7. Cấu trúc của luận văn
3.2.2.1. Giọng mỉa mai, châm biếm
Trong mỗi sáng tác của mình, Thùy Dương không chỉ nhìn thấy thực trạng nhức nhối của cuộc sống hiển hiện trước mắt mà còn tìm thấy hơi ấm của tình yêu thương và sự chia sẻ giữa con người với nhau. Vì lẽ đó, hình tượng tác giả luôn tồn tại nhiều giọng kể. Tuy nhiên, nhìn tác phẩm của Thùy Dương từ góc độ khái quát, người đọc sẽ nhận ra một giọng riêng của nhà văn: nhẹ nhàng, đôn hậu, đối thoại với cuộc sống và với chính mình.
Giọng điệu mỉa mai, châm biếm thường xuất hiện trong tình huống trớ trêu, dở khóc dở cười. Thùy Dương sử dụng giọng điệu này để nói về bi kịch của cá nhân hay của cả thời đại. Có đôi lúc, giọng châm biếm xuất hiện ngay trong những triết lý. Trong Nhân gian, có một ông quan đã đúc kết "Kỹ nữ và
làm quan là hai nghề nghiệp giống nhau nhất!" [8,13]. Hay ở Thức giấc,
giọng điệu vừa giễu nhại vừa xót xa khi nối về quan chức "phải suy nghĩ, suy nghĩ thật thấu đáo để xác định rõ chúng ta phải trồng cây gì, nuôi con
gì?...Rõ là một cuộc tư vấn vĩ đại" [7, 183], thậm chí ông tổ trưởng [Nhân
gian] sợ tổ mình không đạt danh hiệu “một trăm phần trăm gia đình văn hóa” nên đã “bênh vực mấy nhà có con nghiện – toàn gia đình cán bộ tử tế, chẳng may có thằng con ra xã hội rồi nghiện ngập. Nó là tệ nạn xã hội đấy chứ. Mà nó mới chỉ lấy trộm đồ nhà chứ chưa lấy đồ hàng xóm. Ta mà loại họ ra khỏi gia đình văn hóa thì tổ ta chỉ được chưa đầy tám mươi phần trăm – kém nhất
sợ rằng biết đâu một ngày nào đó cái tệ nạn xã hội ấy nó nhảy vào nhà mình… Tốt nhất là im. Và im lặng thì cũng có nghĩa là đồng ý. Vậy là cả tổ
dân phố chúng tôi được công nhận một trăm phần trăm gia đình văn hóa” [8,
50]. Đứng trước sự việc như vậy, từ ông tổ trưởng đến những người có liên quan trong tổ dân phố không một ai dám nhìn thẳng vào sự thật, không một ai dám đứng lên bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý cho chính mình. Đó là cách nói của Thùy Dương rất nhẹ nhàng nhưng rất thâm thúy, sâu cay. Đặc biệt sự mỉa mai, châm biếm khi nói đến học hàm, học vị các nhà lãnh đạo, nhân vật Yên Thao cảm thấy "buồn nôn" khi phần giới thiệu quan chức của ta - liên tục như súng liên thanh: "tiến sĩ A - Chủ tịch…tiến sĩ B - Phó chủ tịch…tiến sĩ C - Phó chủ tịch - Tiến sĩ D - Tiến sĩ E…Tôi đếm có chín quan chức thì đúng tám ông
tiến sĩ, mà toàn loại tiến sĩ những ngành khoa học chéo ngoe!" [7, 184]. Rõ
ràng, sức lôi cuốn của đoạn văn không phải vì chức danh của các vị quan chức mà ở chính sự thật về bằng cấp và năng lực của họ. Viết về sự thật ấy, nhà văn không có ý miệt thị hay nhạo báng họ, mà nhà văn chỉ muốn mỗi chúng ta hãy dũng cảm mà nhìn thẳng vào sự thật để sống, làm việc có ý thức và trách nhiệm hơn trong cơ chế mới của một giai đoạn lịch sử mới.
Bên cạnh đó, nhà văn còn sử dụng ngữ điệu kết hợp cùng để tăng hiệu quả nghệ thuật. Chị thường lên giọng, thậm chí sử dụng từ ngữ nhấn mạnh "rõ là...", "này là..." với tần suất liên tục. Tuy vậy, ở tiểu thuyết của Thùy Dương không có những châm biếm đả kích sâu cay như trong Số đỏ, Giông tố
của Vũ Trọng Phụng mà giễu nhại nhẹ nhàng nhưng thâm trầm sâu sắc. Chính yếu tố này làm cho hình tượng tác giả thực hơn, đời hơn. Sau mỗi tiếng cười, mỗi bạn đọc đều cảm nhận rõ sự băn khoăn trăn trở của tác giả trước những điều bất cập trong cuộc sống hôm nay.