9. Cấu trúc luận văn
1.3. Trƣờng trung cấp nghề trong hệ thống đào tạo nghề
1.3.1. Trường trung cấp nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trƣờng TCN là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; là đơn vị sự nghiệp có thu, chịu sự quản lý nhà nƣớc thống nhất về dạy nghề của Bộ LĐTB & XH, đồng thời chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan ra quyết định thành lập.
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung cấp nghề
1.3.2.1. Nhiệm vụ
Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề nhằm trang bị cho ngƣời học năng lực thực hành nghề tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có đạo đức nghề
nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng thị trƣờng lao động.
+ Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chƣơng trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề đối với ngành nghề đƣợc phép đào tạo.
+ Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.
+ Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng hoặc chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội.
+ Tuyển dụng, quản lý đội ngũ CBCNV của trƣờng đủ về số lƣợng; phù hợp với ngành nghề, quy mô trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thực hiện sản xuất kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật…
1.3.2.2. Quyền hạn
+ Đƣợc chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà trƣờng phù hợp với chiến lƣợc phát triển dạy nghề và quy hoạch phát triển mạng lƣới trƣờng trung cấp nghề.
+ Đƣợc huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề.
+ Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc trƣờng theo cơ cấu tổ chức đã đƣợc phê duyệt trong điều lệ của trƣờng; quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ cấp trƣởng phòng, khoa và tƣơng đƣơng trở xuống.
+ Đƣợc thành lập doanh nghiệp và tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật; phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong hoạt động dạy nghề.[18; tr4]
1.4. Quản lý hoạt động đào tạo nghề theo hƣớng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động ở trƣờng Trung cấp nghề
1.4.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ứng nhu cầu của thị trường lao động
Phát triển nhân lực là đặc trƣng cơ bản của quá trình CNH, HĐH đất nƣớc, bởi vì con ngƣời là chủ thể, là nhân tố năng động, sáng tạo nhất trong mối quan hệ giữa ba hệ thống kinh tế - xã hội - môi trƣờng.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, các quy luật của kinh tế thị trƣờng tác động trực tiếp tới kế hoạch đào tạo của các trƣờng TCN cũng nhƣ các trƣờng đào tạo khác. Các quy luật nhƣ quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…
Trong thị trƣờng sức lao động thì lao động càng lành nghề càng có giá trị, do vậy đối với các cơ sở đào tạo nhân lực phải lấy chất lƣợng đào tạo là sự sống còn. "Trong thị trƣờng, lợi thế cạnh tranh ngày nay không còn nằm chủ yếu ở tài nguyên thiên nhiên hoặc lao động rẻ mà nghiêng về tiềm lực tri thức, con ngƣời và nguồn nhân lực trình độ cao".
Dƣới tác động của quy luật cung cầu, nhiệm vụ của các trƣờng TCN là đào tạo nhân lực có nhiệm vụ cung cấp đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghệp vụ cho các ngành kinh tế quốc dân về sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ về loại hình, ngành nghề, số lƣợng, chất lƣợng và kết quả theo yêu cầu của thị trƣờng sức lao động. Ngƣời đào tạo phải tìm những nơi cần sử dụng đến khả năng đó thì lao động mới có giá trị. Đồng thời ngƣời lao động cũng cần phải biết thêm những nghề khác bên cạnh việc tinh thông một nghề cơ bản thì mới tồn tại đƣợc ở thị trƣờng sức lao động.
Dƣới tác động của quy luật kinh tế thị trƣờng, đặc biệt là quy luật cạnh tranh thì những cơ sở đào tạo, cụ thể ở đây là giáo dục nghề nghiệp tại các trƣờng TCN cũng nhƣ trƣờng dạy nghề cần phải đào tạo nguồn lao động có chất lƣợng thì mới tồn tại đƣợc.
Có thể nói rằng, đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng trong giai đoạn hiện nay là một xu thế tất yếu. Bởi sự tác động qua lại giữa thị trƣờng lao động với quá trình đào tạo nguồn nhân lực rất rõ ràng.
Quá trình đào tạo đó cũng đáp ứng đƣợc yêu cầu của xu hƣớng học tập hiện đại. Đa số học sinh học nghề muốn đƣợc học những tri thức và kỹ năng ứng dụng cao trong hoạt động thực tiễn.
Đào tạo nhân lực gắn với TTLĐ giúp các cơ sở đào tạo cải thiện đƣợc vị trí, vùng hoạt động của họ, với giải pháp này, các cơ sở dạy nghề thực sự hội nhập với bên ngoài, có thể đóng góp đƣợc nhiều cho sự phát triển của vùng, theo cách tiếp cận này, các cơ sở đào tạo hoàn toàn có thể gắn bó với TTLĐ.
Giải pháp này cũng tạo cho các trƣờng khả năng đa dạng hóa và mở rộng các nguồn tài chính, giúp cho các cơ sở đào tạo có khả năng huy động nguồn đóng góp từ TTLĐ. Ví dụ nguồn tài chính cho các nghiên cứu ứng dụng, đầu tƣ vào các phòng thực nghiệm chuyên dụng, thiết bị và tài liệu học tập, thông qua quá trình gắn bó với TTLĐ, cung cấp những chƣơng trình phù hợp với yêu cầu của TTLĐ, các cơ sở đào tạo hoàn toàn có thể có đƣợc sự sẵn lòng đầu tƣ từ TTLĐ.
1.4.2. Quản lý hoạt động dạy - học *Quản lý hoạt động dạy: *Quản lý hoạt động dạy:
Quản lý hoạt động giảng dạy của GV thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ GV và của từng GV.
GV trong các trƣờng dạy nghề có nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục HS, đồng thời họ phải học tập, rèn luyện, bồi dƣỡng thƣờng xuyên để nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm nần cao chất lƣợng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục của mình.
Trong nhà trƣờng, hoạt động giảng dạy là một trong hai hoạt động trọng tâm đồng thời là hoạt động chuyên môn quan trọng nhất do đội ngũ GV thực hiện. Công tác giảng dạy chính là tổ chức quá trình nhận thức của HS, vì vậy, chất lƣợng giảng dạy là yếu tố quyết định chất lƣợng nhận thức của HS, quyết định chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.
Quá trình giảng dạy của GV gồm các khâu:
- Chuẩn bị bài giảng (soạn giáo án, soạn đề cƣơng bài giảng, chuẩn bị đồ dùng, phƣơng tiện dạy học)
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS Nội dung quản lý hoạt động dạy
- Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của toàn thể đội ngũ GV và của từng GV.
- Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn và sƣ phạm của toàn thể đội ngũ GV và của từng GV.
Chỉ ra đƣợc các ƣu, nhƣợc điểm, đánh giá đƣợc sự tiến bộ về các mặt chính trị tƣ tƣởng, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của từng GV.
*Quản lý hoạt động học
Quản lý hoạt động học của HS là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HS trong quá trình đào tạo.
Qua quá trình học tập, HS lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề, thái độ học tập rèn luyện. Vì vậy, công tác quản lý hoạt động học của HS có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Nội dung quản lý hoạt động học gồm:
- Theo dõi, tìm hiểu để nắm đƣợc những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng nhƣ những biến đổi nhân cách của HS.
- Theo dõi, giúp đỡ, khuyến khích HS phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu rèn luyện vƣơn lê đạt kết quả học tập, rèn luyện ngày càng tiến bộ hơn.
Quản lý hoạt động học của HS đƣợc tiến hành động bộ cả trong và ngoài giờ lên lớp, trong nhà trƣờng và ngoài nhà trƣờng.
1.4.3. Đặc điểm công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động của thị trường lao động
1.4.3.1. Nhiệm vụ của cơ sở quản lý đào tạo
Các chƣơng trình đào tạo gắn với TTLĐ cần phải nằm dƣới sự quản lý của các cơ sở đào tạo coi trọng tính ứng dụng cả trong đào tạo và nghiên cứu.
Nhà quản lý giáo dục cần cung cấp chƣơng trình đào tạo cho học sinh để sau khi tốt nghiệp họ có thể hoạt động ngay trong chuyên ngành của mình.
Cơ sở đào tạo cần thực hiện những nghiên cứu mang tính ứng dụng, thƣờng là trong qua hệ hợp tác với công ty hoặc tổ chức công ở các địa phƣơng và TTLĐ.
Cơ sở đào tạo tích cực đóng góp vào các nghiên cứu mang tính ứng dụng thƣờng coi trọng quan hệ hợp tác với công ty hoặc tổ chức công của địa phƣơng và TTLĐ; tích cực đóng góp vào định hƣớng phát triển kinh tế xã hội quan trọng nhƣ tính bền vững CNH, HĐH, Trọng tâm khu vực địa lý mà TTLĐ phục vụ thƣờng đƣợc định rõ ràng là trong vùng thuộc lãnh thổ, có thể trên phạm vi quốc gia.
1.4.3.2. Chương trình đào tạo
Chƣơng trình đào tạo gắn với TTLĐ có trọng tâm là thực tiễn hoạt động nghề nghiệp với các đặc điểm nổi bật nhƣ là chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng dựa trên khung nghề nghiệp phát triển chung cho các chƣơng trình có cùng chuyên ngành trong cả nƣớc với sự tham gia của TTLĐ.
Chƣơng trình đào tạo phản ánh cách tiếp cận tích hợp giữa kiến thức lý thuyết với kiến thức thực tế và các kỹ năng xã hội cần thiết. Công cụ của giai đoạn học tập gồm các bài thực hành, thiết kế đồ án, kỹ thuật thí nghiệm, thực tập, thực tập sản xuất…
Chƣơng trình đào tạo này thúc đẩy phƣơng pháp học tập lấy ngƣời học làm trung tâm. Phƣơng pháp học tích cực là huy động quá trình làm việc nhóm của học sinh, các bài tập thu hoạch.
Chƣơng trình đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu TTLĐ này đánh giá học sinh bao gồm các phần thực hành liên quan đến TTLĐ. Ví dụ, kết quả thực hành nghề nghiệp và các kỹ năng sử dụng các trang thiết bị đặc biệt của học sinh nhƣ kỹ năng thực nghiệm, hoạt động trong mô hình thực tiễn… đều đƣợc đánh giá cùng với các kiến thức lý thuyết cơ bản.
1.4.3.3. Nội dung đào tạo
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của TTLĐ cần có mục tiêu, chƣơng trình đào tạo phù hợp. Đó là phải đào tạo những ngành nghề mà TTLĐ cần chứ không phải đào tạo những gì mà nhà trƣờng có. Do đó, nhiệm vụ và nội dung đào tạo phải thật cụ thể và thiết thực, bám sát mục tiêu, chƣơng trình đào tạo đã vạch ra. Trong đó nhân tố giáo viên và học sinh là những nhân tố quyết định nhất.
Giáo viên phải đạt đƣợc yêu cầu chung của nhà nƣớc về giảng dạy và các yêu cầu cụ thể về kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp. Đặc điểm chung của giáo viên cần phải có kiến thức lý thuyết vững chắc và cập nhật về nghề nghiệp; có kiến thức thực tiễn và kỹ năng thực hành nghề, có kinh nghiệm thực tiễn chuyên ngành ít nhất hai năm, có khả năng duy trì các mối quan hệ với TTLĐ thông qua việc làm hấp dẫn và giám sát học sinh tại nơi làm việc, đồng thời ngƣời giáo viên phải có phƣơng pháp giảng dạy khuyến khích đƣợc tính tích cực của học sinh trong quá trình thu nhận kiến thức và học những kỹ năng. Ngƣời giáo viên trong quá trình này cũng cần có các vai trò khác bên cạnh việc giảng dạy phải tƣ vấn cho học sinh trong quá trình hƣớng nghiệp. Trong quá trình đánh giá, ngƣời giáo viên cần có phƣơng pháp đánh giá tích hợp đƣợc cả kiến thức lý thuyết lẫn thực tiễn, đồng thời ngƣời giáo viên cần có khả năng thực hiện dự án ứng dụng.
- Đối với học sinh trong quá trình đào tạo với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của TTLĐ thì phải đảm bải đầy đủ các điều kiện đầu vào của chƣơng trình đào tạo, quan tâm tới việc học hỏi nghề nghiệp tƣơng lai, có phong cách học qua thực hành và học các kỹ năng và các phần hợp thành thực tiễn trong chƣơng trình.
Quá trình đào tạo cần tập trung quản lý một số vấn đề sau:
+ Tìm hiểu nhu cầu nhân lực: cần tìm hiểu rõ nhu cầu của địa phƣơng, của vùng và rộng hơn là của cả nƣớc, thậm chí của khu vực, để học sinh sau khi
tốt nghiệp có thể tìm việc làm ở bất cứ đâu, chứ không phải chỉ ở địa phƣơng nơi mình đào tạo.
Để chuẩn bị cho tuyển sinh, trƣớc hết và tối cần thiết các cơ sở giáo dục, đào tạo phải biết rõ nhu cầu trƣớc mắt và tƣơng lai về nguồn nhân lực, đặc biệt ngành nghề nào có thể phát triển lâu dài ở địa phƣơng và trong cả nƣớc. Nhƣ vậy, công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu về ngành nghề, trình độ, số lƣợng nguồn nhân lực là điều không thể bỏ qua, giúp nhà trƣờng có cái nhìn đúng và nhìn xa về nhiệm vụ hiện tại và tƣơng lai.
+ Đảm bảo chất lƣợng đào tạo: Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả gắn liền hoạt động nhà trƣờng với hoạt động cơ quan, doanh nghiệp theo hƣớng liên kết đào tạo sẽ đạt kết quả cao nhất. Việc đào tạo nhân lực nhất thiết phải nhằm vào nhu cầu nguồn nhân lực. Ngƣời học sau khi ra trƣờng phải đƣợc sử dụng đúng chỗ và đáp ứng đƣợc yêu cầu sử dụng.
Thời gian qua, chỉ tiêu tuyển sinh của tứng ngành chƣa thực sự dựa trên kết quả thăm dò nhu cầu của TTLĐ, việc xây dựng chƣơng trình chƣa đạt đến mức độ phù hợp với thực tiễn xã hội. Tuyển sinh ngành nào có tính thuận lợi cho công tác đào tạo, ít tốn kém, dễ thực hiện hoặc đáp ứng theo nguyện vọng của ngƣời học chứ không theo nhu cầu của TTLĐ, theo mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài. Do không có sự phù hợp giữa đào tạo với nhu cầu việc bố trí việc làm có khó khăn và phần nào ngƣời lao động phải chịu làm việc trái với ngành nghề.
Do đó, việc lên kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phải đƣợc đồng thời xây dựng bởi cơ quan chức năng nhà nƣớc, nhà trƣờng, doanh nghiệp, trong đó cơ quan chức năng nắm bắt vai trò chủ đạo xây dựng kế hoạch lâu dài, nhà trƣờng đóng góp bằng kế hoạch ngắn hạn và cụ thể, doanh nghiệp đóng góp qua góp ý, thỏa thuận hoặc cam kết sử dụng nhân lực trong tƣơng lai. Giải pháp này tạo cho các trƣờng khả năng đa dạng hóa và mở rộng các nguồn tài chính giúp các cơ sở đào tạo có khả năng huy động nguồn đóng góp từ TTLĐ.
1.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động cầu của thị trƣờng lao động
1.5.1. Cơ chế, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội
Cơ chế chính sách của Đảng, nhà nƣớc là kim chỉ nam, là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển đào tạo nghề cả về quy mô, cơ cấu và cả chất