Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán thương mại dịch vụ (Trang 60 - 61)

Kế toán xuất nhập khẩu

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua - bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua - bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá. Hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu có các đặc điểm chủ yếu sau:

- Thời gian lưu chuyển hàng hoá xuất - nhập khẩu: thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu bao giờ cũng dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh nội địa do phải thực hiện 2 giai đoạn mua hàng và 2 giai đoạn bán hàng: mua ở thị trường trong nước, bán cho thị trường nước ngoài; mua hàng hóa của nước ngoài và bán cho thị trường nội địa.

- Hàng hoá kinh doanh xuất - nhập khẩu: hàng hoá trong kinh doanh xuất - nhập khẩu bao gồm nhiều loại như: xuất khẩu những mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước (gạo, cà phê, hải sản, thủ công mỹ nghệ...) và nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng chất lượng, thị hiếu (hàng tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng...).

- Thời điểm giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: thời điểm xuất - nhập khẩu hàng hoá và thời điểm thanh toán tiền hàng thường không trùng nhau.

- Phương thức thanh toán: Trong hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu, phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng.

- Tập quán, pháp luật trong kinh doanh xuất - nhập khẩu: hai bên mua, bán thuộc hai nước khác nhau, pháp luật và tập quán kinh doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán thương mại dịch vụ (Trang 60 - 61)