mại dịch vụ (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w