Giọng điệu đồng cảm, xót xa

Một phần của tài liệu vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 93 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.2. Giọng điệu đồng cảm, xót xa

Trong tiểu thuyết của Thùy Dương, ngoài giọng điệu mỉa mai châm biếm còn xuất hiện giọng đồng cảm, xót xa - giọng văn nổi trội của nhà văn.

Trước ngang trái, dở dang của cuộc sống, chị thường có cảm xúc mạnh mẽ. Trước hết, chị đồng cảm với những người cùng mang thân phận phụ nữ. Bởi chị hiểu hơn ai hết những nỗi khổ của đàn bà: sinh con, vun vén hạnh phúc, lo toan cho cuộc sống của gia đình…Nhân vật tôi khi sinh cô con gái đầu lòng đã nghĩ "Rồi con sẽ mang đủ nỗi đau của mẹ - của một người đàn bà, khổ

thân con tôi"" [6, 105]. Trong Ngụ cư, ta bắt gặp một giọng đồng cảm, xót xa

của nhà văn được phát triển theo quá trình. Trước sự tan vỡ của gia đình Tuyết, nhà văn trần thuật bằng giọng khách quan, hầu như không tỏ thái độ gì. Nhưng rồi đến lượt Hoa, Lam cũng gặp trắc trở trong cuộc sông gia đình thì sự nhạy cảm của chị đến một cách tự nhiên. Cảm xúc của nhà văn ban đầu chỉ dừng lại ở mức độ cảm thông, sau đó là đồng cảm, xót xa. Thùy Dương thương cho kiếp người phụ nữ - dù sống ở hoàn cảnh nào cũng không tránh khỏi bất hạnh, khổ đau. Chứng kiến cái chết và đám tang của chồng Tuyết, nhân vật tôi tự nói với mình "Có khi là tôi khóc cho tôi, cho tất cả những

người đứng quanh đây" [6, 140]. Người chết ra đi thanh thản, để lại cho

người sống biết bao đau đớn, lo lắng. Còn Tuyết và hai đứa con thơ dại, còn cô ca-ve và đứa con đang nằm trong bụng cô sẽ ra sao? Nhân vật tôi (hay chính nhà văn) cứ trăn trở suy nghĩ ấy, cuộc sống của người khác mà như chính mình là người trong cuộc vậy. Sang Thức giấc, nhân vật Yên Thao lại đồng cảm với tình yêu của mẹ anh Cả " Tôi khóc vì bà, vì tôi hay vì tất cả

những mối tình lỡ dở?" " [7, 247]. Đứng trước tình huống ấy, tác giả không

chỉ đồng cảm với nhân vật mà còn thương cho cả "tôi" và "tất cả". Tác giả còn đồng cảm với những cuộc đời, số phận không may mắn: cảm thông với hoàn cảnh của bà Bưởi, xót xa với những bà mẹ luôn lo lắng cho hạnh phúc của con gái mình (mẹ "tôi", mẹ Lam…) trong Ngụ cư. Đó còn là sự xót xa của một cô bé Yên Thao [Thức giấc] chưa đầy chục tuổi trước cuộc sống của những em bé là con bệnh nhân "hủi" ở làng Nhân Ái - nơi cha cô làm việc

cay. Lại buồn nữa. Tôi thấy thương cái Hiền quá. Cả bố mẹ, em nó…mà

chẳng biết bảo sao" [7, 28]. Còn ở Nhân gian là sự xót xa của Thảo khi

"những ông tướng đi qua cuộc chiến tranh vẫn còn có ngôi nhà cũ giá thị trường tính hành triệu đô la, thời gian rảnh rỗi viết sách và trồng rau. Những người lính trẻ như Hoàng đến nắm xương tàn giờ vẫn chưa tìm thấy, linh hồn

vất vưởng chẳng có chốn đi về!" [8, 217], là sự thương cảm cho Kỳ Thanh

"còn yêu nên còn hận, và còn khổ" [8, 278]… Ngữ điệu mà Thùy Dương kết

hợp với giọng đồng cảm xót xa là những câu văn ngắn dài đan xen, cũng có khi lại là nhiều câu văn dài nối nhau liên tiếp như "Chị hấp tấp đứng dậy, mở vali gỗ lục tìm cái gì đó rồi lại đóng lại. Rồi mở ra, đóng lại. Phải đến chục lần…Chị không nói được anh nữa. Chị về nhà mẹ đẻ thôi. Rồi chị quay bước. Thấy chị không về nhà mà đi ra hướng đê, tôi gọi. Chị Cầm quay lại. Những sợi tóc mai loăn xoăn, vàng tơ dính trên trán, gương mặt thon trắng và hoảng

hốt" [6, 65], hay "Giọng thằng bé đầy cay cú. Tôi thở dài. Biết nói gì giúp nó.

Chỉ mong nó đừng oán trách cha mẹ là được. Mong cái câu các cụ nói "con

không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo" là đúng" [8, 241]… Chính

kiểu ngữ điệu này làm cho giọng văn của Thùy Dương mang âm hưởng trầm, buồn nhưng không hề bi quan. Mặt khác, nó còn góp phần thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc trong mỗi sáng tác của nhà văn.

Một phần của tài liệu vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)