Sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo nghề đáp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở trường trung cấp nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (Trang 36 - 37)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo nghề đáp

ứng nhu cầu của thị trường lao động

Phát triển nhân lực là đặc trƣng cơ bản của quá trình CNH, HĐH đất nƣớc, bởi vì con ngƣời là chủ thể, là nhân tố năng động, sáng tạo nhất trong mối quan hệ giữa ba hệ thống kinh tế - xã hội - môi trƣờng.

Trong nền kinh tế thị trƣờng, các quy luật của kinh tế thị trƣờng tác động trực tiếp tới kế hoạch đào tạo của các trƣờng TCN cũng nhƣ các trƣờng đào tạo khác. Các quy luật nhƣ quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…

Trong thị trƣờng sức lao động thì lao động càng lành nghề càng có giá trị, do vậy đối với các cơ sở đào tạo nhân lực phải lấy chất lƣợng đào tạo là sự sống còn. "Trong thị trƣờng, lợi thế cạnh tranh ngày nay không còn nằm chủ yếu ở tài nguyên thiên nhiên hoặc lao động rẻ mà nghiêng về tiềm lực tri thức, con ngƣời và nguồn nhân lực trình độ cao".

Dƣới tác động của quy luật cung cầu, nhiệm vụ của các trƣờng TCN là đào tạo nhân lực có nhiệm vụ cung cấp đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghệp vụ cho các ngành kinh tế quốc dân về sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ về loại hình, ngành nghề, số lƣợng, chất lƣợng và kết quả theo yêu cầu của thị trƣờng sức lao động. Ngƣời đào tạo phải tìm những nơi cần sử dụng đến khả năng đó thì lao động mới có giá trị. Đồng thời ngƣời lao động cũng cần phải biết thêm những nghề khác bên cạnh việc tinh thông một nghề cơ bản thì mới tồn tại đƣợc ở thị trƣờng sức lao động.

Dƣới tác động của quy luật kinh tế thị trƣờng, đặc biệt là quy luật cạnh tranh thì những cơ sở đào tạo, cụ thể ở đây là giáo dục nghề nghiệp tại các trƣờng TCN cũng nhƣ trƣờng dạy nghề cần phải đào tạo nguồn lao động có chất lƣợng thì mới tồn tại đƣợc.

Có thể nói rằng, đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng trong giai đoạn hiện nay là một xu thế tất yếu. Bởi sự tác động qua lại giữa thị trƣờng lao động với quá trình đào tạo nguồn nhân lực rất rõ ràng.

Quá trình đào tạo đó cũng đáp ứng đƣợc yêu cầu của xu hƣớng học tập hiện đại. Đa số học sinh học nghề muốn đƣợc học những tri thức và kỹ năng ứng dụng cao trong hoạt động thực tiễn.

Đào tạo nhân lực gắn với TTLĐ giúp các cơ sở đào tạo cải thiện đƣợc vị trí, vùng hoạt động của họ, với giải pháp này, các cơ sở dạy nghề thực sự hội nhập với bên ngoài, có thể đóng góp đƣợc nhiều cho sự phát triển của vùng, theo cách tiếp cận này, các cơ sở đào tạo hoàn toàn có thể gắn bó với TTLĐ.

Giải pháp này cũng tạo cho các trƣờng khả năng đa dạng hóa và mở rộng các nguồn tài chính, giúp cho các cơ sở đào tạo có khả năng huy động nguồn đóng góp từ TTLĐ. Ví dụ nguồn tài chính cho các nghiên cứu ứng dụng, đầu tƣ vào các phòng thực nghiệm chuyên dụng, thiết bị và tài liệu học tập, thông qua quá trình gắn bó với TTLĐ, cung cấp những chƣơng trình phù hợp với yêu cầu của TTLĐ, các cơ sở đào tạo hoàn toàn có thể có đƣợc sự sẵn lòng đầu tƣ từ TTLĐ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở trường trung cấp nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (Trang 36 - 37)