Khát vọng bình đẳng giới

Một phần của tài liệu vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 58 - 70)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Khát vọng bình đẳng giới

* Tình dục như một phương diện khẳng định sự bình đẳng giới

Tập trung vào hình tượng người phụ nữ và hướng nhiều về vấn đề giới, hầu hết các cây bút nữ đều đều dũng cảm xông vào "lãnh địa" vốn trước đây

bị coi là cấm kỵ: vấn đề tình dục. Họ cho rằng từ khát vọng mạnh mẽ trong tình yêu và hôn nhân, thì người phụ nữ hiện đại hướng đến tự do và chủ động trong đời sống tình dục. Họ coi đây là lĩnh vực thể hiện sự vươn dậy mạnh mẽ nhất của giới nữ trên con đường đấu tranh cho bình đẳng và quyền sống của một nửa nhân loại. Trong dòng chảy ấy, Thùy Dương là một trong những người tiên phong đề cập tới khía cạnh nhu cầu bản năng của người phụ nữ trong văn học sau đổi mới từ những truyện ngắn như Cô tôi, Trinh nữ, Cưới đêm… Với chị "không có gì của con người xa lạ với văn chương. Bởi thế, sex

là nhu cầu tự thân của văn học" [48]. Trong mỗi người phụ nữ, đằng sau vẻ

dịu dàng thâm trầm hay mạnh mẽ quyết liệt hoặc năng động hiện đại là những khát khao, ham muốn tình dục hết sức bản năng và chính đáng. Bởi họ cũng là con người với sinh lý tự nhiên như bao người khác. Ở Ngụ cư, nhân vật tôi

đã ý thức được nhu cầu và ham muốn của mình "tôi biết rằng tôi không phải là một người đàn bà lãnh cảm…tôi thèm muốn đến độ run rẩy, đến gai hết cả người. Ngực tôi cương lên. Rồi người ấy đi vào tôi. Tôi được buông thả, được

nếm trải đủ đầy đến kiệt lực rã rời…" [6, 103]. Nhân vật tôi đã dũng cảm

nhìn thẳng vào tâm hồn mình ở góc sâu kín nhất, nói lên những khao khát chân thành nhất từ đáy lòng mình - điều mà hiếm khi nào người phụ nữ lại dám bộc bạch ra. Đến Thức giấc, nhân vật Yên Thao khẳng định sex là một phần không thể thiếu trong cuộc sống muôn điệu của cô. Những gì không thể diễn tả bằng lời được Yên Thao thể hiện trong ham muốn nhục cảm của mình thật mãnh liệt. Chính cô thừa nhận "Chỉ có anh mới làm tôi thỏa mãn và nhận ra một điều - hình như có những khi ý nghĩa của cuộc sống là thế này! Có thể là đốn mạt - nhưng quả thực lúc đó - ý nghĩa rõ ràng nhất của cuộc sống là thế!" [7, 321]. Còn với nhân vật cô gái trẻ trong Nhân gian, sex là sự thăng hoa của tình yêu nồng cháy. Tự cô suy nghĩ "yêu hết mình, không có gì gìn giữ" [8, 184] và đón nhận sex hết sức tự nhiên như cuộc sống vốn thế. Có lẽ

vì thế mà cô có được tận hưởng trọn vẹn "cảm nhận được ranh giới của thiên đường, thêm một lần được trọn vẹn sống trong cơ thể cũng như linh hồn

người con trai tôi yêu" [8, 186]. Với mỗi người phụ nữ, sex mang một ý nghĩa

riêng, nhưng điều đó là ý thức sống cho mình, sống vì mình của họ. Họ không cần phải giữ cái vỏ bọc đoan trang, đức hạnh để có thể sống thật với chính mình, vì cá nhân mình.

Cùng viết về tình dục, nếu như “văn Y Ban tràn ngập yếu tố sex, thẳng

thừng và bạo liệt” [18] thì cách viết về tình dục trong tiểu thuyết của Thùy

Dương lại rất khác. Từ việc miêu tả tình dục một cách tự nhiên như phần tất yếu của cuộc sống, nhà văn viết về tình dục một cách dịu dàng mà mãnh liệt, đằm thắm mà táo bạo đòi hỏi chủ động được yêu, được chiếm lĩnh, được tôn trọng.

Nhân vật cô gái trong Nhân gian đã khao khát được yêu, tự ý thức để đến với tình yêu "Đến với em đi, không thể chờ đợi hơn được nữa", rồi chủ động để được chiếm lĩnh tình yêu ấy "Tôi lật người, tự động giang hai chân và kéo ghì anh xuống. Rush như nuốt lấy tôi. Bắt đầu chầm chậm sau nhanh dần mạnh dần, thật mạnh rồi nuốt gọn. Mồ hôi từ tôi, từ anh toát ra đầm đìa. Lá sen, cánh sen, nhị sen, tất cả tứ tung, tơi bời. Nhưng tất cả dường như không còn tồn tại. Chỉ có tôi và anh cùng nỗi hân hoan thống thiết được hòa nhập tuyệt đối, được ở trong nhau, vào trong nhau thật sâu, thật say sưa và

cuồng loạn" [8, 185]. Tình yêu của cô gái [Nhân gian] giống như những con

sóng dào dạt nơi biển cả, hết đợt sóng này lại tiếp đợt sóng khác, liên tục, luân hồi. Những cuộc ái ân trong trang viết của Thùy Dương cũng vậy, cứ khao khát và cứ mãi dâng trào " Lưỡi anh sục tìm lưỡi tôi. Hai bầu vú tôi lại căng ứ lên, đầu vú như chũm hoa thây lẩy. Phía dưới chưa kịp ngơi nghỉ đã căng

mọng ướt" [8, 185-186]. Còn với Yên Thao, cô khao khát được yêu, khao

khát được hòa chung nhịp đập với trái tim của người mình yêu " Khi bờ môi anh, khi hàm răng anh chạm vào núm thịt nhỏ nâu hồng thì tôi rùng mình.

Rùng mình từ đỉnh đầu tới gót, tới những tế bào nhỏ li ti trong sâu thẳm".

Tình yêu của cô lúc nào cũng phải viên mãn, phải đến đỉnh điểm, để rồi "Thốt lên một tiếng rên khe khẽ. Hình như chính tiếng rên ấy đánh thức anh, kích động anh. Hối hả và buông thả, anh để môi mình lướt xuống…Tôi vẫn nhắm nghiền mắt. Vẫn cảm thấy thân mình chỗ nào đó căng ra, chỗ nào đó mềm sũng xuống. Nước ở đâu đó tràn về. Như một con lạch nhỏ rậm rạp cỏ và ăm ắp nước. Người tôi khẽ cong cứng lên khi anh chạm phải nơi ấy. Và không sao kìm được, tiếng rên thổn thức ngạc nhiên bật ra từ tôi - từ một con thú cái

nhỏ. Sóng rội lên. Tôi được nâng cao lên, cao lên mãi" [7, 103]. Có thể thấy,

những cuộc ái ân như vậy là sự “thăng hoa” trong đời sống tình dục – điều mà không phải cuộc ái ân nào cũng có được. Trong Xuân Từ Chiều của Y Ban, ta thấy nhân vật Từ bày tỏ những băn khoăn và lý giải về vấn đề này: Tại sao có nhiều người đàn bà “không bao giờ được thăng hoa, cả đời ngủ với chồng mà không được sướng bao giờ. Như vậy cũng có nghĩa là, trong số chị em có

chồng, nhiều chị em chưa bao giờ chạm vào điểm G” [2, 242]. Vì suy nghĩ

như vậy, Từ đã có ý thức giải đáp cho mình và phụ nữ nói chung những “rắc rối” ấy. Từ mạnh mẽ khẳng định: “chị em phụ nữ thay vì ngồi than thở…, hãy

tự biết cách khai mở mình đi” [2, 243] rồi chính Từ cũng tìm ra khớp N trên

cơ thể mình để đạt tới sự “sung sướng” khi quan hệ với chồng. Nếu Từ [Xuân

Từ Chiều] ý thức được như vậy thì Thảo [Nhân gian] cũng nhận ra sự cần

thiết của “cảm xúc tình dục” trong đời sống vợ chồng. Với Thảo, khát khao được yêu, được chiếm lĩnh là hơn cả, thậm chí bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, ngay cả khi đang tắm: “Cái của đàn ông dựng đứng lên. Nếu hứng anh sẽ đẩy cửa gọi. Tôi sẽ lột bỏ áo quần, trần truồng bước vào cùng anh. Bọt xà phòng có tác dụng gây cảm giác khiêu khích. Đùa giỡn mơn man nhau chán, anh sẽ xả nước. Thậm chí đúng lúc nước làm trôi trượt bọt xà phòng cái của anh sẽ

Trong những cuộc ấy, không nên chỉ đơn điệu một kiểu và mặc định ở một

chỗ. Không được để nó nhàm chán và tẻ nhạt” [8, 15]. Rõ ràng, không chỉ

nhân vật Từ [Xuân Từ Chiều], Yên Thao [Thức giấc] hay cô gái và Thảo

[Nhân gian] mới cảm nhận được sự sung sướng trong quan hệ tình dục, mà tất

cả phụ nữ để đạt được sự “thăng hoa” trong quan hệ tình dục, người phụ nữ đã chủ động để được yêu, được chiếm lĩnh tình yêu ấy trong niềm hạnh phúc viên mãn.

Cùng tận hưởng hương vị ngọt ngào của tình yêu, Thắm (bạn của Yên Thao) - một cô gái là sinh viên đã kể lại mối tình của mình trong niềm hạnh phúc của người đang yêu "Anh ấy cúi xuống, tao khẽ kiễng chân ngửa cổ. Một cái gì ướt ướt mềm mềm đặt lên mũi, rồi lên má, rồi lên môi. Không dám cựa

mạnh - Một cánh tay đỡ gáy, nột cánh tay ôm ngang lưng, ghì chặt" [7, 57].

Nhân vật tôi trong Ngụ cư lại có niềm hạnh phúc của một người mới cưới: "Vào đêm tân hôn anh hăm hở đè lên tôi, cuống cuồng đi vào trong tôi thật

sâu, thật sâu. Đau đớn khiến tôi trào nước mắt" [6, 42]. Đến Chân trần, nhân

vật cô gái lại khao khát được chồng mình yêu bằng cảm xúc mãnh liệt: “ Bàn tay đàn ông cứng như thép và mát lạnh lùa vào giữa đống chăn áo, bóp vú và quờ vào giữa hai đùi. Tôi cong người vờ phản ứng nhưng thực ra như mời gọi, thách thức. Chồng tôi nghẹo đầu sang một bên. Gương mặt giãn đần ra, no

đủ, thỏa mãn” [9, 3]… Những cuộc ái ân như vậy, trong cách miêu tả của

Thùy Dương, chị không hề e ngại, giấu giếm vì vốn dĩ bản năng của người phụ nữ là vậy. Chị chỉ muốn "nói hộ" những khát khao đích thực của con người mà thiếu nó thì không còn là tình yêu, hạnh phúc nữa.

Trong cuộc sống vợ chồng, tình dục như một sợi dây gắn kết hai con người với nhau. Sự gắn kết ấy luôn là bản năng, nhu cầu cần có trong quan hệ chồng vợ. Vậy mà, có những cuộc ái ân vợ chồng, người phụ nữ lại cảm thấy đó là một sự ép buộc, vì sự “thô lỗ” của chính chồng mình. Nhân vật Thúy

trong Thức giấc cảm thấy ghê sợ chính người chồng của mình khi yêu một cách thô bạo: "Chẳng nói chẳng rằng, hắn vùng dậy, lột tuột cái quần hoa Thúy đang mặc vứt xuống đất, giật tung cái áo mỏng rồi cứ thế kéo dạng

chân Thúy, giúi cái của hắn vào thật sâu" và "Thúy vùng lên không chịu. Hắn

đang cơn, giập Thúy xuống giường, mồm cắn vào cổ Thúy rồi rên lên ư ử…Hắn đè chặt hai tay Thúy, giập thêm mấy cái nữa rồi mới vật sang một

bên. Ngủ." [7, 118]. Những cuộc ái ân như vậy không còn là hạnh phúc nữa

mà nó là "nhục dục", là sự bất hạnh của phụ nữ khi có lão chồng vũ phu, thô thiển. Trong Nhân gian, nhân vật Khắc thương cho người vợ của mình, đi bước nữa mà không được hạnh phúc "Đêm cô ấy đi lấy chồng, cái thằng đốn mạt lột phắt quần vứt vào xó giường, kéo dạng hai chân cô ấy ra rồi hùng hục đẩy cái của hắn vào. Chẳng khác gì trâu húc mả! Rồi hắn vật ra ngủ, đầu ngoẹo về một bên, ngáy như có cục gì chẹn cổ.Cô ấy ngửa mặt lên đình màn,

hai mắt mở chong chong. Nước rịn ở cả hai kẽ mắt…" [8, 137]. Sự thụ động

trong quan hệ tình dục đã không mang lại khoái cảm cho người phụ nữ. Như nhân vật Thúy [Thức giấc] và người vợ Khắc [Nhân gian] “lên giường với chồng” chỉ để “thực hiện nhiệm vụ” cho xong chứ đâu có xúc cảm gì, thậm chí “cắn răng chịu sự nhẫn nhục” mặc cho chồng dày vò tấm thân mình mà không có sự hợp tác. Đó là sự đau khổ, bất hạnh cho những người phụ nữ cũng là vợ mà chưa bao giờ biết đến sự sung sướng, hạnh phúc trong quan hệ chồng vợ là gì. Không thấy hạnh phúc, không thấy niềm vui khi biết chồng mình không chỉ duy nhất là của mình. Đây là sự phản bội trong quan hệ vợ chồng. Chồng của Mùi là một người như vậy. Khi Mùi đi làm xa, chồng của chị ở nhà đi cặp bồ. Biết sự việc ấy, Mùi rất bực tức đã nói ra một câu rất "thô" nhưng đó lại là sự thật cho những ông chồng không chung thủy "Cu của thằng đàn ông như cây gậy của thằng ăn mày, gặp đâu nó cũng chọc, trúng

đâu thì trúng" [7, 251]. Còn với Thu Ba, cô biết được công việc của chồng,

ân bên vợ được "Dạo này lo nghĩ quá lão ấy sì-trét. Tịt luôn. Không sao mà dựng lên được. Quấy quá cho xong chả bõ gãi ngứa. Khác gì đuôi chuột

ngoáy lọ mỡ. Thà nhịn luôn. Đỡ tức" [7, 269]. Thu Ba có vẻ cảm thông nhưng

cũng thấy trong lòng không được thoải mái. Song vì hạnh phúc gia đình, vì sự thấu hiểu của người vợ, những lúc thế này, người đàn ông cũng cần được sự chia sẻ và cảm thông từ chính người bạn đời của mình.

Có thể thấy, vấn đề "tình dục" trong sáng tác của Thùy Dương hết sức đa dạng và mang nhiều ý nghĩa. Vấn đề ấy được đề cập ở nhiều góc cạnh khác nhau: tình dục như một nhu cầu tự do, khát khao được chiếm lĩnh, được dâng hiến; tình dục như muôn vàn nỗi khổ đau và nhẫn nhục… Tất cả đều thể hiện sự trăn trở, suy tư của nhà văn trong việc đi đến một sự giải phóng tình dục, giải phóng cái tôi cá nhân để đạt đến hạnh phúc tròn đầy trong cuộc sống hiện tại của người phụ nữ.

* Khẳng định vị thế, tài năng của người phụ nữ

Xuất phát từ vấn đề giới và khẳng định vai trò của giới, Thùy Dương luôn chú ý đến tài năng và trí tuệ của người phụ nữ trong sáng tác của mình. Trong mỗi tiểu thuyết của chị, hình ảnh người phụ nữ truyền thống hay hiện đại thì họ vẫn có một vai trò nhất định với một tài năng thiên bẩm trong cuộc sống gia đình cũng như ngoài xã hội.

Trước tiên, với tư cách là một người phụ nữ của gia đình, các nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Thùy Dương luôn thấy mình phải gánh trọng trách lớn lao bởi bổn phận của một người mẹ, người vợ trong cuộc sống của gia đình mình. Họ phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái nên người. Bà nội của Yên Thao là một phụ nữ như vậy. Cách giáo dục con của bà đã cho thấy đây là sức vóc của người đàn ông chứ không phải là phụ nữ nữa. Bà dạy con trai mình "Giống nòi nhà anh trông vào mấy chục lương cán bộ của anh hẳn? Tôi tính kỹ rồi. Anh chị cứ lo phần phấn đấu. Tôi lo việc tôi - Việc ai người ấy

làm. Đừng có lệ thuộc quá mà hỏng việc. Quân tử muốn thành công phải biết

nhịn nhục…" [7, 35]. Với cô cháu gái Yên Thao, cô đang ở tuổi ăn tuổi lớn,

bà bảo cô phải biết giữ gìn sức vóc, phẩm hạnh của người phụ nữ. Bà bảo: "Đàn bà phải đỏ da thắm thịt. Sau này còn có sức vóc truyền cho con…Các cụ nói cấm có sai bao giờ - lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống. Giống má

không tốt lấy đâu ra cây khỏe quả chắc" [7, 67- 68]. Người mẹ có vai trò đặc

biệt trong việc giáo dục đối với con mình. Các cụ xưa vẫn có câu "con hư tại

mẹ, cháu hư tại bà". Nói vậy không có nghĩa phủ nhận vai trò giáo dục của

người cha, nhưng phần lớn là con cái gần gũi với người mẹ. Bởi vậy sự ảnh hưởng của người mẹ là vô cùng quan trọng. Con có thành tài, có nên người hay không phần nhiều là do sự giáo dục của người mẹ. Khẳng định điều đó, nhà văn đã để hình tượng nhân vật bà nội Yên Thao nói thay lời của mình: "Phúc đức tại mẫu. Người mẹ là quan trọng lắm. Phúc lớn đức dày hay thế

nào đều từ người mẹ mà ra cả" [7, 68]. Trong Thức giấc, người vợ anh Cả

cũng từng nói với Yên Thao " Phúc đức tại mẫu. Phải thế nào thì chồng con

mới được nhờ chứ" [7, 172]. Khi Yên Thao rơi vào nỗi đau của hạnh phúc gia

đình, chồng cô vào sống ở trong Nam. Lúc này chỉ có cô với đứa con gái, cô nhận thấy sự cần thiết của con cô phải có cả cha lẫn mẹ nhưng người mẹ là quan trọng "Em vẫn nói rằng quan trọng là người mẹ kia mà - Người mẹ sẽ

Một phần của tài liệu vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 58 - 70)