Nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở trường trung cấp nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (Trang 40 - 42)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.3.3.Nội dung đào tạo

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của TTLĐ cần có mục tiêu, chƣơng trình đào tạo phù hợp. Đó là phải đào tạo những ngành nghề mà TTLĐ cần chứ không phải đào tạo những gì mà nhà trƣờng có. Do đó, nhiệm vụ và nội dung đào tạo phải thật cụ thể và thiết thực, bám sát mục tiêu, chƣơng trình đào tạo đã vạch ra. Trong đó nhân tố giáo viên và học sinh là những nhân tố quyết định nhất.

Giáo viên phải đạt đƣợc yêu cầu chung của nhà nƣớc về giảng dạy và các yêu cầu cụ thể về kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp. Đặc điểm chung của giáo viên cần phải có kiến thức lý thuyết vững chắc và cập nhật về nghề nghiệp; có kiến thức thực tiễn và kỹ năng thực hành nghề, có kinh nghiệm thực tiễn chuyên ngành ít nhất hai năm, có khả năng duy trì các mối quan hệ với TTLĐ thông qua việc làm hấp dẫn và giám sát học sinh tại nơi làm việc, đồng thời ngƣời giáo viên phải có phƣơng pháp giảng dạy khuyến khích đƣợc tính tích cực của học sinh trong quá trình thu nhận kiến thức và học những kỹ năng. Ngƣời giáo viên trong quá trình này cũng cần có các vai trò khác bên cạnh việc giảng dạy phải tƣ vấn cho học sinh trong quá trình hƣớng nghiệp. Trong quá trình đánh giá, ngƣời giáo viên cần có phƣơng pháp đánh giá tích hợp đƣợc cả kiến thức lý thuyết lẫn thực tiễn, đồng thời ngƣời giáo viên cần có khả năng thực hiện dự án ứng dụng.

- Đối với học sinh trong quá trình đào tạo với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của TTLĐ thì phải đảm bải đầy đủ các điều kiện đầu vào của chƣơng trình đào tạo, quan tâm tới việc học hỏi nghề nghiệp tƣơng lai, có phong cách học qua thực hành và học các kỹ năng và các phần hợp thành thực tiễn trong chƣơng trình.

Quá trình đào tạo cần tập trung quản lý một số vấn đề sau:

+ Tìm hiểu nhu cầu nhân lực: cần tìm hiểu rõ nhu cầu của địa phƣơng, của vùng và rộng hơn là của cả nƣớc, thậm chí của khu vực, để học sinh sau khi

tốt nghiệp có thể tìm việc làm ở bất cứ đâu, chứ không phải chỉ ở địa phƣơng nơi mình đào tạo.

Để chuẩn bị cho tuyển sinh, trƣớc hết và tối cần thiết các cơ sở giáo dục, đào tạo phải biết rõ nhu cầu trƣớc mắt và tƣơng lai về nguồn nhân lực, đặc biệt ngành nghề nào có thể phát triển lâu dài ở địa phƣơng và trong cả nƣớc. Nhƣ vậy, công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu về ngành nghề, trình độ, số lƣợng nguồn nhân lực là điều không thể bỏ qua, giúp nhà trƣờng có cái nhìn đúng và nhìn xa về nhiệm vụ hiện tại và tƣơng lai.

+ Đảm bảo chất lƣợng đào tạo: Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả gắn liền hoạt động nhà trƣờng với hoạt động cơ quan, doanh nghiệp theo hƣớng liên kết đào tạo sẽ đạt kết quả cao nhất. Việc đào tạo nhân lực nhất thiết phải nhằm vào nhu cầu nguồn nhân lực. Ngƣời học sau khi ra trƣờng phải đƣợc sử dụng đúng chỗ và đáp ứng đƣợc yêu cầu sử dụng.

Thời gian qua, chỉ tiêu tuyển sinh của tứng ngành chƣa thực sự dựa trên kết quả thăm dò nhu cầu của TTLĐ, việc xây dựng chƣơng trình chƣa đạt đến mức độ phù hợp với thực tiễn xã hội. Tuyển sinh ngành nào có tính thuận lợi cho công tác đào tạo, ít tốn kém, dễ thực hiện hoặc đáp ứng theo nguyện vọng của ngƣời học chứ không theo nhu cầu của TTLĐ, theo mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài. Do không có sự phù hợp giữa đào tạo với nhu cầu việc bố trí việc làm có khó khăn và phần nào ngƣời lao động phải chịu làm việc trái với ngành nghề.

Do đó, việc lên kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phải đƣợc đồng thời xây dựng bởi cơ quan chức năng nhà nƣớc, nhà trƣờng, doanh nghiệp, trong đó cơ quan chức năng nắm bắt vai trò chủ đạo xây dựng kế hoạch lâu dài, nhà trƣờng đóng góp bằng kế hoạch ngắn hạn và cụ thể, doanh nghiệp đóng góp qua góp ý, thỏa thuận hoặc cam kết sử dụng nhân lực trong tƣơng lai. Giải pháp này tạo cho các trƣờng khả năng đa dạng hóa và mở rộng các nguồn tài chính giúp các cơ sở đào tạo có khả năng huy động nguồn đóng góp từ TTLĐ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở trường trung cấp nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (Trang 40 - 42)