Khái niệm nhân vật

Một phần của tài liệu vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 70 - 71)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Khái niệm nhân vật

Nhân vật văn học là một phần quan trọng không thể thiếu của một tác phẩm văn học. Qua nhân vật nhà văn thể hiện được suy nghĩ, cách nhìn của mình về con người và xã hội; còn độc giả sẽ cảm nhận được những gì nhà văn truyền tải qua cách lý giải của mình. Nhân vật văn học vừa là đối tượng nghiên cứu của Lý luận văn học, vừa là phương tiện để tiếp cận quan niệm nghệ thuật về con người của Thi pháp học.

Nhân vật văn học được hiểu là "con người cụ thể trong tác phẩm văn học… Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể

đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống " [6, 235]. Về cơ bản, nhân

vật văn học chính là khái quát của tính cách người - kết tinh của môi trường sống; vì thế nhân vật văn học sẽ "dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống" trong từng tác phẩm cụ thể. Nhân vật văn học còn là chỉnh thể vận động, có tính cách bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính chất quá trình, được miêu tả qua các biến cố, xung đột và mọi chi tiết. Do đó, nhân vật chính là hình thức thể hiện con người trong văn học.

Trong Thi pháp học, nhân vật là phương tiện biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về con người. Đó là "sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các

nội dung và tính khách thể của nhân vật mà quên đi những cảm thụ chủ quan về hình tượng, dẫn đến việc xem nhẹ bản chất sáng tạo của nhà văn. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người chính là "khám phá, phát hiện cách cảm

thụ và biểu hiện chủ quan, sáng tạo của chủ thể" [31, 56] - đối tượng quan

tâm chính của Thi pháp học. Đây là một hướng đi mới khám phá về hình thức bên trong của văn học. "Nhân vật văn học là mô hình về con người của tác

giả" (L.Ghindơbua), nhưng nhân vật văn học và quan niệm nghệ thuật về con

người không phải là một. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người bao quát hơn, rộng hơn khái niệm nhân vật, vì một quan niệm về con người có thể được thể hiện qua nhiều nhân vật.

Có thể thấy, văn học đổi mới trước hết là ở quan niệm nghệ thuật về con người qua cách xây dựng hình tượng nhân vật. Nó "không chỉ thể hiện đời sống và phẩm chất của con người, không chỉ đặt ra và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa con người và con người, giữa con người với tự nhiên, mà quan trọng hơn là tìm hiểu, khám phá và phát hiện ra những

bí ẩn nằm trong chiều sâu, những chiều kích khác nhau của con người" [43]. Tìm

hiểu về nhân vật văn học chính là khám phá hình thức bên trong của tác phẩm nghệ thuật - một phạm trù quan trọng của quan niệm nghệ thuật về con người.

Một phần của tài liệu vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 70 - 71)