Bi kịch trong cuộc sống

Một phần của tài liệu vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 36 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.1. Bi kịch trong cuộc sống

Sau năm 1975, đất nước được thống nhất, một giai đoạn lịch sử mới của dân tộc được mở ra: nhân dân bước vào xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Bi kịch đã xuất hiện từ cuộc sống mới này. Thùy Dương nhận thấy "Bước ra từ một cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, dường như chúng ta rơi vào cái bẫy của chính mình mà không biết. Sự ngổn ngang rạn vỡ bày ra trên nhiều phương diện. Nỗi bất an thường trực trong cuộc sống và tính

người đang đứng trước sự thách thức cũng như những cám dỗ chết người" [5].

Chị quan tâm tới số phận con người trong thời kinh tế thị trường, đến tình yêu - hôn nhân khi bị chi phối bởi đồng tiền, tham vọng…và chị đã thể hiện chúng trong tiểu thuyết theo cách rất riêng mà chị cảm nhận.

Trước hết, Thùy Dương đề cập tới bi kịch trong cuộc sống thời mở cửa. "Mở cửa" là từ người ta quen dùng khi nói về cuộc sống thời kinh tế thị trường với những cái mới từ bên ngoài vào. Nhưng cái mới vào quá nhanh, quá ồ ạt, cái cũ vẫn sừng sững thì sự tồn tại đồng thời ắt dẫn đến sự va đập (tích cực hoặc tiêu cực). Sự va đập mang tới kết quả tiêu cực là bi kịch mà chính con người trong thời đại ấy, xã hội ấy phải chịu. Ở thời kỳ này, tiểu thuyết đã "thể hiện sự nhạy bén về tư duy nghệ thuật trong việc nhận thức tối đa thực trạng suy thoái, băng hoại về mặt đạo đức, nhân cách của con người"

[29]. Thùy Dương đã tái hiện một cách chân thực bi kịch cuộc sống thời mở cửa và gióng lên hồi chuông về sự "tan rữa ra" (chữ dùng của Thùy Dương) trong các mối quan hệ của con người - tất thảy đều chịu sự chi phối của quyền lực, tiền bạc và dục vọng.

Trong cuộc sống của mỗi gia đình, nhà văn đề cập tới sự rạn nứt mối quan hệ cha mẹ - con cái khi tất cả đều lao vào vòng xoáy tham vọng. Đây là bi kịch gia đình nhưng là tiền đề cho bi kịch lớn của xã hội. Hơn một lần chị xót xa cho bi kịch gia đình. Con trai của ông T có "quyền nghiêng thành phố"

bị nghiện hút, được đưa về quê cai nghiện, không chịu nổi phải tự vẫn. Đến lúc ấy, người mẹ mới bừng tỉnh, hối hận thì đã muộn "Mẹ không biết mẹ để tuột con từ lúc nào. Từ khi bố con lên chức? Từ khi tiền cứ chảy vào nhà mình

theo nhiều hướng? Từ khi mẹ còn bận rộn sắm sửa, toan tính?" [7,349].

Người mẹ ấy khóc thương con, trách mình rồi tự hỏi "Cái gì đã khiến con đi

lạc đường? Cái gì đã đẩy con đến nông nỗi này?". Điều khiến cậu bé lạc

đường là thiếu sự chăm sóc của người mẹ và sự dạy dỗ của người cha - những người luôn bận toan tính. Cậu bé non nớt được thả ra giữa xã hội đầy cạm bẫy; nghiện hút, tệ nạn xã hội chẳng sớm thì muộn sẽ tìm tới cậu. Những đứa trẻ ấy không chỉ hủy hoại bản thân mà còn hủy hoại luôn cả người thân của chúng trong những phút giây nông nổi. Người đọc bị ám ảnh bởi nhân vật thằng bé mê chơi điện tử "…về nhà cạy tủ lấy tiền, ông bố đi vào mắng chửi té tát. Ông vừa quay lưng nó vung dao chém ngang, chém dọc. Ông bố đổ xuống, nó kéo vào một góc buồng phủ tạm tấm chăn lên. Hai giờ suy tính, nó đạp xe mua về ba chiếc thùng xốp, lôi chiếc cưa sau nhà mà bố nó hay dùng cưa củi, đóng kín cửa, vặn nhạc Rap to lên và cưa ông bố xấu số ra làm ba khúc. Lèn vào ba chiếc hộp xốp dán băng dính cẩn thận, chằng buộc sau xe

đạp đưa ra sông thảy xuống đúng ba lần" [8, 292]. Chính gia đình ấy, chính

ông bố xấu số ấy đã đẩy đứa con trai tội nghiệp vào con đường phạm tội. Cuộc sống gia đình không làm cho nó hạnh phúc, khiến nó phải đi tìm niềm vui trong một thế giới ảo "hành hiệp giang hồ so tài cao thấp, chém giết nhau như rắn với ngóe…một thế giới không thật mà có sức cuốn hút hơn cả thật"

tiền. Người cha bắt gặp hành động của con, không cần quan tâm sao con mình lại làm thế, chỉ "mắng chửi té tát". Và cậu bé trong lúc nóng giận, không phân biệt được thế giới thực - ảo, chỉ thấy rằng mình bị xúc phạm nên đã hành động như một "anh hùng hành tẩu trên giang hồ". Đến khi bị công an bắt, nó vẫn không ý thức được hết về hành động của mình. Tất cả những lỗi lầm ấy là do thiếu sự chăm lo, dạy dỗ của người lớn. Cuối cùng, đứa con dứt ruột đẻ ra của họ phải chịu bi kịch mà do chính họ gây ra.

Cũng chính vì sự ích kỷ cá nhân của những người làm cha làm mẹ đã khiến cho cháu nội, ngoại của mình không thể ra đời. Nhân vật cô gái trẻ trong Nhân gian đã gào lên trong tuyệt vọng "Mẹ nỡ giết con của con, cháu

của mẹ sao?" [8,248] và "Sao mẹ không lo cho con mà chỉ lo cho thanh danh

thế?" [8, 241] khi cô gái có thai với người yêu là bác sỹ tình nguyện người

Mỹ. Gia đình cô gái không chấp nhận tình yêu của cô và tìm cách phá bỏ cái thai - đứa cháu ngoại của mình. Tất cả việc làm ấy chỉ vì bố cô là Phó chủ tịch tỉnh và sắp được đề bạt lên Chủ tịch. Bi kịch lên tới đỉnh điểm khi cô quyết định "…bố chưa về hưu, con hứa sẽ không có tờ giấy kết hôn nào hết, sẽ

chẳng có đứa cháu ngoại nào của ông bà có mặt trên đời!" [8, 296] để được

sống với người mình yêu. Nhân vật Yên Thao trong Thức giấc cũng từng đau đớn khi nghe mẹ của người yêu mình nói "Nếu cháu có chuyện gì, cứ đến đây tìm bác. Bạn bác là bác sĩ sản khoa viện C. Bác hứa sẽ lo cho cháu. Kín đáo.

Bác phải có trách nhiệm" [7, 115]. Tất cả đều tàn nhẫn, bỉ ổi dưới sức nóng

của địa vị, của tiền bạc. Con người quên mất tình cảm gia đình và những giá trị đạo đức. Kết quả là chính họ, con cái họ phải nhận bi kịch không thể giải quyết được.

Bên cạnh bi kịch gia đình, Thùy Dương còn nhìn thấy bi kịch xã hội cũng xuất phát từ tiền bạc và dục vọng của con người. Đó là sự "xuống cấp" về nhân cách con người, về đạo đức nghề nghiệp; đó là sự đánh mất bản sắc

văn hóa truyền thống của dân tộc; đó là bảo thủ, lạc hậu, trì trệ của một lối mòn trong xã hội và trên hết là sự đảo điên của xã hội đồng tiền.

Nói về sự "xuống cấp" của nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, nhà văn đã thể hiện theo muôn hình vạn trạng: mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, không phân biệt kẻ có học hay không…Ai làm nghề gì thì "ăn" nghề ấy. Ngay cả vị lãnh đạo đứng đầu đất nước cũng không tránh khỏi sa ngã thường tình. Thật buồn khi thấy tình trạng "…cũng vị lãnh đạo ấy về địa phương nào thì cũng là bài ca quen thuộc phải suy nghĩ, suy nghĩ thật thấu đáo để xác định rõ chúng ta phải trồng cây gì, nuôi con gì…Cái bọn doanh nghiệp mới nổi, nhân dịp đục nước béo cò…thì xúm vào các quan chức "trồng cây gì nuôi con gì" để kiếm

chút lộc thừa chính trị" [7, 182-183]. Chẳng thế mà nhà văn đã tổng kết "Giờ

đây chúng ta chỉ có các nhà lãnh đạo mà không có lãnh tụ" [7, 282]. Đến

những người có học hàm học vị như Giáo sư Tiến sĩ khi liên quan đến tiền bạc thì cũng ngã giá như ai "Tôi muốn biết thù lao cho mỗi bài báo như thế là

bao nhiêu - trả cho Giáo sư Tiến sĩ là phải khác với bình thường đấy chứ?" [6,

6]. Rồi đến tầng lớp trí thức như nhà báo, giáo viên, bác sỹ, cán bộ hành chính…cũng "trượt dài" trên con đường tha hóa nhân cách. Nhà báo - người đại diện cho công lý cũng buông xuôi trước thực tế cuộc sống "em thấy tởm cả mình khi ngửa tay nhận những cái phong bì như thế…Tặc lưỡi cho qua.

Nhủ thầm ai ai cũng thế cả. Ít nhất mình không cướp của ai" [6, 126]. Đúng

là họ không "cướp của ai" nhưng tự họ đã cướp đi nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của mình. Giáo viên - người kỹ sư tâm hồn, người đào tạo ra các thế hệ tương lai cho đất nước thì mắc bệnh thành tích "…sợ thằng bé kéo thành tích của lớp cô chủ nhiệm đi xuống. Mà cô thì hơn chục năm nay luôn vào ở tốp giáo viên dạy giỏi của quận…Cô có vẻ không quan tâm, cũng chẳng biết

gì về những thay đổi của nó" [6, 110-111] và thực dụng "cô giáo không thích

Ngay cả đứa trẻ cũng nhận ra điều ấy thì không biết chúng có còn coi trọng lời dạy bảo của thầy cô mình nữa không. Đến thầy thuốc - bác sỹ cũng không tránh được vòng xoáy của cơ chế thị trường. Sự tận tâm của các "lương y như từ mẫu" được đo đếm bằng giá trị đồng tiền họ nhận được. Vì thế mà bệnh nhân người trước rỉ tai cho người sau biết đường mà bồi dưỡng "những người đến trước mách em…bác sỹ thăm bệnh, y tá tiêm, truyền em đều bồi dưỡng"

[6, 138]. Nhất là các cán bộ hành chính - người nắm quyền sinh quyền sát trong tay, họ hiện ra thật chân thực và sinh động "…bà con muốn làm nhanh xin đổ tí dầu bôi trơn là máy chạy phăng phăng…Máy đây là bộ máy hành chính ấy chứ…Chị đứng chính chủ tòa nhà hàng tỉ bạc, cho thằng em xin viên

gạch sứt…" [6, 119]. Có thời nào như cái thời này khi người ta nói chuyện ăn

hối lộ, gợi ý hối lộ một cách thẳng thắn và trơ trẽn đến vậy. Đối với nhân dân thì hạch sách, còn đối với cấp trên thì những cán bộ này ra sức bợ đỡ. Khả năng bợ đỡ "sếp" của các vị này được gọi với cái tên thật ấn tượng "năng lực

nô tài" - "thứ năng lực mới được phát hiện của cán bộ ta" [8, 59] và "đang

được trọng dụng" [8, 109]. Nhà văn nêu ra dẫn chứng cụ thể về một ông tổng

giám đốc "Anh ta đã từng khom lưng nặn mụn ở mông cho ông tổng kia thời ông ta mới còn là Phó. Còn việc xách nước cho ông ấy tắm thì là cơm bữa…Thế rồi ông Phó lên Tổng, anh ta được cất nhắc theo. Giờ lên chức khi

quan thầy về hưu, anh ta quan cách khệnh khạng hơn cả thầy khi trước" [8,

90-91]. Vì địa vị, tiền bạc người ta có thể hạ mình, thậm chí bản rẻ nhân cách. Điều này còn đúng với một bộ phận thanh niên hiện nay chỉ muốn hưởng thụ mà không phải lao động vất vả. Đó là "cậu phóng viên trẻ trong thời gian thử việc ở đâu chạy về, mặt xám ngoét, giọng hổn hển đầy kích động: Em có bài đinh đây rồi. Một em bé chưa đầy hai tuổi bị chính thằng chú họ hiếp dâm.

Em phỏng vấn được bố mẹ cháu ở bệnh viện. Chụp được cả ảnh nữa" [6, 80];

mất nửa giá trị" [6, 80]. Đó là những cô "người mẫu chân dài vậy mà cần

mẫn làm việc trên bụng đàn ông như một ả gái điếm hạng bét" [8, 76]. Tất cả

đều hướng tới danh lợi, địa vị, tiền bạc và sẵn sàng làm mọi việc để đạt được điều mình muốn.

Như vậy, bi kịch đời thường đã cho ta thấy rõ một xã hội đang có nhiều thay đổi mà sự thay đổi lớn nhất là sự xuống cấp của đạo đức con người. Con người ngày càng tha hóa trong suy nghĩ và việc làm của mình. Thay cho nhận định của mình, nhà văn viện dẫn lời của một triết gia người Phổ F.Nietzsche về con người như sau: "các ngươi đã vượt qua con đường dẫn từ loài sâu bọ đến loài người nhưng về nhiều phương diện, các ngươi vẫn là loài sâu bọ. Xưa kia các người đã là loài khỉ và bây giờ nữa, con người còn khỉ hơn bất

luận con khỉ nào" [8, 150]. Đặc biệt, nhà văn nhận thấy “sự tử tế, có học đã

bỏ qua chúng ta lâu lắm rồi” [9, 128] và khẳng định “Thời này là thời của lũ

sâu bọ nhảy lên làm người” [9, 47].

Một phần của tài liệu vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)