Ngôn ngữ giàu chất hiện thực đời thường

Một phần của tài liệu vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 84 - 85)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.1. Ngôn ngữ giàu chất hiện thực đời thường

Ngôn ngữ trong dòng văn học nữ bao giờ cũng là ngôn ngữ thể hiện chính những trải nghiệm cá nhân của giới nữ. Điều này rất đúng với nhà văn Thùy Dương. Vốn là một phụ nữ bình dị, lớn lên từ gốc rạ, bờ tre bên những người dân quê hiền lành, chát phác, bản thân Thùy Dương lại là một người viết văn đầy trải nghiệm, cộng với một "kho" văn hóa dung dị, chất liệu cuộc sống đời thường đã đi vào sáng tác của chị một cách tự nhiên mà chân thật. Ở rất nhiều tác phẩm, các từ ngữ đời sống được nhà văn vận dụng linh hoạt để tạo ra một thế giới thực trong văn chương. Tuy nhiên, đây không phải là sự sao chép máy móc, mà được Thùy Dương sáng tạo theo cảm nhận tinh tế của chị. Người đọc sẽ gặp giọng điệu của nhiều kiểu người trong tiểu thuyết của Thùy Dương: "Em là em không muốn lên. Nhưng cơ mà nhà em không chịu,

nói không theo nếu tôi thế nào đừng trách…" [6, 11] là giọng của cô Huê -

người nhà quê mới ra phố; "…bà thích làm việc, buôn dưa lê với khách. Anh định cùm bà ở nhà cho rách việc à. Buôn thúng bán mẹt có gì xấu mà phải sĩ diện. Tôi với anh ở bên kia chẳng ngày ngày phơi mặt lê chân bán hàng ở chợ

là gì. Sĩ diện" [6, 69] là lời của vợ cậu cả - người chi ly tính toán tiền nong;

hay là lời của cánh nhà báo: "Làm báo mà cứ hai chân đút gầm bàn ấy à - là

loại báo hại. Muốn viết được hay thì phải biết sống hay" [6, 73]…

Bên cạnh cách nói dân dã, đời thường, Thùy Dương còn sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, những câu nói, bài hát ru, hát vè… là "ngữ liệu" được chị đưa vào đối thoại nhằm gia tăng tính thuyết phục cho lời nói và làm mới cho ngôn ngữ dân gian truyền thống. Một loạt thành ngữ như: "ăn trắng mặc trơn", "rổ rá cạp lại", "có đi có lại mới toại lòng nhau", "há miệng mắc

quai" , "lo bò trắng răng" [6]; "cái sảy nảy cái ung", "hỏng cả chì lẫn chài",

"tan cửa nát nhà", "vơ đũa cả nắm", "án binh bất động", "được đằng chân

thò chai rượu", "ngậm bồ hòn làm ngọt", "cá không ăn muối cá ươn", "ăn đời

ở kiếp", "sẻ đàn tan nghé" [8]… Đến các câu ca dao dù không xa lạ với độc

giả nhưng lại rất ấn tượng: "Xã viên làm việc bằng hai,Để cho chủ nhiệm xây

nhà, xây sân, Xã viên làm việc chuyên cần, Để cho chủ nhiệm xây sân, xây

nhà" [6]; "Trời mưa bong bóng phập phồng,Mẹ đi lấy chồng con ở với ai" [7,

242]; "Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan" [7, 195]; "Sông sâu cá lội biệt tăm, Phải duyên chồng vợ ngàn năm vẫn chờ"[8, 269]; "Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần" [7, 310]… Các câu Tục ngữ được vận dụng cũng rất phong phú: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" [6]; "Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào" [8, 146]; "con không chê cha mẹ khó, chó

không chê chủ nghèo" [8, 241] … Rồi đến những câu hát, câu vè: "Tập tầm

vông con công nó múa nó múa làm sao nó chụm chân vào nó xòe cánh ra, a

chị em chúng ta nhún chân cho dẻo dẻo vẫy tay cho khéo khéo…" [6];

hay"…Mẹ đi cấy đồng sâu lâu về - bắt được con trắm con trê - cầm cổ lôi về

nấu nướng cho cái ngủ ăn - cái ngủ không ăn để dành đến Tết - Mèo già ăn - vụng mèo ốm phải đòn - mèo con phải vạ - con quạ đứt đuôi - con ruồi đứt cánh - đòn gánh mất mấu - củ ấu mất sừng - bánh chưng mất lá - con cá mất vây - ông thầy mất sách - Thợ mạch mất dao - thợ rào mất búa - xay lúa mất

giằng - đầu làng mất cổng - cuối làng mất cái ao to…" [8, 125]…Có thể

khẳng định, với ngôn ngữ đời thường, đậm chất dân gian, Thùy Dương đã phác họa trong văn của mình không chỉ nét sinh động, gần gũi của cuộc sống đời thường, mà qua đó còn biểu hiện một thế giới quan khá ấn tượng qua cách nói năng, so sánh, ví von, sử dụng nhiều ca dao, tục ngữ, những câu hát, câu vè…đó là kiểu ngôn ngữ riêng của phái nữ và cũng là cách tư duy, lý giải sự việc thường chỉ có ở người phụ nữ mà thôi.

Một phần của tài liệu vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)