Sự nghiệp sáng tác:

Một phần của tài liệu vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 27 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.Sự nghiệp sáng tác:

Thùy Dương có số lượng sáng tác khá dày dặn và phong phú. Các sáng tác của chị bao gồm cả nguyện ngắn và tiểu thuyết: sáu tập truyện ngắn và bốn tiểu thuyết đã được xuất bản. Truyện ngắn là những sáng tác đầu tay của Thùy Dương. Các tập truyện ngắn gồm: Trong hộp kẹo - 1987, Hạnh phúc

mong manh - 1994, Nước mắt chàng khổng lồ - 1994, Mưa thiếu nữ - 1997,

Những người đàn bà đang sống - 2000 và Truyện ngắn Thùy Dương - 2003.

Khi đã đọc truyện ngắn, hẳn bạn đọc còn nhớ những truyện ngắn độc đáo, đặc sắc Thùy Dương viết về những chuyến ra đi để chấp nhận không bao giờ trở lại của người lính thời chống Mỹ, về hậu phương của anh em với sự chịu đựng, đức hy sinh không gì đong đo được của những bà mẹ, những người vợ trẻ, của những cô gái mãi mãi mang trong lòng nỗi ân hận vì nhiều lẽ không dám dâng hiến cho người tình những giây phút đam mê... Đó là các truyện Cô tôi, Trinh nữ, Làng bên sông, Biển không chỉ có sóng… Vào những năm chiến tranh, đã từng có rất nhiều truyện ngắn hay viết về người lính, về những vấn đề hậu phương của các anh như các tác phẩm của các cây bút Đỗ Chu, Lê Lựu, Triệu Bôn, Lê Minh Khuê… Truyện ngắn của Thùy Dương xuất hiện muộn hơn rất nhiều, sau đó đến hơn 20 năm. Xuất hiện vào cái thời buổi dường như viết về đề tài này mà viết theo cảm hứng ngợi ca, ấm áp tình người, người viết hình như nơm nớp lo sợ bị quy chụp là không thoát khỏi vòng văn chương minh họa; là né tránh sự thật; là không đổi mới...Với truyện ngắn, chị đã có nhiều giải thưởng cho thể loại này:

- Giải Ba cuộc thi truyện ngắn Báo phụ nữ TP HCM 1997 - Giải C cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 1999 - 2001

- Giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Báo Thiếu Niên Tiền Phong 2001 Nhưng với Thùy Dương, truyện ngắn chưa phải là cái đích cuối cùng. Truyện ngắn chỉ là bước đệm để nhà văn đến với một thể loại khác là tiểu thuyết. Tiểu thuyết mới là thể loại tạo nên "thương hiệu" Thùy Dương. Với tiểu thuyết, không chỉ được bạn đọc ghi nhận mà bản thân nhà văn cũng tâm huyết với thể loại này. Các tiểu thuyết đã xuất bản, bao gồm: tiểu thuyết Tam

tiểu thuyết Nhân gian - 2009 và gần đây nhất chị ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết mới có tên là Chân trần- 2013.

Tìm hiểu sâu hơn về nội dung của các tiểu thuyết, ta nhận thấy sự phong phú, đa dạng của cuộc sống được phản ánh rõ rệt qua mỗi tiểu thuyết của chị. Ngụ cư là cuộc sống ở ráp gianh giữa hai thế kỷ 20 và 21 - Một nữ nhà báo trong một cái ngõ nhỏ chủ yếu là dân ngụ cư. Cuộc sống của họ bươn chải, lặn ngụp, đầy âu lo, nhưng cũng đầy hy vọng của cái thời mở cửa. Tác giả Lê Thanh Nga trong bài Ngụ cư và thân phận người phụ nữ đã nhận xét "những người phụ nữ ấy đều đã chọn lối sống vì mình, nhưng chưa hẳn là của mình, vì thế họ gặp ngay những bi hài kịch - những tấn trò đời của cuộc đời họ" [24]. Chọn phụ nữ là nhân vật chính trong tác phẩm của mình, Thùy Dương kể tiếp cuộc đời của những người đàn bà Việt Nam từng chịu nhiều thiệt thòi trong chiến tranh cũng như trong cuộc sống thời bình. Vẫn tiếp tục viết về người phụ nữ, Thức giấc cũng vẫn là chuyện đời, chuyện nhân thế từ thời bao cấp đến thời kinh tế thị trường qua hai hình ảnh người bà và người cháu gái. Cái khí chất mạnh mẽ, can trường của những người đàn bà Việt Nam - những người gìn giữ ngọn lửa để trao truyền cho các thế hệ sau. Tiểu thuyết Thức giấc được Thạch Thảo nhận xét là "một cuốn sách nóng về thời

gian và dịu dàng tâm cảm", "Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết khá rộng dài về

không gian và thời gian, từ một làng quê Bắc Bộ đến Hà Nội và những thành phố lớn, từ trước ngày giải phóng miền Bắc năm 1954 đầy không khí mơ màng của lễ nghi và bổn phận, đến hôm nay với sự sôi động của thị trường

chứng khoán…" [33]. Còn với Nhân gian là cuộc sống ở cõi trần, cõi âm và

ranh giới giữa hai cõi ấy - là những số phận được soi chiếu suốt một khoảng dài thời gian và đôi khi bị chi phối bởi những ràng buộc định mệnh. Ba nhân vật của ba thế hệ với những hạnh phúc và cả những bi kịch của mỗi thời: con người không thể vứt bỏ quá khứ cũng như không thể từ chối tương lai. Tiểu

thuyết mới nhất của Thùy Dương: Chân trần (2013) - Kể về câu chuyện của một gia đình sống trong xã hội phong kiến, người chồng làm bác sĩ có những năm bà vợ. Thế nhưng chỉ có người vợ thứ ba (cụ Ca) là người nhìn nhận được phải trái, đúng sai; là người sống biết trước biết sau và có trách nhiệm với gia đình của mình. Mọi suy nghĩ, cách nhìn nhận của cụ Ca như một người từng trải và cũng giống lời của một tiên tri. Hình ảnh của cụ và cô cháu gái có sự phân thân trong cách cảm, cách nghĩ. Qua Chân trần, bạn đọc sẽ nhận thấy một xã hội từ thời phong kiến với những hủ tục lạc hậu đến xã hội thời hiện đại với những đổi thay chóng mặt. Tất cả hiện lên một cuộc sống phong phú, sinh động và đầy cám dỗ.

Có thể thấy, tiểu thuyết của Thùy Dương đã ghi một dấu ấn đặc biệt trên văn đàn Văn học Việt Nam đương đại. Với thể loại này đã đem đến cho chị thành công xuất sắc, đạt được nhiều giải thưởng do Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng: Giải B cho “Ngụ cư”- cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam 2001 - 2004, Giải C cho Tiểu thuyết “Thức giấc”- Cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam 2007 - 2010, Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2010 cho Tiểu thuyết “Nhân gian”.

Chƣơng 2

VẤN ĐỀ GIỚI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƢƠNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG

Một phần của tài liệu vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 27 - 31)