Giọng điệu dí dỏm, hài hước

Một phần của tài liệu vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 95 - 103)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.3. Giọng điệu dí dỏm, hài hước

Khác với tiếng cười trào phúng mang ý nghĩa phê phán những cái xấu xa, giả dối của xã hội phong kiến thực dân, tiếng cười trong tiểu thuyết của Thùy Dương thể hiện ở sắc thái giọng điệu nhẹ nhàng, hóm hỉnh, tươi vui. Tiếng cười ở đây toát lên từ những câu chuyện bất bình thường trong cuộc sống bình thường. Với con mắt tinh nhạy và tấm lòng gắn bó tha thiết với cuộc sống đời thường, nhà văn đã chuyển tải mọi buồn vui, hay dở của cuộc sống sinh hoạt để cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên, đáng yêu của nó.

Trong cuộc sống, tiếng cười được tạo ra ở mọi tình huống, lời nói hay cử chỉ. Trước câu nói của chàng trai "mẹ trẻ muốn lên nóc tủ buôn hoa quả à?" [8, 95], nhân vật cô gái trẻ [Nhân gian] vừa tức nhưng cũng vừa buồn cười vì cách hành ngôn của anh ta. Quả thực, trong lúc bị nước ngập khiến làn xe không thể di chuyển được mà cô gái lại cố cho xe của mình vượt lên, đây có phải là sự nguy hiểm hay không? Yếu tố gây cười trong lời nói của anh chàng chính là cụm từ " lên nóc tủ buôn hoa quả" - đồng nghĩa với cái chết khi cô cố tình vượt ẩu. Cũng chính vì bị ngập nước nên cô không phải đi làm. Ở trong nhà một mình, cô nghe một ca khúc với tiếng hát của anh chàng ca sĩ nghiệp dư mà cô cho là "cảm động và tha thiết quá": "Hà Nội mùa này phố cũng như sông - cái rét đầu đông, chân em thâm thâm trong nước lạnh - Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố - Đường cổ ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng…Hà Nội mùa này chiều không có nắng - Phố vắng nước lên thành con sông - Quán cóc nước dâng ngập qua mông - Hồ Tây, giờ không

thấy bờ - Hà nội mùa này lòng bao đau đớn…" [8, 97-98]. Rõ ràng, bài hát

"Hà Nội mùa vắng những cơn mưa" không có lời như vậy. Lời bài hát đã được thay hoàn toàn, chỉ còn nhạc điệu là giống mà thôi. Đây là sự "nhại lời" bài hát mà Thùy Dương đưa vào tác phẩm của mình. Sự thay đổi ấy tạo nên yếu tố hài hước, dí dỏm, đầy ngộ nghĩnh. Với Nhân gian, cách nói của (linh hồn) nhân vật Hoàng về sự thay đổi của làng xóm với một giọng hồ hởi, phấn khởi nhưng đầy hài hước "Cả làng như đổi đời. Nhà nhà chia đất cho con xây lên tầng hết lượt, ngõ nhỏ đổ bê tông cứ y như phố làng, trẻ con phóng xe máy vèo vèo đâm chết bốn, năm người đi bộ không kịp tránh. Nam thanh nữ tú đua nhau sắm di động, chưa ra khỏi nhà đã a lố a lô rộn cả tai. Chủ tịch huyện có biệt thự to đùng ngay sau khi dự án vừa khởi công, con trai cũng tấp

tểnh ra nước ngoài nhưng học đến hai năm chưa xong dự bị đại học" [8, 253].

Dù là cảm nhận của người âm nhưng ta cũng thấy được sự khôi hài trong cách nói, trong sự nhìn nhận. Tác giả để cho nhân vật tự lên tiếng, từ đó yếu tố hài

tự xuất hiện. Cái đáng nói ở đây là giữa việc làm và kết quả của việc làm ấy tạo nên sự bi hài cho người đọc.

Trong tiểu thuyết Chân trần, người đọc còn biết đến một bức thư mà người vợ "ít chữ" gửi cho chồng đi bộ đội với tất cả tình cảm và tấm lòng chân thật "…Từ ngày anh đi mấy mẹ con em ở nhà vẫn khỏe, con chó vện nhà mình vừa đẻ được năm con, mặt con nào con nấy tròn vạnh như mặt anh vậy. Anh về chơi cả mẹ cả con, cả nhà cả chó đều mừng. Thôi thư ngắn tình dài,

chúc anh giấc ngủ ngàn thu" [9, 89]. Với những câu văn như vậy, người đọc

như thấy mình được cười thoải mái, cười vì nội dung bức thư ngắn kia có sự đồng nhất giữa người và vật nuôi. Nhưng cũng thương thay vì sự nhận thức chưa đầy đủ của những người nhà quê không có điều kiện học hành đầy đủ.

Tóm lại, các sắc thái giọng điệu trong tiểu thuyết của Thùy Dương được quy định bởi những quan niệm về hiện thực và con người của tác giả. Các giọng điệu (châm biếm mỉa mai, đồng cảm xót xa, dí dỏm hài hước) còn được thể hiện qua hệ thống từ ngữ đặc sắc, câu văn giàu ngữ điệu, hình ảnh sinh động, gần gũi…Giọng điệu ấy vừa là phương tiện thẩm mĩ quan trọng trong cấu thành tác phẩm văn chương, vừa bày tỏ trách nhiệm của tác giả trước con người và cuộc sống.

KẾT LUẬN

1. Văn học Việt Nam từ sau 1975 chứng kiến nhiều thay đổi từ quan niệm sáng tác, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn đến tư duy thể loại. Cùng chung dòng chảy ấy, vấn đề giới trong văn học trở thành một vấn đề được giới nghiên cứu và sáng tác văn học Việt Nam quan tâm. Từ sau thời kỳ đổi mới, văn học nữ quyền ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Có được thành tựu đó, không thể không kể tới sự góp mặt của các nhà văn nữ ngày càng đông đảo trên văn đàn. Trong số đó, Thùy Dương được biết đến như một cây bút tiểu thuyết có phong cách và sáng tạo của văn học Việt Nam đương đại. Với sự bền bỉ, dẻo dai của một cây bút giàu nội lực, nhà văn đã tạo cho mình những sắc diện mới mẻ, độc đáo trong hành trình kiếm tìm sự tự do và bình đẳng cho phụ nữ.

2. Trong số rất nhiều nhà văn nữ đương đại, Thùy Dương đã tạo được dấu ấn của riêng mình trong công cuộc đấu tranh vì bình đẳng giới. Qua các tác phẩm, Thùy Dương thể hiện hết sức đa dạng vấn đề giới qua đề tài, cốt truyện, ngôn ngữ, đặc biệt qua hình tượng nhân vật trung tâm là người phụ nữ. Nhà văn trăn trở đi vào những ngõ ngách sâu kín của tâm hồn họ, phát hiện ra một thế giới huyền bí, mà ở đó những bi kịch, những khát vọng và những hồi ức luôn song hành giữa cái được và cái mất. Nhưng hơn hết, sự mất mát đau thương là lớn nhất, không gì bù đắp được cho những người phụ nữ mà tâm hồn họ đã bị nhiều tổn thương. Vẫn là những vấn đề phát sinh từ cuộc sống

(chiến tranh, tình yêu, hôn nhân…) nhưng dưới cái nhìn của nhà văn mang

một ý nghĩa mới: người phụ nữ đi đến tận cùng của bản thể, vươn đến độ sâu nhất của thiên tính nữ. Chị còn xây dựng thế giới nhân vật với nhiều kiểu nhân vật khác nhau (nhân vật cô đơn, nhân vật tự ý thức, nhân vật tâm linh) nhằm đi sâu khám phá và lý giải về con người trong thời hiện đại, đặc biệt là người phụ nữ. Nhà văn đã tạo ra những phương diện nghệ thuật độc đáo với

các kiểu ngôn ngữ (Ngôn ngữ giàu chất hiện thực đời thường, Ngôn ngữ

mang đậm chất trữ tình, Ngôn ngữ mới lạ, hiện đại) và nhiều giọng điệu khác

nhau (Giọng mỉa mai, châm biếm, Giọng điệu đồng cảm, xót xa, Giọng điệu

dí dỏm, hài hước). Tất cả đều tạo nên: ý thức nữ quyền của các nhà văn nữ.

Họ đấu tranh để có được quyền lợi của người phụ nữ, hơn nữa là hướng đến vấn đề làm sao cho cuộc sống của người phụ nữ có chất lượng hơn và giàu tính nhân bản hơn.

3. Với đề tài Vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương, người viết đã nêu ra những nét riêng trong sáng tác của nhà văn Thùy Dương so với các nhà văn nữ khác. Chúng tôi hy vọng vấn đề giới trong tiểu thuyết của chị được nhìn nhận từ phương diện nội dung đến phương diện nghệ thuật sẽ giúp bạn đọc và các nhà nghiên cứu có cơ sở để mở rộng bình diện khám phá các tác phẩm văn học, đặc biệt là những tiểu thuyết có hình tượng nhân vật trung tâm là phụ nữ.

4. Những trình bày nêu trên mới chỉ là bước đầu để tìm hiểu về Vấn đề

giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương trên cả phương diện nội dung và nghệ

thuật. Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi có thể có những cách hiểu, cách lý giải chưa đầy đủ và không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong được sự chỉ bảo, khích lệ, động viên của các thầy cô giáo và bạn đọc để chúng tôi được hoàn thiện hơn trên con đường nghiên cứu khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (2000), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội. 2. Y Ban (2008), Xuân Từ Chiều, NXB Phụ nữ, Hà Nội

3. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn học nghệ thuật hiện

đại”, Văn học (số 9).

4. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995, những đổi mới

cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội

5. Thùy Dương (2010), tham luận Đại hội VIII Hội nhà văn Việt Nam

"Giao kèo của nhà văn", nguồn: www.phiendasau.multiply.com

6. Thùy Dương (2005), Ngụ cư, NXB Hội nhà văn, Hà Nội 7. Thùy Dương (2007), Thức giấc, NXB Hội nhà văn, Hà Nội 8. Thùy Dương (2009), Nhân gian, NXB Hội nhà văn, Hà Nội 9. Thùy Dương (2013), Chân trần,

10. Thùy Dương (1998), Truyện ngắn Thùy Dương, NXB Văn học

11. Phan Cự Đệ (Chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Đăng Điệp "Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học

Việt Nam đương đại", vienvanhoc.org.

13. Hà Minh Đức (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Bùi Như Hải, Văn học Việt Nam sau 1975 với nhu cầu đạo đức tối đa,

nguồn: www.vovanhoaqt.vnweblogs.com

15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000) - Từ điển Thuật ngữ

văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

16. Tô Hoàng (25/12/2010), Nhà văn Thùy Dương và nỗi lòng biết ơn của

17. Nguyễn Giáng Hương, Văn học phái nữ và một vài xu hướng văn chương

nữ quyền Pháp thế kỷ XX, http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn

18. Thu Hương (2003), Nhà văn Y Ban và những giấc mơ về hạnh phúc, http:/vietbao.vn, ngày 25/2/2003

19. Lê Minh Khuê Y Ban, Thùy Dương cùng nhau ra sách mới, Báo đời sống văn nghệ, Thứ bảy, 30/01/2010.

20. Cao Hành Kiện, Sự cần thiết của cô đơn (Hoàng Ngọc Tuấn dịch), nguồn: www.tienve.org

21. Phong Lê, "Từ cuộc thi tiểu thuyết 2002-2004 của Hội nhà văn Việt

Nam" , Báo Văn nghệ số 38, 17/9/2005.

22. Trần Thị Lệ (2012), Thiên tính nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn , ĐHSPThái Nguyên.

23. Lê Hồng My (2006), Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Lê Thanh Nga (2005), Ngụ cư và thân phận người phụ nữ, Tạp chí Tài

hoa trẻ số 21

25. Phạm Xuân Nguyên, Lời giới thiệu, Bìa 4 cuốn Nhân gian; Nxb HNV; 2010 26. Vương Trí Nhàn (1996), Phụ nữ và sáng tác văn chương, Tạp chí Văn

học số 6

27. Trần Thị Mai Nhân, Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam

trong giai đoạn 1986, nguồn: www.hocvui.net

28. Nhiều tác giả (1999), Những vấn đề lý luận và lịc sử văn học, Viện văn học Hà Nội

29. Mai Thị Nhung (2008), Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết sau năm

1975 của Ma Văn Kháng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học

Thái Nguyên.

31. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Tập thể tác giả (2001), Tuyển văn tác giả nữ Việt Nam, NXB Phụ nữ, Hà Nội 33. Thạch Thảo (2007), Thức giấc, tiểu thuyết mới của nhà văn nữ Thùy

Dương, báo Nhân dân số 15

34. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội 35. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Tính dục trong văn học hôm nay, http://vietbao.vn 36. Hữu Thỉnh, Báo cáo tổng kết cuộc thi tiểu thuyết 2002- 2004 của Hội nhà

văn Việt Nam, Báo Văn nghệ (số 37), 10/9/2005.

37. Nguyễn Bích Thu, Một hướng tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, nguồn www.vienvanhoc.org.vn

38. Bùi Thị Thùy (2011) "Vấn đề giới trong sáng tác của Y Ban, Lý Lan, Đỗ

Hoàng Diệu", Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn , ĐHSP Hà Nội.

39. Cẩm Thúy (2008), Bước tiến mới của Thùy Dương, báo Phụ nữ số 41 40. Đỗ Lai Thúy (2009), Bút pháp của ham muốn, NXB Tri thức

41. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận văn học, NXB Trẻ TPHCM.

42. Nguyễn Mạnh Trinh, Tình dục và văn chương nữ giới trong nước, nguồn: www.phunucali.com, ngày 4/12/2007.

43. Phạm Quang Trung, Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, nguồn: www.khoavanhoc-ngon ngu.edu.vn

44. Trần Thị Việt Trung (Chủ biên, 2009), Hình tượng nhân vật phụ nữ trong

văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học Thái Nguyên.

45. Hoàng Ngọc Tuấn, Văn chương về chiến tranh Việt Nam và nhu cầu sáng

tạo bút pháp mới, nguồn: www.tienve.org.

46. Hồ Khánh Vân, Phê bình văn học nữ quyền, Tạp chí Văn nghệ trẻ (số 48) ngày 25/11/2012

47. Hồ Khánh Vân, Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỷ XX,

nguồn: http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn 48. Vẻ đẹp dâng hiến, nguồn: www.dddn.com.vn

49. B.H. Rogers, Thực ra, chủ nghĩa hiện thực thần kỳ là gì? , nguồn: ww.tienve.org

50. M.B khrapchenko (2002), (Nhiều tác giả, Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 95 - 103)