CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán thương mại dịch vụ (Trang 54 - 60)

x Trị giá thực tế của hàng tồn cuối kì

CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng

phân bổ cho hàng bán trong kì = CPBH, CPQLDN của hàng tồn đầu kì

+ CPBH, CPQLDN phát sinh trong kì - CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng tồn cuối kì

* Cuối cùng, lợi nhuận bán hàng được xác định như sau:

Lợi nhuận bán hàng = Doanh thu thuần - Giá vốn của hàng xuất bán - CP bán hàng phân bổ cho hàng bán ra - CPQLDN phân bổ cho hàng bán ra

Về tài khoản và phương pháp kế toán cũng áp dụng giống với các DNSX kinh doanh khác. (Kết chuyển doanh thu thuần, kết chuyển giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và kết chuyển lãi, lỗ về bán hàng...)

Ví dụ 1:

Công ty X, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong tháng 4/N phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế sau đây: (1.000đ):

1. Ngày 1/4, xuất kho bán trực tiếp một lô hàng, trị giá mua của hàng xuất kho 100.000; giá bán chưa có thuế: 120.000; thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. Toàn bộ tiền hàng đã thu bằng tiền mặt.

2. Ngày 5/4, nhận được giấy báo của Công ty A cho biết đã nhận được lô hàng gửi bán kỳ trước, trị giá bán chưa có thuế: 264.000, thuế suất thuế GTGT 10%; trị giá mua thực tế của lô hàng 240.000.

3. Ngày 10/4, xuất kho bán trực tiếp một lô hàng cho Công ty B, trị giá mua của hàng xuất kho: 140.000; giá bán chưa có thuế: 160.000; thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%. Tiền hàng mới thu bằng tiền mặt: 44.000.

4. Ngày 11/4, Công ty A trả tiền cho đơn vị qua tài khoản tiền gửi ngân hàng sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1%.

5. Ngày 12/4, xuất kho giao cho cơ sở đại lý S một lô hàng, trị giá xuất kho: 260.000; giá bán chưa có thuế: 360.000, thuế suất thuế GTGT 10%; hoa hồng đại lý 5%.

6. Ngày 15/4, nhận được bảng kê hoá đơn bán lẻ của quầy số 5; doanh số bán chưa có thuế: 70.000; thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%. Tiền bán hàng thu bằng đủ bằng tiền mặt. Trị giá xuất kho 56.000.

7. Ngày 20/4, nhận được báo Có của ngân hàng về nghiệp vụ cơ sở đại lý S thanh toán toàn bộ tiền hàng (đã trừ hoa hồng) ở nghiệp vụ 5.

8. Ngày 24/4, Công ty D đặt trước tiền hàng bằng tiền mặt 100.000.

9. Ngày 24/4, xuất kho bán cho Công ty C một lô hàng theo giá xuất kho 220.000; trị giá bán chưa có thuế: 280.000; thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty C mới thanh toán một phần bằng tiền mặt: 200.000, còn lại được trả chậm vào tháng sau.

10. Ngày 25/4, xuất kho hàng cho Công ty D để trả cho số tiền đặt trước ngày 24/3, giá bán chưa có thuế: 120.000; thuế giá trị gia tăng 10%: 12.000; tổng giá thanh toán: 132.000. Giá xuất kho 90.000, phần còn lại Công ty D nhận nợ.

11. Ngày 27/4, Công ty C trả đơn vị số tiền còn lại ở nghiệp vụ ngày 24/3 qua ngân hàng sau khi trừ chiết khấu thanh toán 1%.

12. Ngày 30/4, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào là 80.000, phần còn lại đơn vị đã nộp ngân sách bằng tiền gửi ngân hàng.

Các nghiệp vụ trên được định khoản như sau (1.000 đồng) 1a) Nợ TK 632: 100.000 Có TK 156(1561-Kho): 100.000 1b) Nợ TK 111: 132.000 Có TK 511(5111): 120.000 Có TK 333 (33311): 12.000 2a) Nợ TK 632: 240.000 Có TK 157: 24.000 2b) Nợ TK 131(A): 290.400 Có TK 511(5111): 264.000 Có TK 333(33311): 26.400 3a) Nợ TK 632: 140.000 Có TK 156(1561-Kho): 140.000 3b) Nợ TK 111: 44.000 Nợ TK 131(B): 132.000 Có TK 511(5111): 160.000 Có TK 333 (33311): 16.000 4) Nợ TK 112: 287.496 Nợ TK 635: 2.904 Có TK 131(A): 290.400 5) Nợ TK 157: 260.000 Có TK 156(1561- Kho): 260.000 6a) Nợ TK 632: 56.000 Có TK 156(1561-Quầy 5): 56.000 6b) Nợ TK 111: 77.000 Có TK 511(5111): 70.000 Có TK 333 (33311): 7.000 7a) Nợ TK 632: 260.000 Có TK 157: 260.000 7b) Nợ TK 131 (S) :396.000 Có TK 511 (5111): 360.000 Có TK 333 (33311): 36.000 7c) Nợ TK 112: 376.200 Nợ TK 641: 19.800 Có TK 131 (S): 396.000 8) Nợ TK 111: 100.000 Có TK 131(D): 110.000 9a) Nợ TK 632: 220.000 Có TK 156 (1): 220.000 9b) Nợ TK 111: 200.000 Nợ TK 131 (C): 108.000 Có TK 511 (5111): 280.000 Có TK 333(33311): 28.000 10a) Nợ TK632: 90.000 Có TK 156(1561 - Kho): 90.000; 10b) Nợ TK 131 (D): 132.000 Có TK 511 (5111): 120.000 Có TK 333 (33311): 12.000 11) Nợ TK 112: 106.920 Nợ TK 635: 1.080 Có TK 131 (C): 108.000 12a) Nợ TK 333 (33311): 80.000 Có TK 133: 80.000 12b) Nợ TK333 (33311): 57.400 Có TK 112: 57.400

Ví dụ 2: Công ty X kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, trong quí 4/N có số liệu, tài liệu như sau (Đơn vị tính 1000đ).

- Tài liệu 1: Số dư đầu quí của hàng hoá A trên TK 156(1) được xác định là 200.000. Đơn giá bình quân là 100; trên TK 156(2) là 2500.

- Tài liệu 2: Trong quí có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Ngày 25/10, Công ty mua của Công ty Y 5000 hàng hoá A, giá cả thuế GTGT là 115,5/1 chiếc, thuế suất thuế GTGT là 10%. Hàng đã kiểm nhận đủ và nhập kho nhưng chưa trả tiền.

2. Công ty dùng tiền mặt để trả chi phí vận chuyển cho số hàng nói trên, số tiền là 5.500.

3. Ngày 2/11, Công ty mua của Công ty Z 5000 hàng hoá A, giá cả thuế GTGT là 113,3/1 chiếc, thuế suất GTGT là 10%. Hàng đã được kiểm nhận nhập kho đủ, Công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.

4. Chi phí vận chuyển của lô hàng nói trên là 7500, Công ty đã trả bằng tiền mặt. 5. Ngày 10/11, Công ty xuất bán 5000 chiếc hàng hoá A cho Công ty N, giá bán không kể thuế GTGT là 125/1 chiếc; thuế GTGT 10%. Công ty N đã trả qua TK. Tiền gửi Ngân hàng. Trị giá mua thực tế của hàng xuất bán tính theo phương pháp nhập trước - xuất trước.

6. Chi phí bán hàng tổng hợp được trong kì là 16900, trong đó chi phí nhân viên (chi phí tiền lương) là 10000, các khoản trích theo lương: 1900, chi phí bằng tiền khác là 5000; tất cả đều được tính cho hàng bán ra.

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp tổng hợp được và tính cho hàng bán ra là 37250, trong đó: chi phí nhân viên là 25000, các khoản trích theo lương là 4750, chi phí bằng tiền khác là 7500.

Yêu cầu:

Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế và xác định kết quả bán hàng Dựa vào tài liệu đã cho, ta tính toán và định khoản như sau:

1. Giá nhập kho ngày 25/10 chưa có thuế là: 110 5 , 115

x 100 = 105 - Trị giá nhập kho chưa thuế là: 5000 x 105 = 525.000;

- Trị giá cả thuế là: 5000 x 115,5 = 577.500.

Dựa vào kết quả tính được kế toán định khoản như sau: Nợ TK 156(1): 525.000

Nợ TK 133(1): 52.500/ Có TK 331(Công ty Y): 577.500. 2. Nợ TK 156(1562): 5500/ Có TK 111:5500

3. Giá nhập kho không kể thuế của ngày 2/11 là: 110 3 , 113

x 100 = 103 - Trị giá mua chưa kể thuế là: 5000 x 103 = 515.000

- Trị giá mua có cả thuế là: 5000 x 113,3 = 566.500 Dựa vào kết quả tính được, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 156(1561): 515.000

Nợ TK 133(1): 51.500 Có TK 112: 566.500

4. Nợ TK 156(1562): 7500/ Có TK 111: 7500.

5. Trị giá mua hàng xuất bán trong kì được xác định như sau:

Số lượng tồn đầu kì là: 100 000 . 200

= 2000 chiếc, do vậy trị giá mua thực tế tính theo phương pháp nhập trước xuất trước sẽ là:

(2000c x 100) + (3000c x 105) = 515.000 Trị giá bán chưa thuế là: 5000 x 125 = 625.000

Dựa vào kết quả tính được, kế toán định khoản như sau: 5a. Nợ TK 112: 687.500

Có TK 333(1): 62.500 5b. Nợ TK 632: 515.000/ Có TK 156(1): 515.000. 6. Nợ TK 641: 16.900 Có TK 334: 10.000 Có TK 338: 1.900 Có TK 111: 5.000 7. Nợ TK 642: 37.250 Có TK 334: 25.000 Có TK 338: 4.750 Có TK 111: 7.500

8. Xác định chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán:

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán =

2.500 + 5.500 + 7.500

x 515.000 = 6.437,5200.000 + 525.000 + 515.000 200.000 + 525.000 + 515.000

Dựa vào kết quả tính được, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 632: 6.437,5/ Có TK 156 (1562): 6.437,5

9. Kết chuyển doanh thu bán hàng để xác định kết quả: Nợ TK 511: 625.000/ Có TK 911: 625.000

10. Kết chuyển giá vốn của hàng xuất bán để xác định kết quả. Nợ TK 911: 521.437,5/ Có TK 632: 521.437,5. 11. Kết chuyển CPBH và CPQLDN: Nợ TK 911: 54.150 Có TK 641: 16.900 Có TK 642: 37.250 12. Xác định kết quả bán hàng: 625.000 - (521.437,5 + 16.900 + 37.250) = 49.412,5 Kế toán định khoản như sau:

Chương 2:

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán thương mại dịch vụ (Trang 54 - 60)