ACB được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết kể từ ngày 31/10/2006 theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN.
Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
Mã chứng khoán: ACB
Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu
Số lượng chứng khoán niêm yết hiện nay: 77.975.325 cổ phiếu 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức NHTMCP Á Châu
Hiện nay, cơ cấu quản lý của ACB bao gồm 7 khối nghiệp vụ, đó là:
+ Khối khách hàng cá nhân: trong đó các bộ phận chuyên trách nghiên cứu, thẩm định kiểm tra xét duyệt và triển khai các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cá nhân.
+ Khối khách hàng doanh nghiệp: thẩm định, kiểm tra, xét duyệt và thực hiện các nghiệp vụ cho khách hàng doanh nghiệp, mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng doanh nghiệp ngày càng cao thông qua các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp.
+ Khối ngân quỹ: Kiểm tra thực thu thực chi, chịu trách nhiệm bảo quản tiền và vàng, thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng và kinh doanh vốn.
+ Khối phát triển kinh doanh: Xây dựng chiến lược và kế hoạch cho các đơn vị sao cho phù hợp với chiến lược phát triển chung nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng. Tổ chức theo dõi, đánh giá chất lượng hoạt động của đơn vị đối với khách hàng nội bộ và phản ứng của thị trường.
+ Khối vận hành: Giám sát các hoạt động điều hành của Ngân hàng, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, phù hợp với các quy định của pháp luật và của ACB.
+ Khối quản trị nguồn lực: Hoàn thiện và phát triển nguồn lực cho ACB.
+ Trung tâm công nghệ thông tin: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình kế hoạch phát triển công nghệ thông tin, xây dựng quy trình nghiệp vụ, tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn, đào tạo Ngân hàng điện tử cho nhân viên ACB.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB (ĐVT: Tỷ đồng) So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Doanh thu 6.405,1 12.114 11.899,1 5.708,9 89,13% -214,9 -1,77% Chi phí 4.278,3 9.553,4 9.060,9 5.275,1 123,3% -492,5 -5,16% Lợi nhuận trước
thuế 2.126,8 2.560,6 2.838,2 433,8 20,4% 277,6 10,84% Thuế và các khoản
phải nộp 366,8 349,8 637 -17 -4,63% 287,2 82,1%
Lợi nhuận sau thuế 1.760 2.210,8 2.201,2 450,8 25,61% -9,6 -0,43%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008, 2009 của ACB
So với năm 2007 thì doanh thu của Ngân hàng năm 2008 tăng lên đáng kể. Năm 2007, doanh thu đạt 6.405,1 tỷ đồng, năm 2008 tăng 89,13% so với năm 2007 đạt 12.114 tỷ đồng. Doanh thu tăng mạnh phần lớn là nhờ vào các khoản thu nhập lãi, thu nhập từ hoạt động dịch vụ, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, thu nhập cổ tức từ góp vốn, mua cổ phần và các khoản đầu tư dài hạn tăng lên đáng kể. Chi phí theo đó cũng tăng lên khá cao, năm 2007 là 4.278,3 tỷ đồng, đến năm 2008 là 9.553,4 tỷ đồng, tăng 123,3% so với năm 2007 là do chi phí lãi, chi phí quản lý chung tăng mạnh và hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh bị lỗ. Tuy nhiên, sang năm 2009 thì doanh thu và chi phí của Ngân hàng lại có phần giảm so với năm 2008 nhưng không đáng kể. Doanh thu năm 2009 đạt 11.899,1 tỷ đồng, giảm 1,77% so với năm 2008, chi phí là 9.060,9 tỷ đồng, giảm 5,16% so với năm 2008, chủ yếu là vì thu nhập từ lãi và chi phí lãi giảm.
Qua các năm, ta thấy lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đều tăng lên. Năm 2007, lợi nhuận trước thuế đạt 2.126,8 tỷ đồng. Năm 2008, lợi nhuận trước thuế là 2.560,6 tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2007. Năm 2009, chỉ tiêu này đạt mức 2.838,2 tỷ đồng, tăng 10,84% so với năm 2008. Nhìn chung, lợi nhận trước thuế của Ngân hàng qua các năm đều vượt mức kế hoạch (kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2007 là 1.500 tỷ đồng, năm 2008 là 2.500 tỷ đồng, năm 2009 là 2.700 tỷ đồng). Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng không ngừng tăng trưởng cùng với việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả đã làm cho lợi nhuận của Ngân hàng không ngừng tăng lên.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế năm 2008 cũng tăng lên so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 1.760 tỷ đồng, năm 2008 đạt 2.210,8 tỷ đồng, tăng 25,61% so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009 thì chỉ tiêu này chỉ đạt 2.201,2 tỷ đồng, giảm 0,43% so với năm 2008 vì Ngân hàng phải nộp thuế và các khoản phải nộp nhiều hơn so với năm 2007, 2008.
Hình 2.2: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của ACB (ĐVT: Tỷ đồng)
1,760.0 2,210.8 2,201.2 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2007 2008 2009
Nhìn chung, ba năm vừa qua là thời gian rất khó khăn của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là ngành Ngân hàng nhưng kết quả hoạt động của ACB đều mang lại lợi nhuận cao. Điều này đã khẳng định được vị thế của ACB trên thị trường Tài chính Ngân hàng Việt Nam, thích nghi và vượt qua được những khó khăn để phát triển nhanh và bền vững, hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra.
2.1.3. Mục tiêu phát triển trong năm 2010
Năm 2010 có khó khăn nhưng cơ hội cũng không ít, vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là làm thế nào đáp ứng yêu cầu của tình hình mới và tiếp tục tiến bước trên con đường thực hiện mục tiêu chiến lược. Riêng với ACB, việc đa dạng hoá thu nhập tiếp tục là trọng tâm trong năm nay của ACB. Đồng thời, ACB sẽ điều chỉnh chích sách khách hàng và nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng để tăng thu nhập từ lãi. ACB cũng sẽ phát triển các dịch vụ mới và đặc biệt cải tổ hoạt động thẻ nhằm tạo tiền đề cho việc mở rộng thị phần và tăng nguồn thu phí dịch vụ. Bên cạnh đó, ACB sẽ tiếp tục kiện toàn năng lực của bộ máy ngân hàng bằng việc trả lương theo năng suất, cải tiến giáo trình và tuyển dụng để đảm bảo tìm đúng người và phân công đúng việc. Mục tiêu của những việc này là để mỗi thành viên của tổ chức phát huy được tối đa năng lực của mình.
Bảng 2.2: Các mục tiêu chủ yếu năm 2010 của ACB
Chỉ tiêu
Vốn điều lệ đạt: 9.337 tỷ đồng
Tổng tài sản đạt: 210.000 tỷ đồng
Huy động tiền gửi khách hàng đạt: 170.000 tỷ đồng
Dư nợ cho vay khách hàng đạt: 96.000 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế đạt: 3.600 tỷ đồng
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt:
2.700 tỷ đồng
Tỷ lệ cổ tức đạt: 24,5%
ROE bình quân đạt: 36%
ROA bình quân đạt: 1,9%
Nguồn: http://www.acb.com.vn/tintuc (Đại hội đồng cổ đông ACB 10/04 2010)
Với phương châm “Quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởng bền vững”, ACB tiếp tục tập trung phát huy những lợi thế có sẵn, đẩy mạnh hơn các hoạt động kinh doanh để thực hiện thành công kế hoạch năm 2010 mà Hội đồng quản trị cổ đông thông qua, hướng đến mục tiêu trở thành 1 trong 3 tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam vào năm 2020.
2.2. Giới thiệu về NHTMCP Á Châu – PGD Điện Biên Phủ
2.2.1. Vài nét về ACB – PGD Điện Biên Phủ
2.2.1.1.Việc thành lập
Ngày 06/09/07, Ngân hàng ACB đã đưa vào hoạt động phòng giao dịch Điện Biên Phủ tại địa chỉ 331 Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, TP.HCM. Trong ngày khai trương, phòng giao dịch đã huy động được 24 tỷ đồng. Phòng giao dịch Điện Biên Phủ hiện trực thuộc chi nhánh Kỳ Hoà.
Khách hàng đến giao dịch tại đây có thể gửi và rút tiền ở mọi nơi trong toàn hệ thống ACB; được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (home banking, phone banking, internet banking, mobile banking) và các sản phẩm dịch vụ khác của ACB.
2.2.1.2.Cơ cấu tổ chức
Chức năng của các bộ phận
Bộ phận kinh doanh
- Nhân viên R/A, C/A: thẩm định khách hàng và trình cấp trên phê duyệt.
- Nhân viên PFC: tìm kiếm khách hàng và tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng.
Bộ phận giao dịch
- Kiểm soát giao dịch: chịu trách nhiệm về hoạt động giao dịch tiền gửi, thực hiện công tác huy động vốn
- Nhân viên dịch vụ khách hàng (CSR): Hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
- Giao dịch viên (Teller): Thực hiện công tác liên quan đến hoạt động giao dịch tiền gửi của khách hàng.
- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng vay, khách hàng có nhu cầu rút lãi và vốn gốc tiền gửi.
Bộ phận hỗ trợ
- Loan CSR: Tiếp khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, lập hợp đồng tín dụng và quản lý khoản vay.
- Nhân viên pháp lý chứng từ (LDO): Thực hiện thủ tục công chứng tài sản thế chấp, cầm cố, đăng ký giao dịch bảo đảm.
Hình 2.3 : Mô hình tổ chức ACB – PGD Điện Biên Phủ
2.2.2. Những sản phẩm dịch vụ điển hình tại ACB-PGD Điện Biên Phủ
Phòng giao dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho khách hàng đầy đủ các sản phẩm dịch vụ của ACB. Song, do mới thành lập từ năm 2007 và là Phòng giao dịch nên quy mô chưa đủ lớn, vì vậy khách hàng đến giao dịch ở đây chủ yếu là gửi tiền tiết kiệm, thanh toán hoá đơn, chuyển tiền trong nước, vay tiêu dùng… các giao dịch thanh toán quốc tế và kinh doanh tiền tệ còn hạn chế.
2.2.2.1. Quản lý tiền mặt Thanh toán hóa đơn Thanh toán hóa đơn
Chỉ cần khách hàng cung cấp mã số của mình tại Công ty Điện lực hoặc giấy báo tiền điện, họ sẽ được ACB hỗ trợ thanh toán tiền điện cho Công ty Điện lực qua hai hình thức : nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản nhanh chóng và thuận lợi. Với dịch vụ thanh toán định kỳ, ACB thực hiện
Th qu Teller CSR Loan CSR Pháp lý ch ng t BP H Tr BP Giao D ch KSV giao d ch B ph n nghi p v B ph n kinh doanh Th qu Th qu Th qu Th qu Th qu Giám đ c Phĩ giám đ c (ki m sốt viên tín d ng)
thanh toán đều đặn từ tài khoản thanh toán của khách hàng cho nhiều mục đích khác nhau : thanh toán tiền điện, đóng phí bảo hiểm...trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng.
Thanh toán lương tự động
Dịch vu chi hộ lương kết hợp với dịch vụ rút tiền tự động (ATM) cung cấp cho khách hàng giải pháp thanh toán lương hoàn hảo, thực hiện chỉ thị của chính phủ về việc trả lương qua tài khoản. Ngân hàng trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp chuyển vào tài khoản của từng nhân viên theo danh sách lương. Nhân viên của doanh nghiệp sẽ rút tiền tại máy ATM của ngân hàng. Lợi ích khi sử dụng thẻ là họ vừa khỏi bảo quản, cất giữ tiền mặt vừa tiết kiệm được tiền lương.
Thu chị hộ tiền mặt
Ngân hàng sẽ đến địa điểm khách hàng yêu cầu để thu chi hộ tiền mặt. Dịch vụ này giúp khách hàng giảm thiểu chi phí và rủi ro nếu phải vận chuyển tiền mặt đến nộp cho ngân hàng.
2.2.2.2. Tiền gửi
Tiền gửi thanh toán
Với tài khoản tiền gửi thanh toán, khách hàng có thể nhận tiền chuyển khoản từ các ngân hàng khác chuyển đến hoặc viết Sec, chuyển tiền để thanh toán hàng hóa dịch vụ. Ngoài ra, khách hàng có thể được cấp hạn mức thấu chi, đảm bảo mở thẻ tín dụng và được xác nhận tài chính khi đi dụ lịch, học tập ở nước ngoài.
Tiền gửi tiết kiệm
Với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng có thể rút vốn trước hạn (nhưng sẽ được tính lãi suất không kỳ hạn). Khách hàng được chuyển quyền sở hữu khi sổ tiết kiệm chưa đến hạn thanh toán để bảo toàn lãi.
Ngoài ra, với tiền gửi tiết kiệm, khách hàng được đảm bảo vay vốn, mở thẻ tín dụng hay bảo lãnh người thứ ba vay vốn tại ACB. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm còn dùng để xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng hoặc thân nhân đi du lịch, học tập ở nước ngoài.
2.2.2.3. Sản phẩm tín dụng Cho vay ngắn hạn Cho vay ngắn hạn
Sản phẩm tín dụng này thích hợp với những khách hàng cần bổ sung vốn lưu động cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của mình, bao gồm:
- Thanh toán trong nước tiền nguyên nhiên liệu, tiền lương, công cụ sản xuất, mua hàng hoá kinh doanh, chi phí thuê thiết bị, chi phí thanh toán cho nhà thầu, tiền thuê xuất nhập khẩu…
- Thanh toán nước ngoài tiền nhập khẩu nguyên vật liệu - Tài trợ xuất khẩu ( thu mua hàng xuất khẩu…)
Cho vay trung dài hạn
Các hình thức tín dụng trung dài hạn ACB cung cấp cho khách hàng bao gồm: Cho vay đầu tư xây dựng mới; cho vay đầu tư mở rộng, đầu tư thiết bị bổ sung; cho vay trả nợ nước ngoài; cho vay các phương án kinh doanh có thời hạn trên một năm (thi công chậm, bán hàng trả chậm…)
Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân
Khi chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao thì việc khách hàng tìm đến ngân hàng không chỉ đơn thuần sử dụng các sản phẩm truyền thống như vay tiền hay gửi tiền mà còn yêu cầu được phục vụ một cách toàn diện nhất. Nắm bắt được nhu cầu này, ACB thành lập Đội ngũ Tư vấn tài chính cá nhân PFC (Personal Finance Consultant) đến tận nơi tư vấn trực tiếp khách hàng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. PFC tư vấn
các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu, khả năng của từng khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn tất thủ tục nhanh chóng và thuận tiện, cung cấp thường xuyên đến khách hàng những thông tin tài chính mới nhất và thật sự hữu ích cho những kế hoạch kinh doanh và chi tiêu của khách hàng.
2.2.2.4. Chuyển tiền
Nhận và chuyển tiền trong nước
Với hệ thống mạng lưới ACB phủ đều rộng khắp giúp khách hàng chuyển tiền một cách nhanh chóng, tiện lợi và an toàn ở bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam. Việc áp dụng thành công công nghệ tin học TCBS (The Complete Banking Solution) cho phép giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống ACB. Khách hàng có thể gửi tiền một nơi, nhận tiền ở nơi khác hoặc chuyển tiền vào tài khoản trong hệ thống ACB được thực hiện ngay trong chốc lát. Nếu khách hàng nhận tiền chuyển tới bằng Chứng minh nhân dân, ACB sẽ thông báo tiền chuyển về bằng thư hoặc điện thoại. Khách hàng có tài khoản hay không có tài khoản tại ngân hàng đều có thể nhận tiền chuyển đến, không cần khai báo nguồn gốc tiền chuyển đến.
Nhận và chuyển tiền ra nước ngoài
Ngân hàng Á Châu cung cấp cho khách hàng dịch vụ nhận tiền chuyển từ nước ngoài giúp khách hàng có thể nhận tiền mặt hay nhận tiền chuyển khoản từ các ngân hàng nước ngoài chuyển về thông qua ACB. Khách hàng có thể nhận ngoại tệ mặt (USD, EUR) hoặc bán lại ngoại tệ cho ACB để nhận VND. Đối với số ngoại tệ chuyển về khác USD hoặc EUR, nếu không bán ngoại tệ để nhận VND, khách hàng có thể đề nghị chuyển đổi số ngoại tệ chuyển về để nhận bằng USD hoặc EUR.
Đối với dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài, khách hàng có thể chuyển tiền đến bất cứ ngân hàng nào ở nước ngoài một cách nhanh chóng và an toàn thông qua hệ thống chuyển tiền quốc tế SWIFT. Quý khách có thể nộp ngoại tệ mặt để chuyển tiền hoặc chuyển khoản từ tài khoản ngoại tệ của mình tại ngân hàng và có thể chuyển tiền bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau. Ngoài ra, dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài qua hệ thống mạng Western Union giúp khách hàng có thể chuyển tiền đến các nước trên thế giới chỉ trong vòng 10 phút.
2.2.2.5. Thanh toán quốc tế
Về thanh toán quốc tế tại Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, sản phẩm phổ biến là chuyển tiền đi bằng điện (T/T). Với sản phẩm dịch vụ