Đặc điểm kinh doanh bưu điện:

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán thương mại dịch vụ (Trang 105 - 106)

Đặc điểm kế toán chi phí, giá thành, doanh thu và xác định kết quả của các doanh nghiệp dịch vụ

3.2.1. Đặc điểm kinh doanh bưu điện:

Kinh doanh bưu điện là loại hình kinh doanh đặc biệt, bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau:

- Kinh doanh bưu chính (BC); - Kinh doanh viễn thông (VT); - Phát hành báo chí (PHBC); - Hoà mạng, chuyển dịch máy; - Tiết kiệm bưu điện;

- Tư vấn, thiết kế;

- Xây dựng công trình (giống doanh nghiệp xây lắp, do vậy sẽ không được đề cập ở nội dung trên).

Kinh doanh bưu điện có những đặc điểm riêng biệt, do vậy việc tổ chức kế toán chi phí, giá thành, doanh thu và xác định kết quả cần phải tính đến các đặc điểm riêng biệt này:

- Đặc điểm về tổ chức quản lý: Hiện tại, ngành bưu điện tổ chức hạch toán toàn ngành. Để thực hiện một số nghiệp vụ kinh tế nào đó, cần phải có sự tham gia của nhiều

bộ phận, nhiều đơn vị ở nhiều cấp khác nhau: Quận (Huyện), Thành phố (Tỉnh) và ở Trung ương. Như vậy chi phí sẽ phát sinh ở tất cả các bộ phận, các đơn vị, nhưng doanh thu lại chỉ phát sinh ở một số bộ phận, đơn vị nhất định, do vậy việc xác định kết quả kinh doanh phải tổ chức theo toàn ngành. Theo cơ cấu tổ chức hiện tại, Bộ Bưu chính Viễn thông là cơ quan quản lý Nhà nước về Bưu chính Viễn thông. Về kinh doanh BCVT, Bưu điện Huyện (Quận) là đơn vị trực thuộc Bưu điện Tỉnh (Thành phố), còn Bưu điện Tỉnh (Thành phố) là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông.

- Đặc điểm về qui trình sản xuất kinh doanh: Quy trình sản xuất kinh doanh của bưu điện đồng thời cũng là quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, lao vụ cho khách hàng, do vậy không phát sinh sản phẩm dở dang, không có nhập kho sản phẩm (loại trừ các xí nghiệp sản xuất, các đơn vị lắp ráp, xây dựng không được đề cập ở nội dung này).

- Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm của dịch vụ bưu điện thường không may hình thái vật chất cụ thể. Việc đánh giá kết quả có thể thông qua khối lượng sản phẩm, lao vụ đã được thực hiện của từng nghiệp vụ kinh doanh bưu điện, ví dụ khối lượng bưu phẩm, thư, báo đã chuyển, số gọi đàm thoại v.v...

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán thương mại dịch vụ (Trang 105 - 106)