Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động đào tạo nghề đáp ứng nhu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở trường trung cấp nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (Trang 42 - 118)

9. Cấu trúc luận văn

1.5.Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động đào tạo nghề đáp ứng nhu

cầu của thị trƣờng lao động

1.5.1. Cơ chế, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội

Cơ chế chính sách của Đảng, nhà nƣớc là kim chỉ nam, là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển đào tạo nghề cả về quy mô, cơ cấu và cả chất lƣợng đào tạo nghề.

- Định hƣớng chung về công tác dạy nghề

Đại hội X của Đảng khẳng định: „Phát triển mạnh hệ thống GD nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo CĐN, TCN cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm và cho xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lƣới cơ sở dạy nghề, tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và TG. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề, …tạo điều kiện thuận lợi cho lao động học nghề, lập nghiệp. Tổ chức dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất phù hợp cho nông dân, đồng bào thiểu số‟.(9.96 Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ 10).

- Quy hoạch phát triển công tác dạy nghề

Năm 2010 Bộ LĐTB&XH xây dựng đề án đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020, đặt ra mục tiêu tổng quát là tạo sự đột phá về chất lƣợng dạy nghề theo hƣớng tiếp cận trình độ khu vực và TG; tăng quy mô đào tạo nghề, gắn kết dạy nghề với doanh nghiệp….Đề án có tổng kinh phí hơn 41.000 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn ngân sách Trung ƣơng, ngân sách địa phƣơng, nguồn vốn ODA. Nguồn vốn xã hội, doanh nghiệp, ngƣời học và các nguồn vốn khác chỉ chiếm 3%. Theo đó, sẽ đƣợc chi để hƣớng tới mục tiêu dạy nghề cho 24,58 triệu ngƣời, trong đó đào tạo trình độ TCN, CĐN và kỹ sƣ thực hành là 5,815 triệu ngƣời, bảo đảm đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề cho 40.000 ngƣời để thành giáo viên dạy nghề. Đến năm 2020, 100%

trƣờng đào tạo TCN, CĐN đƣợc ban hành khung chƣơng trình; 90% trƣờng CĐN, trƣờng TCN, 70% trung tâm dạy nghề và 70% chƣơng trình dạy nghề đƣợc kiểm định chất lƣợng, …

Cùng với đề án Đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020, ngày 27/11/2009 Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã ra quyết định phê duyệt đề án „Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020‟. Mục tiêu của đề án là: bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo bồi dƣỡng 100.000 lƣợt cán bộ, công chức xã. Đề án có tổng kinh phí là 25.980 tỷ đồng, thực hiện ở 3 giai đoạn: 2009 - 2010; 2011- 2015; 2016 - 2020.

Các dự án trên đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nƣớc tới ngƣời lao động nói riêng và chiến lƣợc dạy nghề nói chung. Giải quyết tốt vấn đề ĐTN và tạo việc làm có thu nhập ổn định cho ngƣời dân cũng đồng nghĩa với việc đã tháo đƣợc một nút thắt quan trọng vấn đề an sinh XH. Công tác ĐTN còn hƣớng tới mục đích quan trọng hơn, phục vụ cho chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của nhà nƣớc.

Các chính sách quản lý của Đảng và nhà nƣớc tác động đến ĐTN ở một số khía cạnh nhƣ:

- Khuyến khích hay kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lƣợng. Có tạo ra môi trƣờng bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lƣợng đào tạo hay không ?

- Khuyến khích hoặc kìm hãm việc huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao chất lƣợng đào tạo.

- Khuyến khích hoặc hạn chế các cơ sở đào tạo nghề mở rộng liên kết, hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo.

- Trong QLĐT, chất lƣợng là vấn đề bức xúc, trong khi đó hệ thống đào tạo nghề lại chƣa có bộ phận kiểm định chất lƣợng đào tạo để kiểm định cơ sở đào tạo và chƣơng trình đào tạo.

- Các chính sách về việc làm, lao động, tiền lƣơng của LĐ sau học nghề. - Chính sách đối với GV dạy nghề, HS học nghề.

- Các quy định trách nhiệm và mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và ngƣời sử dụng LĐ, quan hệ giữa cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất…

Các cơ chế chính sách quản lý của Đảng và nhà nƣớc tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào đến quá trình đào tạo và đầu ra của các trƣờng dạy nghề. Trong đó có các yếu tố tác động trực tiếp, có những yếu tố tác động qua môi trƣờng, rồi môi trƣờng tác động lên đào tạo nghề.

1.5.2. Môi trường

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời sống xã hội của đất nƣớc, trong đó có hoạt động đào tạo nghề. Toàn cầu hóa và hội nhập đòi hỏi chất lƣợng ĐTN của Việt Nam phải đƣợc nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng của khu vực và TG. Đồng thời nó cũng tạo ra cơ hội cho ĐTN Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến.

Phát triển KHCN yêu cầu ngƣời LĐ phải nắm bắt kịp thời và thƣờng xuyên học tập để làm chủ công nghệ mới, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải thay đổi đáp ứng nhu cầu học tập, KHCN, trong đó có KHCN về GD đào tạo phát triển tạo điều kiện để đổi mới PP, phƣơng tiện, hình thức tổ chức để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo.

Kinh tế xã hội phát triển làm cho nhận thức của XH và công chúng về việc dạy nghề, học nghề và vai trò của lao động có kỹ năng thay đổi cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng dạy nghề, nguồn lực đầu tƣ cho đào tạo nghề tăng lên là điều kiện vật chất để cải thiện chất lƣợng đào tạo, thị trƣờng lao động phát triển và hoàn thiện tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho các cơ sở đào tạo nâng cao chất lƣợng.

1.5.3. Các yếu tố bên trong của cơ sở đào tạo

Các yếu tố bên trong của cơ sở đào tạo có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng đào tạo. Các yếu tố này do hệ thống quản lý chất lƣợng của cơ sở dạy nghề quyết định. Các yếu tố này bao gồm các nhóm sau:

Trong trƣờng trung cấp nghề các nhân tố về điều kiện đảm bảo ảnh hƣởng tới chất lƣợng đào tạo nghề bao gồm:

+ Đội ngũ GV và CBQL

+ Đầu vào là HS tham gia học các chƣơng trình đào tạo nghề + Cơ sở vật chất, trang thiết bị

+ Nguồn tài chính

+ Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích học nghề + Các nhân tố trên đƣợc gắn kết bởi nhân tố quản lý.

- Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo: Bao gồm các nhân tố sau:

Nội dung chƣơng trình đào tạo có phù hợp với mục tiêu đào tạo đã đƣợc thiết kế phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng, yêu cầu ngƣời học hay không ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phƣơng pháp đào tạo có đƣợc đổi mới, có phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của ngƣời học, có phát huy đƣợc cao nhất khả năng học tập của từng „khách hàng‟ hay không ?

Hình thức tổ chức đào tạo có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho ngƣời học không ?

Môi trƣờng học tập trong nhà trƣờng có an toàn, có bị các tệ nạn XH xâm nhập không ? Các dịch vụ phục vụ cho học tập, sinh hoạt có sẵn và thuận lợi không ?

Môi trƣờng văn hóa trong nhà trƣờng có tốt không ? Ngƣời học dễ dàng có đƣợc các thông tin về kết quả học tập, kế hoạch học và các hoạt động của nhà trƣờng không ?

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng này, tôi đã nêu tổng quan vấn đề nghiên cứu, làm rõ các khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài, phân tích các cơ sở khoa học của việc quản lý hoạt động đào tạo, nêu ra một số lý luận về quản lý hoạt động đào tạo nghề định hƣớng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, các yếu tố ảnh hƣởng chi phối tới các biện pháp quản lý và tầm quan trọng của đào tạo nhân lực có kỹ năng tay nghề đáp ứng đƣợc nhứng yêu cầu và đòi hỏi của thị trƣờng.

Đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trƣờng là đào tạo mang tính chất lâu dài; do đó, kế hoạch đào tạo phải đƣợc xây dựng trên cơ sở vật chất, phƣơng tiện, điều kiện kỹ thuật hiện có và trong tƣơng lai. Trong đào tạo chú ý đến cả hai mặt số lƣợng và chất lƣợng. Sản phẩm đào tạo có chất lƣợng đƣợc sử dụng đúng với yêu cầu của nhà tuyển dụng, không mất chi phí đào tạo lại, tạo uy tín cho thƣơng hiệu của nhà trƣờng. Để đáp ứng phát triển kinh tế xã hội hiện tại, nhà trƣờng đã chủ động tìm cơ hội liên kết với các doanh nghiệp để hoàn thiện chƣơng trình đào tạo, tìm các nguồn đào tạo theo đơn đặt hàng, thực hiện nhiệm vụ một cách năng động, uyển chuyển và hiệu quả cao.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THEO HƢỚNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA THỊ TRƢỜNG

LAO ĐỘNG Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

GIAO THÔNG CƠ ĐIỆN QUẢNG NINH

2.1. Khái quát tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và dân cƣ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh

Những đặc thù về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và dân cƣ của tỉnh Quảng Ninh là những yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến phát triển của các trƣờng đào tạo nghề trong tỉnh nói chung và của trƣờng TCN Giao thông Cơ điện Quảng Ninh nói riêng.

Quảng Ninh có 184 đơn vị hành chính cấp xã gồm 127 xã, 49 phƣờng và 12 thị trấn. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố và thị xã trực thuộc nhất của Việt Nam.

Dân số Quảng Ninh theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là 1.144.381 ngƣời trong đó nữ là 558.793 ngƣời có tỉ lệ dân số sống ở thành thị cao thứ 3 Việt Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), dân số thành thị là 575.939 ngƣời (chiếm tỉ lệ 50,3%). Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nƣớc. Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nƣớc là 1,2%).

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trƣởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhƣ: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hƣởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là

kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhƣng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhƣng vẫn chƣa có xu hƣớng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu đƣợc kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hƣớng tích cực...

Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thƣơng mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của vùng đông bắc; có hệ thống kết cấu hạ tầng tƣơng đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao. Với mục tiêu cụ thể nhƣ:

Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, (Về trữ lƣợng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tƣ, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trƣởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh đƣợc xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Nam Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nƣớc sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đƣờng biển giữa nƣớc ta với các nƣớc trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lƣu

thƣơng mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tƣ; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực.

Các trƣờng Đại học, Cao đẳng và trung cấp ở Quảng Ninh hiện nay: - Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

- Đại học Ngoại thƣơng phân hiệu Quảng Ninh - Đại học Mỏ địa chất phân hiệu Quảng Ninh - Cao đẳng Sƣ phạm Quảng Ninh

- Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc - Cao đẳng Y tế Quảng Ninh - Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả

- Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng Uông Bí - Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Hạ Long - Cao đẳng Nghề mỏ Hữu nghị

- Cao đẳng Nghề mỏ Hồng Cẩm

- Trung cấp nghề giao thông CĐ Quảng Ninh - Trung cấp Kinh tế

- Trung cấp Xây dựng

- Trung cấp Nông lâm ngƣ nghiệp Quảng Ninh

Với quyết tâm tăng trƣởng cao từ 11% một năm trở lên, Quảng Ninh sẽ tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tƣ có tiềm năng vào các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ xi măng….; Các dự án đầu tƣ lớn để nâng cấp các Khu du lịch; Khu Du lịch sinh thái, nhất là Vịnh Hạ Long, quy hoạch các cầu tàu đảm bảo tàu du lịch có trong tải lớn vào đƣợc.

Xây dựng cảng biển nƣớc sâu, đảm bảo hệ thông kho tàng, bên bãi, nối với hệ thông giao thông thuận tiện trong giao thƣơng với các địa phƣơng, các nƣớc…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các công ty, xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn:

- Công ty CP ximăng Hạ Long - Công ty CP xi măng Thăng Long - Công ty gốm Viglacera Hạ Long - 03 Công ty đóng tàu

- 12 Công ty than trên địa bàn

Tóm lại: Tình hình chính trị, kinh tế xã hội và dân cƣ trên địa bàn tỉnh phần lớn đều thuận lợi cho các hoạt động đào tạo của Trƣờng, với những tiềm năng vốn có của địa phƣơng, để phát huy trong lĩnh vực phát triển đào tạo nghề nhà trƣờng cần có một định hƣớng cụ thể để có hƣớng phát triển đào tạo nhân lực cho nhu cầu của thị trƣờng lao động trên địa bàn.

2.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Trƣờng Trung cấp nghề Giao thông Cơ điện Quảng Ninh

2.2.1. Sự hình thành và phát triển

Trƣờng trung cấp nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh đƣợc thành lập theo quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2007 của UBND tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở trường trung cấp nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (Trang 42 - 118)