Kế toán các trường hợp bán hàng khác * Trường hợp hàng đổi hàng (hàng đối lưu)

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán thương mại dịch vụ (Trang 49 - 51)

* Trường hợp hàng đổi hàng (hàng đối lưu)

Hàng hoá mà doanh nghiệp đem đi để trao đổi, về thực chất, chính là hàng xuất bán nên kế toán phải lập hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng (hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - nếu chuyển đi trao đổi) giống như xuất bán hàng hoá cho khách hàng. Trước hết kế toán phải phản ánh trị giá mua của hàng xuất để trao đổi và ghi:

Nợ TK 632: tập hợp giá vốn hàng bán.

Có TK 156 (1561): trị giá mua của hàng xuất kho.

(Trường hợp xuất hàng chuyển đi để trao đổi, trị giá mua của hàng xuất đem đi trao đổi được theo dõi qua tài khoản 157. Khi người mua kiểm nhận, trị giá mua của hàng đem đi trao đổi được kiểm nhận sẽ được kết chuyển vào tài khoản 632 giống như bán hàng theo phương thức chuyển hàng).

Mặt khác, kế toán phản ánh tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi và ghi: Nợ TK 131: tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi.

Có TK 511 (5111): doanh thu tiêu thụ của hàng trao đổi.

Có TK 333(1) (33311): thuế GTGT phải nộp của hàng đem đi trao đổi.

Hàng hoá mà doanh nghiệp nhận về thông qua trao đổi, về thực chất, chính là hàng mua về. Vì thế, khi kiểm nhận hàng, căn cứ vào hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng do bên bán chuyển giao, kế toán ghi:

Nợ TK 156 (1561): trị giá mua của hàng nhập kho. Nợ TK 151: trị giá mua của hàng nhận về đang đi đường. Nợ TK 157: trị giá mua hàng nhận về, gửi bán.

Nợ TK 632: trị giá mua của hàng nhận về tiêu thụ ngay. Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Có TK 131: tổng giá thanh toán của hàng nhận về.

* Trường hợp dùng hàng hoá để trả lương, trả thưởng cho người lao động.

Theo chế độ hiện hành, khi doanh nghiệp xuất hàng hoá để thanh toán lương, thưởng và các khoản khác cho người lao động, kế toán phải lập hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng giống như các trường hợp xuất bán hàng hoá khác cho khách hàng.

Trước hết kế toán phản ánh trị giá mua của hàng dùng để trả lương, thưởng cho người lao động:

Nợ TK 632: giá vốn hàng bán.

Có TK 156 (1561): trị giá mua của hàng xuất kho.

Đồng thời kế toán phản ánh tổng giá thanh toán của hàng dùng trả lương, thưởng và các khoản khác cho người lao động và ghi:

Nợ TK 334: tổng giá thanh toán của hàng dùng thanh toán.

Có TK 512 (5121): doanh thu nội bộ của hàng dùng thanh toán. Có TK 333(1) (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp.

* Trường hợp xuất hàng hoá để tiêu dùng nội bộ, khuyến mại, quảng cáo.

Theo chế độ hiện hành, trong trường hợp này, kế toán phải lập hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng, trên hoá đơn ghi rõ là hàng tiêu dùng nội bộ, phục vụ cho hoạt động kinh doanh hay khuyến mại, quảng cáo không thu tiền. Đối với hoá đơn GTGT, gạch bỏ dòng thuế suất và tiền thuê GTGT, chỉ ghi dòng giá thanh toán là giá thành hoặc giá vốn của hàng hoá.

Trước hết kế toán phản ánh trị giá mua của hàng xuất dùng tương tự như hạch toán trị giá mua của hàng bán ra.

Đồng thời phản ánh doanh thu của hàng xuất dùng theo giá thành hoặc giá vốn (trị giá mua của hàng xuất dùng) theo định khoản:

Nợ TK 641, 642:

* Trường hợp xuất hàng hoá tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho hoạt động kinh doanh hoặc phục vụ cho việc kinh doanh các đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc được trang trải bằng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.

Theo chế độ hiện hành, trong trường hợp này, doanh nghiệp phải lập hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, trên hoá đơn ghi đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá cho khách hàng.

Trước hết kế toán phản ánh trị giá mua của hàng xuất dùng tương tự như hạch toán trị giá mua của hàng bán ra, đồng thời phản ánh tổng giá thanh toán của hàng xuất dùng theo định khoản:

Nợ TK liên quan (641, 642): ghi tăng chi phí tương ứng theo tổng giá thanh toán (nếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh).

Nợ TK 431: ghi giảm quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo tổng giá thanh toán. Có TK 512 (5121): doanh thu bán hàng nội bộ.

Có TK 3331 (33311): thuế GTGT phải nộp (nếu có).

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán thương mại dịch vụ (Trang 49 - 51)