Tài khoản và phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán thương mại dịch vụ (Trang 67 - 73)

Kế toán xuất nhập khẩu

2.2.2.2. Tài khoản và phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.

Để phản ánh cửa hàng nhập khẩu, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau đây: Tài khoản 151 "Hàng mua đang đi đường", tài khoản 156 "Hàng hoá",... nội dung phản ánh, kết cấu cơ bản của các tài khoản này đã được giới thiệu trong kế toán doanh nghiệp.

Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

Căn cứ vào số tiền ký quỹ, kế toán ghi: Nợ TK 144: số tiền ký quỹ (tỷ giá ghi sổ).

Có TK 112 (1122): số ngoại tệ dùng ký quỹ tại ngân hàng. Đồng thời ghi Có TK 007.

- Trường hợp doanh nghiệp vay ngân hàng để ký quỹ, kế toán ghi. Nợ TK 144: số tiền ký quỹ (tỷ giá ghi sổ)

Có TK 311: số ngoại tệ vay dùng ký quỹ tại ngân hàng.

- Khi doanh nghiệp nhận được bộ chứng từ thanh toán và các chứng từ ngân hàng có liên quan, kế toán sẽ lưu bộ chứng từ vào tập hồ sơ "Hàng mua đang đi đường". Nếu cuối tháng hàng nhập khẩu vẫn chưa về, kế toán ghi:

Nợ TK 151: trị giá mua của hàng nhập khẩu đang đi đường (theo tỷ giá thực tế). Nợ TK 635: phần chênh lệch về tỷ giá (nếu tỷ giá ghi sổ > tỉ giá thực tế), hoặc: Có TK 515: phần chênh lệch lãi tỷ giá (tỉ giá ghi sổ < tỉ giá thực tế).

Có TK 144: số tiền ký quỹ

Có TK liên quan: TK 111(2), 112(2)...: (theo tỷ giá ghi sổ)

Có TK 331: số tiền hàng nhập khẩu còn nợ người bán (theo tỷ giá ghi sổ).

Trường hợp trong tháng hàng nhập khẩu về, doanh nghiệp tiến hành kiểm nhận hàng hoá và căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán ghi:

* Nợ TK 156 (1561): trị giá mua của hàng nhập khẩu nhập kho (theo tỷ giá thực tế). Nợ TK 157: trị giá mua của hàng nhập khẩu gửi bán thẳng (theo tỷ giá thực tế). Nợ TK 632: trị giá mua của hàng nhập khẩu nếu gửi bán thẳng.

Nợ TK 635: (nếu lỗ tỉ giá).

Có TK 151: trị giá mua của hàng nhập khẩu (tỉ giá thực tế). Có TK 515: (nếu lãi tỉ giá).

Có TK 144, 111(2), 112(2), 331: (tỷ giá ghi sổ). * Kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp:

Nợ TK liên quan 151, 156(1), 157, 632: thuế nhập khẩu phải nộp tính vào trị giá mua thực tế của hàng nhập khẩu.

Có TK 333 (3333): thuế nhập khẩu phải nộp về hàng nhập khẩu. * Kế toán phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp:

+ Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với hàng nhập khẩu dùng vào hoạt động kinh doanh chịu thuế GTGT, kế toán ghi:

Có TK 333(1) (33312): thuế GTGT của hàng nhập khẩu.

+ Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc nhập khẩu dùng vào hoạt động kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT hay dùng vào hoạt động sự nghiệp, văn hoá, phúc lợi,... được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu được tính vào trị giá hàng hoá nhập khẩu, kế toán ghi:

Nợ TK 151, 156(1), 157, 632: thuế giá trị gia tăng phải nộp tính vào trị giá mua thực tế của hàng nhập khẩu.

Có TK 333 (33312): số thuế giá trị gia tăng phải nộp về hàng nhập khẩu. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng, số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, kế toán ghi:

Nợ TK 151, 156(1), 157, 632: thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tính vào trị giá mua thực tế của hàng nhập khẩu.

Có TK 333 (3332): số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp về hàng nhập khẩu. Khi nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu, căn cứ vào các chứng từ nộp thuế, kế toán ghi:

Nợ TK 333 (chi tiết từng loại số thuế đã nộp). Có TK 111, 112...: số tiền thuế đã nộp.

Đối với các khoản chi phí phát sinh trong khâu nhập khẩu, kế toán ghi: + Nếu chi bằng tiền Việt Nam:

Nợ TK 156 (1562): ghi tăng chi phí thu mua hàng nhập khẩu. Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).

Có TK 111(1), 112(1), 331...: tổng giá thanh toán. + Nếu chi bằng ngoại tệ:

Nợ TK 156 (1562): ghi tăng chi phí thuế mua hàng nhập khẩu theo tỷ giá thực tế.

Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Nợ TK 635: (Lỗ tỷ giá).

Có TK 111(2), 112(2), 331...: tổng giá thanh toán (theo tỷ giá ghi sổ) Có TK 515: (lãi tỉ giá).

Trường hợp hàng đã nhập khẩu nhưng vì một lý do nào đó phải trả lại hay tái xuất sang nước thứ ba, DN được hoàn lại thuế nhập khẩu, thuế GTGT đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu:

Đối với trị giá hàng nhập khẩu trả lại, kế toán ghi.

Nợ TK 331: trị giá hàng trả lại giá mua không thuế (theo tỷ giá thi sổ) Nợ TK 635: (lỗ tỷ giá).

Có TK 151, 156, 157...: trị giá mua thực tế của hàng nhập khẩu trả lại (theo tỷ giá thực tế): có TK 515 (lãi tỉ giá).

Đối với số thuế nhập khẩu được hoàn lại, kế toán ghi.

Nợ TK 333 (3333) - Thuế nhập khẩu: được hoàn lại trừ vào số thuế còn phải nộp.

Nợ TK 111, 112...: số thuế nhập khẩu được hoàn lại.

Có TK 151, 152, 156, 157...: số thuế đã nộp được hoàn lại. Đối với thuế GTGT của hàng nhập khẩu được hoàn lại, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 333(1): số thuế GTGT được hoàn lại bằng tiền hay trừ vào số phải nộp.

Có TK 133(1): số thuế GTGT hàng nhập khẩu được hoàn lại. Trường hợp nhầm lẫn trong việc kê khai, số thuế bị truy thu, kế toán ghi: Nợ TK 151, 152, 153, 156, 157...

Có TK 333 (3333): số thuế nhập khẩu bị truy thu. Trường hợp bị truy thu thuế nhập khẩu do gian lận: Nợ TK 811: chi phí khác.

Nợ TK 151, 152, 153, 156,... Tính vào trị giá hàng nhập. Có TK 333 (3333): Số thuế nhập khẩu bị truy thu.

(1) Ngày 1/3/N Công ty X nhập lô hàng của Công ty Y Hàn Quốc, có giá CIF Hải phòng là 50.000USD, thuế nhập khẩu 20%, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 10% - Hàng đã được kiểm nhận và nhập kho, Công ty chưa thanh toán tiền. Tỉ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố là 16.000VNĐ/USD.

(2) Ngày 10/3/N, công ty đã dùng TGNH để nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT. (3) Chi phí vận chuyển của lô hàng nói trên là 10.000VNĐ, Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt.

(4) Ngày 20/3/N, Công ty đã dùng TGNH bằng ngoại tệ để trả cho Công ty Y Hàn Quốc. Tỷ giá giao dịch liên bình quân ngân hàng là 16.100VND/USD; Tỉ giá ghi sổ của TK. TGNH ngoại tệ là 16.050VND/USD.

(5) Do thanh toán sớm tiền hàng, Công ty đã được hưởng chiết khấu thanh toán 2% trên tổng giá thanh toán; Công ty đã nhận được bằng tiền gửi NH (VNĐ).

(6) Ngày 2/4/N, Công ty xuất gửi bán 1 lô hàng cho Công ty C Trung Quốc, trị giá xuất kho là 700.000;

(7) Ngày 10/4/N, Công ty nhận được thông báo, hàng đã làm xong thủ tục Hải quan, trị giá bán 60.000USD, thuế xuất khẩu 10%, thuế GTGT 0%, tỉ giá giao dịch liên bình quân ngân hàng là 16.000VND/USD.

(8) Ngày 15/4/N, Công ty đã dùng TGNH (VND) để nộp số thuế nói trên.

(9) Ngày 20/4/N, Công ty nhận được giấy báo có của NH về số tiền Công ty C đã thanh toán cho số hàng xuất khẩu. Tỉ giá giao dịch liên bình quân các ngân hàng là 16.000 VND/USD.

Dựa vào số liệu, tài liệu đã cho, kế toán định khoản như sau: (1a) Phản ánh nhập kho lô hàng

Nợ TK 156 (1561): 960.000 Có TK 331 Y: 800.000 Có TK 333 (3): 160.000 (1b) Phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu:

Có TK 333 (33312): 96.000 (2) Phản ánh nộp thuế Nợ TK 333 (3): 160.000 Nợ TK 333 (33312): 96.000 Có TK 112: 256.000 (3) Phản ánh chi phí vận chuyển: Nợ TK 156(2): 10.000 Có TK 111: 10.000 (4) Phản ánh số tiền trả cho khách hàng Nợ TK 331 Y: 800.000 Nợ TK 635: 2.500 Có TK 112 (2): 802.500 Đồng thời ghi có TK 007: 50.000USD

(5) Phản ánh chiết khấu thanh toán được hưởng Nợ TK 112: 16.000

Có TK 515: 16.000 (6) Phản ánh hàng xuất gửi bán

Nợ TK 157: 700.000

Có TK 156 (1): 700.000 (7a) Kế toán phản ánh doanh thu:

Nợ TK 131 C: 960.000 Có TK 511: 960.000

(7b) Kế toán phản ánh thuế xuất khẩu phải nộp: Nợ TK 511: 96.000

Có TK 333 (3): 96.000 (8) Nợ TK 333(3): 96.000

Có TK 112: 96.000

Nợ TK 112 (2): 966.000 Có TK 131 C: 960.000 Có TK515: 6.000

* Đồng thời ghi nợ TK 007: 60.000USD

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán thương mại dịch vụ (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w