Chứng từ hạch toán ban đầu

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán thương mại dịch vụ (Trang 83 - 85)

Kế toán xuất nhập khẩu

2.3.2.1. Chứng từ hạch toán ban đầu

Để hạch toán ban đầu hàng xuất khẩu, kế toán cần đủ sử dụng chứng từ, đến việc mua hàng trong nước, như phiếu xuất kho, hoá đơn, vật đơn; Chứng từ thanh toán hàng mua trong nước, như phiếu chi, giấy báo Nợ, các chứng từ liên quan đến xuất khẩu hàng hoá, chứng từ thanh toán, các chứng từ ngân hàng...

2.3.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng

Để phản ánh tình hình xuất khẩu, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu, như tài khoản 157 "Hàng gửi bán", tài khoản 156 "Hàng hoá", tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán", tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ", tài khoản 131 "phải thu của khách hàng", tài khoản 331 "Phải trả cho người bán",v.v... nội dung phản ánh và kết cấu các tài khoản này đã được giới thiệu trong kế toán doanh nghiệp.

2.3.2.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.

* Khi thu mua hàng hoá để xuất khẩu; kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): giá mua của hàng hoá nhập kho

Nợ TK 157: Giá mua của hàng hoá chuyển thằng đe xuất khẩu. Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Có TK 111, 112, 331,... tổng giá thanh toán của hàng thu mua để xuất khẩu. * Trường hợp hàng hoá cần phải hoàn thiện trước khi xuất khẩu, kế toán phản ánh trị giá mua của hàng xuất gia công, chi phí hoàn thiện và chi phí gia công và ghi:

Nợ TK 154: tập hợp giá mua và chi phí gia công, hoàn thiện. Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 156 (1561): giá mua của hàng xuất gia công.

Có TK 111, 112, 331, 338, 214... chi phí gia công, hoàn thiện hàng hoá tự làm hoặc thuê ngoài.

- Khi hàng hoá gia công, hoàn thiện hoàn thành, chi phí gia công, hoàn thiện được tính vào trị giá mua của hàng nhập kho hay chuyển đi xuất khẩu, kế toán ghi:

Nợ TK 156 (1561): trị giá mua thực tế hàng gia công, hoàn thiện. Nợ TK 157: trị giá mua thực tế hàng chuyển đi xuất khẩu.

Có TK 154: giá thành thực tế gia công, hoàn thiện.

- Khi xuất kho hàng chuyên đi xuất khẩu, căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán ghi:

Nợ TK 157: trị giá thực tế hàng gửi đi xuất khẩu.

Có 156 (1561): trị giá thực tế hàng xuất kho để xuất khẩu.

- Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành các thủ tục xuất khẩu, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu, DN lập hoá đơn GTGT, kế toán phản ánh trị giá mua của hàng xuất khẩu và ghi:

Nợ TK 632: giá vốn hàng bán.

- Đối với Doanh thu hàng xuất khẩu, kế toán ghi:

Nợ TK: 111(2), 112(2), 131 tổng số tiền hàng xuất khẩu (theo tỷ giá ghi sổ) Nợ TK 635: (lỗ tỉ giá)

Có TK 515: (lãi tỷ giá)

Có TK 511: doanh thu hàng xuất khẩu tính (theo tỷ giá thực tế) - Đối với số thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi:

Nợ TK 511: ghi giảm doanh thu hàng xuất khẩu. Nợ TK 333 (3333) số thuế phải nộp.

- Khi nộp thuế xuất khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 333 (3333 - Thuế xuất khẩu): Có TK 111(1), 112(1), 311...

- Trường hợp phát sinh các chi phí trong quá trình xuất khẩu: Nếu chi phí bằng ngoại tệ, kế toán ghi:

Nợ TK 641 (theo tỷ giá thực tế)

Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Nợ TK 635: (lỗ tỷ giá)

Có TK 515: (lãi tỷ giá)

Có TK 111 (1), 112 (2), 333(1)...: (theo tỷ giá ghi sổ) Đồng thời kế toán ghi có TK 007

- Nếu chi bằng tiền Việt Nam, kế toán ghi Nợ TK 641: ghi tăng chi phí bán hàng

Nợ TK 133 (1331) thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Có TK 111(1) 112(1), 331...,

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán thương mại dịch vụ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w