7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2.2. Bi kịch trong tình yêu, hôn nhân
Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, tình yêu và hôn nhân cũng mang những sắc thái mới. Mỗi nhà văn đều có cách cảm nhận và lý giải riêng, đặc biệt là các nhà văn nữ - đối tượng gần gũi với cuộc sống gia đình. Nhà văn Thùy Dương - với một tâm hồn dịu dàng, sâu lắng đã để lại trên trang viết của mình một sự xót xa cho tình đời, tình người giữa cuộc mưu sinh quay cuồng đầy cạm bẫy.
Thùy Dương nhìn tình yêu với con mắt của một người đàn bà, hạnh phúc tràn đầy và nước mắt cũng tràn đầy. Tình yêu xuất hiện trong tiểu thuyết của chị đều dở dang và khó đạt được hạnh phúc tròn đầy. Trong Thức giấc, Yên Thao là một cô gái có đời sống nội tâm phong phú. Yên Thao đến với Trung bằng tất cả tình yêu và sự tin tưởng tuyệt đối. Thậm chí, cô đã trao thân cho người mình yêu và ảo tưởng "đây chính là người đàn ông dành cho tôi.
Với anh và chắc chắn chỉ với anh, tôi mới có được nỗi sung sướng và hạnh
phúc nhường này" [6, 107]. Khi gặp sự ngăn cản của mẹ Trung, ngọn lửa tình
yêu của Yên Thao bị dội một gáo nước lạnh và tắt ngấm. Trung vội vã ra nước ngoài, bỏ lại sau lưng tình yêu sâu đậm của Yên Thao và một khoảng trống không thể bù đáp trong tâm hồn cô. Trong phút giây nông nổi của tuổi trẻ, Yên Thao "mong mình tắt kinh, có chửa", "chắc chắn nó sẽ là con
trai…Trong khi rất có thể họ chỉ có cháu gái mà chẳng có cháu trai" [7, 117]
mong muốn trả thù lại những người đã gây đau đớn cho mình. Và cuối cùng, Yên Thao nhận ra chính cô "là kẻ tự cào xước trái tim mình" [7, 121]. Bi kịch tình yêu của Yên Thao là bi kịch của một cô gái yêu hết mình, dâng hiến hết mình - cả thể xác và tâm hồn, nhưng kết cục mà cô nhận được là sự hèn nhát, chạy trốn khỏi tình yêu của người cô yêu và yêu cô. Thất bại trong tình yêu đã khiến cho Yên Thao mạnh mẽ và độc lập hơn. Đó là một cách nhìn đầy tính nhân bản của Thùy Dương về bi kịch của con người.
Cũng giống như Yên Thao, nhân vật cô gái trẻ trong tiểu thuyết Nhân gian cũng gặp trắc trở trong tình yêu. Nhân vật cô gái trẻ là con gái út trong một gia đình làm chính trị, có bố làm Phó chủ tịch tỉnh. Vốn đã quen sống trong nhung lụa, được sự bao bọc của cha mẹ, khi gặp Rush - một bác sỹ người Mỹ tình nguyện sang Việt Nam làm "phẫu thuật nụ cười", cô đã đem lòng yêu. Tình yêu ấy chưa kịp công khai đã bị vùi dập trong đau đớn. Cả gia đình lo ngại rằng cô có quan hệ với người Mỹ sẽ ảnh hưởng tới con đường công danh sự nghiệp của bố cô, nên ra sức cấm đoán. Thậm chí khi biết con gái mình có thai, mẹ cô đã tìm mọi cách phá bỏ cái bào thai như phá bỏ kết quả tình yêu giữa hai dòng máu và phá bỏ vật cản trên con đường thăng tiến của bố cô. Trong Thức giấc, Yên Thao khi biết tình yêu của mình bị chối bỏ đau đớn một phần, thì ở Nhân gian, nhân vật cô gái trẻ khi thấy kết quả tình yêu của mình bị hủy hoại đau đớn mười phần. Có gì đau đớn hơn khi người
hủy hoại tình yêu ấy chính là những người ruột thịt với mình. Đau đớn, giận dữ mà không thể chối bỏ máu mủ. Cô đã phải trốn chạy khỏi cái nơi bao bọc mình để được sống với tình yêu, với điều mình tin tưởng. Tình yêu trong cảm nhận của Thùy Dương thật mong manh và đầy bất trắc.
Cảm hứng về cuộc sống hôn nhân trong tiểu thuyết của Thùy Dương cũng hiếm khi nào hoàn hảo trọn vẹn. Không phải vì cuộc sống riêng của Thùy Dương ngoài đời gặp trắc trở, mà đó là sự thật cuộc sống hiện hữu quanh chị. Bi kịch của cuộc sống hôn nhân trong tiểu thuyết được nhìn chủ yếu từ hai phương diện là trên cơ sở đồng tiền và trên cơ sở tình yêu.
Trong nhiều truyện ngắn của Đoàn Lê, không ít lần nhà văn khẳng định
"cái gì người ta cũng có thể cố gắng, nhưng không ai có thể cố gắng yêu"
(Trái táo nham nhở). Điều này được Thùy Dương khẳng định một lần nữa
qua bi kịch của những cuộc hôn nhân chỉ vì một thứ duy nhất - tiền bạc, danh lợi, dục vọng. Trong Ngụ cư, Thùy Dương kể về "nhà số tám" của Hoa - em gái người bạn thân của nhân vật tôi với một bi kịch như thế. Hoa ngày nhỏ sống trong một ngôi nhà chật chội, mỗi lần ra vào "giống như hai con dê qua
cầu". Khi lớn lên, đi học đại học, chỉ vì không muốn quay lại nơi tối tăm ấy,
Hoa đã chấp nhận lấy người mà cô không yêu nhưng có tương lai ở lại Hà Nội và có một việc làm. Một người vì mưu sinh mà phải "hạ mình" lấy người không tương xứng với mình và nhất là không có tình yêu, luôn thấy mình chịu nhiều thiệt thòi. Người kia cũng tự nhận thức được về mình, sau khi kiếm được nhiều tiền thì quay ra ngoại tình để "trả thù đời". Hoa đã rơi vào bi kịch mà chính cô đã gây ra cho mình. Một mặt, cô muốn làm rõ ràng mọi chuyện
"để rồi em tính sổ với nó. Hay là em cũng có bồ cho nó biết tay" [6, 78]; mặt
khác, cô lại chắc chắn chồng mình sẽ không dám ly hôn "không bao giờ có chuyện đó. Em biết rõ nó quá mà. Ở địa vị của nó mà để chuyện nhà của tan
và tham vọng. Cứ thế, họ sống và dằn vặt nhau mà không sao thoát ra được. Kết cục, đau khổ thuộc về người phụ nữ. Trong tiểu thuyết Thức giấc, Thùy Dương lại đề cập đến kiểu bi kịch này trong số phận của nhân vật Thúy. Thúy là dân ngoại tỉnh, lên Hà Nội học, vì muốn ở lại nên đã "nhắm mắt túm bừa một kẻ. Không may người đàn ông không còn trẻ ấy đã qua một đời vợ, tính vũ phu, cục cằn…Thúy đánh đổi đời con gái của mình chỉ để lấy một căn nhà tập thể hơn ba chục mét vuông trên tầng ba và một trang trong cuốn sổ hộ khẩu" [7, 117]. Bi kịch của Thúy cũng giống Hoa; nhưng Thúy còn khổ hơn Hoa vì cô nghĩ rằng sau khi ở lại Hà Nội sẽ có tương lai, hóa ra chẳng có gì cả - cả tiền lẫn tình yêu. Qua số phận của Hoa và Thúy, có thể thấy Thùy Dương có một cái nhìn sâu sắc về những cuộc hôn nhân vì tiền. Họ không chỉ đến với nhau vì tiền, mà chia tay nhau cũng vì tiền, dục vọng. Kỳ Thanh trong tiểu thuyết Nhân gian từng có một gia đình hạnh phúc với chồng và con trai mười lăm tuổi. Nhưng chồng đã phản bội để đi theo bạn học của cô "buôn bán giàu có nổi tiếng và đã bỏ chồng. Nó xấu và trong đầu lúc nào cũng tính toán tiền nong…" vì ham cái gia tài kếch sù "ba căn nhà mặt phố, một công ty thương
mại, một biệt thự ngoại ô, một chiếc Lexus giá trị bằng cả một gia tài…" [8,
48]. Kỳ Thanh chia tay chồng trong căm hận. Trong cô luôn chất chứa nỗi đau hạnh phúc tan vỡ - ly dị chồng, con đi học xa. Đằng sau vẻ phớt đời của Kỳ Thanh là nỗi cô đơn cùng cực, là khao khát "cứ phải đè chặt từng đêm,
từng đêm" [8, 278]. Cô mở quán cà phê để lẩn trốn đau khổ, nhưng đau khổ
lại tìm tới. Người chồng cũ đến và thường xuyên ngồi uống nước ở quán của Kỳ Thanh như muốn cố gắng tìm lại tình yêu. Có lẽ anh ta không tìm được hạnh phúc bên người vợ mới và gia tài kếch sù kia. Trong một phút cả Kỳ Thanh và chồng cũ đều không tự chủ được, họ đã trở lại những giây phút êm đềm như "từ mười tám năm trước" [8, 18]. Và "khi ý thức trở về thì cả sự bẽ
người chồng cũ phải chịu "một chút thống khổ" mà cô đã trải qua. Không chỉ làm cho người chồng cũ tưởng rằng chuyện diễn ra giữa hai người là mua - bán sòng phẳng, cô còn thuê Hạnh - "một đứa thực sự chọn nghề ấy làm
thêm" để lột mặt nạ của kẻ đã khiến cô rơi vào bi kịch này. Cô mong "nó có
thể phản bội được một lần thì rất dễ dàng có lần thứ hai" để củng cố căm hận
trong lòng và xóa nốt những gì còn lại của tình yêu nơi cô. Nhưng khi đối diện với sự thật "góc quán một người đàn ông có gương mặt thanh tú điển
trai ngồi im lìm bên cốc cà phê đã vơi đi một nửa" [8, 279] thì Kỳ Thanh ngỡ
ngàng. Với cuộc sống hôn nhân của Kỳ Thanh, nhà văn một lần nữa khẳng định nhân tính của con người. Đồng tiền có thể chi phối quyết định của con người trong một phút nhưng không thể mua được tình yêu.
Bên cạnh đó, nhà văn còn cảnh tỉnh cả những cuộc hôn nhân được dựng xây bằng tình yêu chân chính. Lối sống công nghiệp chóng mặt làm cho con người không còn thời gian để gần gũi nhau. Đây chính là nguyên nhân khiến cho bi kịch đổ vỡ. Ngoài ra, sự đối lập về tính cách, quan điểm sống cũng khiến cho hôn nhân khó giữ được bình yên. Thêm nữa, họ tìm thấy điểm tốt, đáng yêu của người khác - bù đắp lại những gì không có được ở người bạn đời. Thùy Dương nhìn thấy bi kịch hôn nhân có thể diễn ra ở mọi gia đình, không kể giàu hay nghèo, trí thức hay lao động chân tay. Ngay như gia đình Tuyết [Ngụ cư] quanh năm làm nghề chở xe bò thuê kiếm sống mà cũng không thoát khỏi cảnh tan vỡ. Khi cuộc sống cuốn họ theo những đổi thay thì hạnh phúc đơn sơ "vợ chồng nhà này cơm no, cho bò ăn, dỗ con ngủ xong là
quần nhau" [6, 28] đã trở thành dĩ vãng. Sự đổi thay của gia đình Tuyết bắt
đầu khi cô ca-ve đến ở thuê phòng tấng hai. Cô ca-ve đến mang một thế giới mới khác hẳn cuộc sống vợ chồng của Tuyết. Điều này khiến chồng Tuyết - một người vốn cục mịch, siêng năng giờ bị choáng ngợp trước đổi thay của cuộc sống. Anh ta và cô ca-ve cùng lao vào tình yêu lén lút nhưng cuồng
nhiệt, thậm chí còn tính chuyện sống lâu dài với nhau. Khi Tuyết phát hiện ra cũng là lúc bi kịch đổ vỡ thực sự. Tuyết đau khổ khi sự vun vén, chăm lo của mình bao lâu nay bị phản bội. Anh chồng thì bị giằng xé giữa tình cảm và trách nhiệm - sống với cô ca-ve nhưng không thể bỏ mặc hai đứa con. Còn cô ca-ve cũng chẳng sung sướng gì khi "muốn kiếm cho mình một thằng đàn ông
thì lại phải giật của ai đó" [6, 149]. Nhưng có lẽ đau khổ nhất vẫn là Tuyết.
Sau khi chồng cô chết vì tai nạn, cả Tuyết và cô ca-ve vẫn không thoát khỏi bi kịch, họ vẫn phải dựa vào nhau để tồn tại, chăm sóc cho hài nhi vô tội kia. Gia đình vợ chồng Lam [Ngụ cư] cũng gặp bi kịch dù cô và chồng - một ông Tây tốt tính đã vượt qua ngăn cản của gia đình và xã hội để đến với nhau. Giữa Lam và chồng vốn đã có sự khác biệt giữa tính cách Á Đông quen có sự quan tâm, chăm sóc và tính cách phương Tây độc lập, thẳng thắn. Vì vậy, khi có một người thấu hiểu suy nghĩ, quan tâm đến Lam thì "tình yêu với chồng
bay đâu sạch" [6, 109]. Lam rơi vào tình trạng "khi đã hết yêu không thể giả
vờ. Như vậy không chỉ làm tổn hại đến người ta mà còn làm tổn hại chính
mình" [6, 109]. Cô chia tay với chồng nhưng không chắc chắn sẽ sống với
người mình yêu vì "Anh ấy cũng có gia đình rồi. Lại chưa dám nghĩ đến
chuyện bỏ vợ" [6, 109]. Hơn nữa, cô thú nhận "đàn bà mà kiếm tiền giỏi hơn
chồng thì không còn sự tôn trọng cần thiết nữa. Rạn nứt cũng từ đây ra" [6,
117]. Bi kịch hôn nhân của Lam là bi kịch của một người phụ nữ thành đạt, không bằng lòng với tình yêu đã có nhưng cũng không dám đến với tình yêu muốn có. Cả Lam và Tuyết - dù bị chồng bỏ hay bỏ chồng - đều là những người phụ nữ bất hạnh. Họ sống toàn tâm toàn ý với cuộc sống nhưng phải nhận lại sự đau đớn, giày vò. Yên Thao trong Thức giấc gặp bi kịch hôn nhân một phần vì sự có mặt của người thứ ba, nhưng nguyên nhân chính lại là tình yêu của họ không được làm mới thường xuyên. Cô là một người phụ nữ mạnh mẽ và thông minh, có niềm say mê trong công việc. Còn chồng cô - Nghi - một kiến trúc sư tài hoa và lãng mạn, luôn theo đuổi sáng tạo trong thiết kế. Giữa
họ tồn tại một sự đam mê cả thể xác lẫn tâm hồn. Cuộc hôn nhân cứ diễn ra một cách tự nhiên, không cần bất cứ một sự cố gắng, nỗ lực nào. Đã có lúc, Yên Thao giật mình nhận ra "không có tôi, núi lửa của anh trào dâng đi đâu? Biển đêm trong tôi sẽ không thôi gào thét nếu không có nham thạch nóng rực
cuộn trào và trút đầy" [6, 238]. Khi bắt gặp chồng mình ngoại tình với một cô
gái khác, cô đã rơi vào trạng thái đổ vỡ. Cô thấy tất cả những việc đã làm đều vô nghĩa - tiền nhiều, thành đạt để làm gì khi hạnh phúc của mình lại thuộc về người khác. Bi kịch hơn nữa khi Yên Thao luôn nghi ngờ nhưng cả hai đều không dám đối mặt với sự thật vì sợ làm tan vỡ một gia đình. Có điều, họ vẫn còn yêu nhau và vẫn muốn duy trì một gia đình cho những đứa con.
Trong cảm hứng bi kịch về hôn nhân, Thùy Dương luôn hướng về giá trị truyền thống - dù tình yêu không còn nhưng họ vẫn còn trách nhiệm với nhau và với con cái. Nhân vật tôi và người chồng [Ngụ cư] dù có cuộc sống hôn nhân không như ý nhưng luôn đặt hạnh phúc của con cái lên trên hết. Bi kịch của họ là bi kịch của những tính cách, quan điểm sống trái ngược nhau. Nhân vật tôi là một phóng viên "muốn sống, muốn đẫm mình trong cuộc sống
thực này, dù ai gọi nó là xa hoa và phù phiếm" [6, 27]; còn người chồng "chỉ
muốn yên ổn chẳng phải gắng gỏi bon chen, tầm thường như những kẻ khác"
[6,8]. Họ đã từng có thời yêu nhau say đắm. Nhân vật tôi linh cảm "càng ngày anh ta càng trở nên xa lạ với tôi. Khoảng cách giữa chúng tôi ngày một dài
ra" [6, 26] và nhận ra nếu họ chung sống thì "sự va đập sẽ đến ngay và tất cả
chúng tôi sẽ tan ra từng mảnh" [6, 72]. Chỉ có đứa con gái luôn buồn lòng vì
hạnh phúc của cha mẹ. Nó đã từng ao ước "giá bố mẹ cứ cãi nhau, thậm chí đánh nhau như bố mẹ đứa bạn con nhưng rồi vẫn cứ ở với nhau, ngủ cùng
nhau…" [6, 72]. Đôi khi, cuộc sống gia đình không hạnh phúc không hẳn vì
cơm áo gạo tiền, mà lớn hơn là sự khác biệt trong tính cách mỗi con người. Họ không thể tìm thấy tiếng nói chung cho cuộc sống hôn nhân.
Có thể thấy, bi kịch về tình yêu, hôn nhân của Thùy Dương mang tới cho người đọc cảm giác sợ hãi, mong manh trước hạnh phúc của con người. Đằng sau bi kịch trong cuộc sống riêng của mỗi cá nhân, nhà văn muốn cảnh báo về sự tan vỡ của các mối quan hệ trong xã hội mà khởi đầu chính là quan hệ hôn nhân.
Tóm lại, khi viết về bi kịch, dù bi kịch đời thường hay bi kịch trong tình yêu hôn nhân, Thùy Dương đã cho ta thấy một cuộc sống càng hiện đại,