Về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở trường trung cấp nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (Trang 67 - 118)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.7. Về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá

Việc kiểm tra đánh giá hiệu quả đào tạo và công tác QL đào tạo nghề có vai trò rất quan trọng, nó vừa giữ vai trò động lực thúc đẩy quá trình QL, nó lại vừa có vai trò trong việc giúp GV điều chỉnh PPDH và giúp HS thay đổi phƣơng pháp học tập để phù hợp với hình thức, phƣơng pháp đào tạo hiện nay nhằm đạt kết quả cao. Những năm gần đây để đáp ứng với nhu cầu của thời kỳ mới, QL đào tạo nghề đang từng bƣớc thay đổi chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo, tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách đúng mức, nhiều khi còn tùy tiện, chủ quan, nên việc đánh giá chất lƣợng đào tạo chƣa thực chính xác, còn nhiều vấn đề bất cập. Điều đó cho thấy việc thay đổi một hệ thống chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo mà không thay đổi hệ thống kiểm tra đánh giá thì cũng không thể đạt đƣợc mục đích mong muốn.

Việc kiểm tra đánh giá chính xác kết quả học tập của HS, sẽ cho chất lƣợng thực sự của kết quả đào tạo, hiệu quả cũng nhƣ những hạn chế, từ đó điều chỉnh các yêu cầu kỹ năng nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất.

Đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện của nhà trƣờng trong công tác kiểm tra đánh giá, chúng tôi đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.10. Mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học

Các nội dung đánh giá

Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần Cần Không cần Điểm TB Tốt Trung bình Chƣa tốt Điểm TB

Lập kế hoạch thanh tra,

kiểm tra và đánh giá 32 14 4 2,56 26 14 10 2,32 Tổ chức thực hiện công tác

kiểm tra, đánh giá 26 19 5 2,42 14 24 12 2,04 Xử lý vi phạm trong hoạt

động kiểm tra, đánh giá 31 11 8 2,46 19 19 12 2,14 Tổng kết đánh giá rút kinh

nghiệm 26 15 9 2,34 12 19 19 1,86

Về nhận thức tầm quan trọng và mức độ cần thiết, qua bảng số liệu, chúng tôi thấy rằng, nhà trƣờng đã đánh giá đúng về tầm quan trọng của biện pháp này. Trong quá trình ĐT, việc đánh giá là khâu cơ bản và gần nhƣ là tổng kết thành quả của các khâu còn lại; do đó, đây là một nhiệm vụ thƣờng xuyên của nhà trƣờng. Thực vậy, kiểm tra, đánh giá có những chức năng khác nhau, trong đó có chức năng QL chất lƣợng. Vì vậy, QL tốt công tác kiểm tra, đánh giá quá trình ĐT trong nhà trƣờng, chất lƣợng ĐT của nhà trƣờng sẽ đƣợc đảm bảo.

Qua bảng kết quả khảo sát (Bảng 2.9) khảo nghiệm và thống kê bảng số liệu chúng tôi nhận thấy rất rõ rằng, việc tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá đƣợc nhà trƣờng thực hiện khá tốt từ mức độ cần thiết, nhà trƣờng đã có những biện pháp cụ thể để tạo ra đƣợc hiệu quả trong công tác này. Trong đó, việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra và đánh giá là nội dung quan trọng nhất. Khi mục tiêu đã cụ thể và rõ ràng thì quá trình tổ chức thực hiện cũng nhƣ xử lý các vi phạm trong hoạt động hay tổ chức rút kinh nghiệm đƣợc nhà trƣờng thực hiện khá đồng bộ.

Tuy nhiên, đánh giá mức độ thực hiện cụ thể của GV cũng nhƣ CBQL và HS, trong nhà trƣờng đều cho rằng, nhà trƣờng mới thực hiện nội dung này ở mức trung bình khá. Đối chiếu với kết quả đánh giá với thực tế QL công tác kiểm tra, đánh giá đang thực hiện trong nhà trƣờng, có thể nói nhà trƣờng mới chỉ duy trì hoạt động của công tác này mà chƣa chú trọng để nâng cao chất lƣợng. Qua đó, có thể nói để đảm bảo chất lƣợng ĐT, công tác QL của nhà trƣờng cần chú trọng hơn nữa các biện pháp QL công tác kiểm tra, đánh giá QTĐT trong nhà trƣờng.

2.3.8. Về QL liên kết phối hợp ĐT giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất

Trong thời gian qua nhà trƣờng đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp nhƣ tổ chức hội thảo tìm hiểu về nhu cầu sử dụng lao động, mời các doanh nghiệp tham gia hội chợ việc làm, liên kết ĐT theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Hằng năm, nhà trƣờng tổ chức các đợt thực tập sản xuất tại các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy giúp HS tiếp cận với phƣơng thức lao động mới, với thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, công tác liên kết, phối hợp đào tạo giữa nhà trƣờng với các CSSX chƣa thật hiệu quả, chƣa thực hiện đƣợc một số mặt nhƣ:

+ Chƣa tham gia vào việc xây dựng chƣơng trình ĐT từ mục tiêu, nội dung, đến phƣơng pháp thực hiện…

+Nhà trƣờng và CSSX chƣa phối hợp trong việc kết hợp trao đổi cán bộ, chuyên gia kỹ thuật giảng dạy, học tập lẫn nhau.

+ Nhà trƣờng và CSSX chƣa phối hợp trong việc kiểm tra đánh giá chất lƣợng tay nghề của HS…

Qua trao đổi tại các hội nghị, hội thảo và các buổi tƣ vấn, mối quan hệ giữa nhà trƣờng và các doanh nghiệp chỉ mới do phía nhà trƣờng chủ động là chính. Do chƣa có cơ chế chính sách quy định trách nhiệm và lôi cuốn các CSSX tham gia vào công tác ĐT nhân lực kỹ thuật nên việc tham gia của CSSX chƣa mang lại hiệu quả cao, chƣa trở thành một chính sách lâu dài.

Bảng thống kê sau đây cho thấy thực trạng công tác QL liên kết phối hợp ĐT giữa nhà trƣờng với các CSSX.

Bảng 2.11. Mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý công tác liên kết phối hợp ĐT giữa nhà trƣờng với các cơ sở sản xuất

Các nội dung đánh giá

Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần Cần Không cần Điểm TB Tốt Trung bình Chƣa tốt Điểm TB Tổ chức phối hợp giữa nhà trƣờng và CSSX thật tốt 35 15 0 2,7 20 19 11 2,18 Tổ chức hội nghị khách hàng với các CSSX 34 16 0 2,68 23 17 10 2,26

Tổ chức cho CBGV tham quan

học tập kinh nghiệm ở các CSSX 27 16 11 2,48 13 29 8 2,1 Tổ chức TTSX tại các CSSX 33 10 7 2,52 21 16 13 2,16 Mới các CBKT, công nhân có

tay nghề cao trong các CSSX đến giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm tại trƣờng

24 20 6 2,36 11 26 13 1,96

Phối hợp với các CSSX trong việc đánh giá tay nghề sau khi tốt nghiệp

20 22 8 2,24 18 14 18 2,0

Từ kết quả khảo sát cho thấy quan điểm của CBGV đánh giá cao mức độ cần thiết của việc phối hợp giữa nhà trƣờng và CSSX, về mức độ thực hiện các biện pháp này chỉ đạt ở mức độ trung bình.

Từ nhận xét trên, các biện pháp QL công tác liên kết, phối hợp ĐT giữa nhà trƣờng với các CSSX ở trƣờng TCN Giao thông Cơ điện Quảng Ninh là cần thiết nhƣng mức độ thực hiện chƣa hiệu quả. Đây là vấn đề không mới, nhƣng các biện pháp nêu ra từ thực tế yêu cầu là tƣơng đối mới. Tuy nhiên nhà trƣờng cần phải linh hoạt hơn nữa trong công tác QL, điều hành việc phối hợp giữa nhà trƣờng với các CSSX nhằm nâng cao chất lƣợng ĐT.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo theo hƣớng đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trƣờng lao động ở Trƣờng trung cấp nghề Giao nhu cầu nhân lực của thị trƣờng lao động ở Trƣờng trung cấp nghề Giao thông Cơ điện Quảng Ninh

Để đánh giá thực trạng các biện pháp QL ĐTN một cách khách quan, đầy đủ, dƣới góc nhìn của nhiều đối tƣợng; CBQL các cấp, GV, HS và doanh nghiệp chúng tôi tiến hành khảo sát bằng cách gửi phiếu thăm dò đến:

- 08 đơn vị sản xuất (phụ lục 1) - 50 HS đã tốt nghiệp (phụ lục 2)

- Quan trọng nhất là lấy kết quả tổng hợp ý kiến của 50 CBGV thông qua việc khảo sát thực trạng. Nhóm biện pháp QL ĐTN thể hiện ở bảng 2.3; 2.4; 2.5; 2.6; 2.7; 2.8; 2.9; 2.10.

2.4.1. Ưu điểm

Trong những năm qua, công tác ĐT nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp tại trƣờng TCN Giao thông Cơ điện Quảng Ninh đã thu đƣợc kết quả nhất định.

Trƣớc hết là việc nhà trƣờng đã hình thành các đơn vị, tổ chức phục vụ cho công tác ĐT, sau đó là quá trình tuyển sinh của nhà trƣờng với quy mô HS tƣơng đối đông đảo trong địa bàn tỉnh cũng nhƣ các vùng lân cận. Với chỉ tiêu đặt ra gần nhƣ đã tuyển sinh đủ, đây là một thành công đối với nhà trƣờng.

Lãnh đạo nhà trƣờng luôn quan tâm đến việc xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình và kế hoạch ĐT phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng và tình hình phát triển kinh tế XH của địa phƣơng; kịp thời phê duyệt kế hoạch các khoa, tổ chuyên môn và GV, thƣờng xuyên tổ chức giao ban hàng tháng để theo dõi việc thực hiện nội dung chƣơng trình, kế hoạch, tiến độ cũng nhƣ đánh giá chất lƣợng ĐT nghề của đơn vị.

Phát triển đội ngũ phục vụ thiết thực cho công tác ĐT, bằng nhiều hình thức nhà trƣờng đã không ngừng phát triển đội ngũ GV, tiếp tục cử GV đi học để nâng cao trình độ, tuyển chọn đội ngũ GV đáp ứng nhu cầu giảng dạy,

nghiên cứu phục vụ ĐT và phát triển của nhà trƣờng, đảm bảo đủ CB, GV cho phòng, khoa đạt hiệu quả.

Tổ chức tốt việc quán triệt nội quy, quy chế cũng nhƣ GD nhận thức về nghề nghiệp, động cơ và trách nhiệm học tập cho mọi HS đến học tại trƣờng. Đồng thời tổ chức tốt việc theo dõi, đánh giá giờ giảng phù hợp, quán triệt sâu rộng trong CBGV về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH.

Đầu tƣ CSVC, thiết bị, hiện đại hóa phƣơng tiện phục vụ DH, làm việc và nghiên cứu khoa học. Nhà trƣờng đầu tƣ các phòng học và các giảng đƣờng hiện đại với máy chiếu, hệ thống âm thanh, máy tính…..

Hoạt động nghiên cứu khoa học, bồi dƣỡng nâng cao trình độ GV, thi GV dạy giỏi, đảm bảo chất lƣợng học tập, XH hóa giáo dục …cũng đƣợc quan tâm xúc tiến và cũng đạt đƣợc những kết quả khích lệ.

Về công tác tổ chức ĐT: Bám sát vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, XH, gắn liền với việc xác định chỉ tiêu ĐT, nội dung chƣơng trình ĐT đƣợc khảo cứu từ nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cƣ.

Tăng cƣờng XH hóa giáo dục: Xác lập và duy trì mối quan hệ với các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức, cộng đồng dân cƣ. Hƣớng đến việc hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp qua các hình thức: Doanh nghiệp hỗ trợ phát triển nhà trƣờng (tài trợ học bổng, viện trợ thiết bị, tặng các phần mềm phục vụ ĐT), tham gia vào QTĐT của trƣờng (tƣ vấn xây dựng chƣơng trình ĐT, cung cấp thông tin về nhu cầu ĐT, tƣ vấn định hƣớng việc làm, hỗ trợ CB có trình độ chuyên môn tham gia giảng dạy, hỗ trợ nơi thực tập…), nhận HS về thực tập.

Thông qua hợp tác, liên kết ĐT trƣờng đã sử dụng có hiệu quả lao động kỹ thuật, trang thiết bị của các doanh nghiệp, tại địa bàn và cơ sở cho HS thực tập tốt nghiệp và cơ hội tìm đƣợc việc làm sau khi tốt nghiệp ra trƣờng. Thƣờng xuyên tiếp cận, điều tra, nghiên cứu về lao động của ngành, của các khu công nghiệp trong tỉnh, các vùng kinh tế nhằm xác định mục tiêu và chiến lƣợc ĐT của nhà trƣờng cho phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi phát triển của nền sản xuất XH.

ĐT gắn với sử dụng, chất lƣợng và hiệu quả ĐT là hai tiêu chí quan trọng quyết định sự phát triển của nhà trƣờng. Trong những năm qua, HS của nhà trƣờng tốt nghiệp ra trƣờng có gần 85% đƣợc cơ quan, doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc, có thu nhập ổn định, chất lƣợng ĐT của nhà trƣờng đƣợc đánh giá tốt, uy tín, vị trí của nhà trƣờng ngày càng đƣợc nâng cao trong ngành, trong khu vực.

2.4.2. Nhược điểm

Trong những năm gần đây, nhà trƣờng không ngừng đẩy mạnh xây dựng và phát triển về quy mô ĐT, ngành nghề ĐT, mặc dù nhà trƣờng đã tích cực đầu tƣ mua sắm trang thiết bị máy móc, CSVC phục vụ ĐT chăm lo bồi dƣỡng đội ngũ GV, song chƣa kịp đáp ứng với sự phát triển của XH do vậy còn những hạn chế nhƣ sau:

Công tác đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp của nhà trƣờng thực hiện chƣa đồng bộ, còn chắp vá và tính định hƣớng rõ ràng nên chƣa theo kịp yêu cầu của XH.

Vẫn còn một số bộ phận GV có hồ sơ bài giảng chất lƣợng chƣa cao, vẫn còn giờ giảng của GV đạt loại trung bình, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giở giảng của GV chƣa nhiều, nhiều GV khai thác sử dụng các phƣơng tiện DH chƣa đạt hiệu quả; công tác thao giảng dự giờ, bình giảng chƣa đi vào chiều sâu, còn mang tính hình thức.

Đối tƣợng tuyển sinh vào trƣờng chất lƣợng thấp, trong khi đó có một số GV chƣa vận dụng đƣợc các PPDH một cách tích cực trong quá trình lên lớp, về phía HS chƣa có phƣơng pháp học tập tốt, chƣa xác định rõ mục tiêu học tập, phong trào học tập rèn luyện kỹ năng nghề chƣa cao, nhiều HS còn chƣa an tâm học tập.

Công tác kiểm tra, đánh giá còn nặng tính hình thức, chƣa thực sự cải tiến quy trình tổ chức thi cử phù hợp với xu thế mới.

CSVC của đại bộ phận nhà trƣờng vẫn còn yếu kém, trang thiết bị ĐT kỹ thuật nghề nghiệp nói chung còn thiếu và lạc hậu. Đội ngũ CB, GV còn thiếu

về số lƣợng, không đồng đều về cơ cấu, năng lực giảng dạy chƣa cao, nhất là trong thực hiện đổi mới về nội dung, phƣơng pháp.

Vấn đề phối hợp ĐT với các cơ quan doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn và khu vực còn nhiều bất cập, chƣa toàn diện (do chƣa có kinh nghiệm, cơ chế phối hợp chƣa thuyết phục…)

Trƣờng chƣa có cuộc khảo sát quy mô về nhu cầu ĐT, các loại hình GV còn thiếu….

2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng

2.4.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm

*Nguyên nhân khách quan:

- Đƣờng lối đổi mới về GD - ĐT với quan điểm chỉ đạo “là quốc sách hàng đầu”.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với CNH - HĐH đất nƣớc đã tác động đến tất cả các địa phƣơng, các thành phần kinh tế, nhiều khu công nghiệp đƣợc hình thành nhu cầu về lao động ngày càng tăng.

- Trong những năm gần đây, Nhà nƣớc luôn quan tâm đến công tác ĐTN, điều đó đƣợc thể hiện trong các nghị định, thông tƣ, các quyết định của Chính phủ, Bộ LĐTB&XH và Tổng cục dạy nghề ban hành, đặc biệt Chính phủ ban hành luật giáo dục 2005, luật dạy nghề 2006 trong đó ĐTN là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống GD quốc dân.

Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 23/4/2001 của Chính phủ về việc hƣớng dẫn thi hành luật GD về dạy nghề, điều lệ mẫu trƣờng TCN đƣợc ban hành theo quyết định số 52/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 05/5/2008 của Bộ LĐTBXH đã giúp CBQL, GV đỡ lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động chuyên môn và QLĐT.

- Quyết định số 58/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 06/9/2008 của bộ trƣởng Bộ LĐTBXH về việc ban hành chƣơng trình khung trình độ TCN, CĐN đây là cơ sở rất quan trọng để nhà trƣờng biên soạn nội dung chƣơng trình ĐT cho phù hợp với nhu cầu thị trƣờng lao động.

- Ngoài ra Tổng cục đƣờng bộ Việt Nam, sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh và các sở ban ngành trong tỉnh thƣờng xuyên chỉ đạo các hoạt động của nhà trƣờng …đƣa nhà trƣờng đi vào hoạt động ngày càng nề nếp và phát triển trong thời kỳ CNH - HĐH đất nƣớc.

*Nguyên nhân chủ quan

- Nhà trƣờng đã tạo đƣợc mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất.

- BGH chỉ đạo một cách kiên quyết và sâu sát các hoạt động chung trong nhà trƣờng, phân cấp quản lý tốt, xây dựng các kế hoạch hoạt động và tổ chức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở trường trung cấp nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (Trang 67 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)