9. Cấu trúc luận văn
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
a. Xây dựng nội dung chương trình ĐT phù hợp với yêu cầu phát triển của XH
Cải tiến việc xây dựng mục tiêu và chƣơng trình đào tạo TCN trên cơ sở phân tích các yêu cầu của nghề nghiệp hiện tại, thảo luận các mục tiêu cần thiết phải đạt đƣợc trong chƣơng trình ĐT của trƣờng, đảm bảo phù hợp các yêu cầu của thị trƣờng và điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Trên cơ sở kết cấu lại chƣơng trình ĐT cho phù hợp, mạnh dạn loại bỏ những nội dung ĐT không cần thiết, bổ sung cập nhật các kiến thức mới, chú trọng đến việc hình thành kỹ năng của ngƣời học và khả năng tự học của HS.
Đổi mới nội dung CTĐT trên cơ sở tôn trọng chƣơng trình khung do Bộ LĐTBXH đã ban hành nhằm tăng tính chuẩn mực, tính thống nhất về nội dung giữa các cơ sở ĐT, đồng thời theo hƣớng nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất. Thực hiện phƣơng châm nhà trƣờng dạy cái mà XH cần chứ không phải là dạy cái mà mình đang có.
Việc đổi mới nội dung CTĐT kết hợp chặt chẽ việc đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản ở nhà trƣờng với thực tế kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở SX. Gắn kết giữ lý luận với thực tiễn, giữa lý thuyết với thực hành rèn luyện tay nghề là cơ sở để nâng cao chất lƣợng ĐT của nhà trƣờng.
Để đổi mới nội dung CTĐT, cần làm tốt các công việc sau đây:
- Thành lập ban chỉ đạo xây dựng và đổi mới CTĐT do Hiệu trƣởng làm trƣởng ban, phó Hiệu trƣởng phụ trách ĐT làm phó ban, trƣởng phòng ĐT, trƣởng khoa, trƣởng bộ môn và một số GV giỏi làm ủy viên. Ban chỉ đạo tiến hành đánh giá, phân tích, xây dựng mục tiêu đào tạo, nội dung CTĐT đổi mới từng chuyên ngành ĐT, phân công nhiệm vụ, phụ trách cụ thể từng thành viên chỉ đạo và triển khai khu vực thực hiện.
- Giao nhiệm vụ cho các khoa, tổ môn cử GV đi nghiên cứu thực tế tại các cơ sở SX, kinh doanh, tổ chức các hội thảo nghiệm thu báo cáo. Các tƣ liệu này là cơ sở để cải tiến, đổi mới nội dung, CTĐT và giúp GV bổ sung vào bài giảng.
- Các khoa, các tổ môn tổ chức giao cho GV giảng daỵ môn học, tiến hành rà soát lại nội dung, chƣơng trình môn học mình phụ trách, thống kê những vấn đề cần đổi mới. Tiến hành hội thảo thống nhất ở đơn vị sau đó thông qua hội đồng khoa học trình Hiệu trƣởng phê duyệt trở thành căn cứ pháp lý thực hiện.
+ Tổ chức hội thảo về nhu cầu ĐT chuyên ngành với các CSSX, kinh doanh. Cử cán bộ đi nghiên cứu nhu cầu ĐT, bồi dƣỡng ngắn hạn các ngành nghề tại cơ sở theo hƣớng đào tạo với việc làm.
+ Phân công GV giỏi, có kinh nghiệm xây dựng nội dung, CTĐT cho các lớp ĐT, bồi dƣỡng ngắn hạn phục vụ yêu cầu của cơ sở.
- Ban chỉ đạo cần tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất về việc thực hiện nội dung CTĐT đã đƣợc đổi mới, đặc biệt là việc biên soạn, bổ sung kiến thức mới vào đề cƣơng bài giảng, giáo án của GV. Tổ chức hội nghị tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm.
- Ban chỉ đạo cần quán triệt sâu sắc về đổi mới nội dung CTĐT tới toàn thể CBQL, GV. Phát động phong trào thi đua, tổ chức cho các khoa, tổ bộ môn, GV ký cam kết thực hiện.
Có sự đầu tƣ hợp lý về nhân lực, tài chính để triển khai thực hiện, định ra đƣợc các mốc thời gian cho quá tình thực hiện. Với nội dung QL đó giúp nhà
trƣờng XD đƣợc mục tiêu hợp lý cho từng ngành, xác định đƣợc chuẩn kiến thức đầu ra cho HS tốt nghiệp, kết cấu đƣợc các CTĐT phù hợp với mục tiêu và chuẩn đầu ra cho từng ngành.
b. Tuyển sinh theo nhu cầu của thị trường lao động:
Công tác TS có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thực hiện chỉ tiêu ĐT của nhà trƣờng. Mặt khác, công tác này cũng đảm bảo sự công bằng trong XH về nhu cầu học tập của mọi ngƣời cũng nhƣ khả năng đáp ứng của nhà trƣờng.
TS là khâu mở đầu của QTĐT trong nhà trƣờng. Vì vậy, đảm bảo số lƣợng HS là yếu tố cần thiết để đảm bảo cho QTĐT của nhà trƣờng.Chất lƣợng công tác TS thể hiện ở việc tuyển đủ số lƣợng theo chỉ tiêu cơ cấu ngành nghề ĐT của nhà trƣờng, chọn đƣợc những thí sinh có đủ các điều kiện cần thiết nhƣ quy định trong quy chế TS của nhà trƣờng.
Trong những năm qua, Trƣờng trung cấp nghề Giao thông Cơ điện Quảng Ninh cũng đã rất quan tâm tới sự chỉ đạo công tác TS, tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh và chất lƣợng ĐT của nhà trƣờng. Chính vì vậy, đã thu hút đƣợc số lƣợng HS đăng ký xét tuyển đảm bảo chỉ tiêu đƣợc giao. Tuy nhiên, chất lƣợng đầu vào không cao, cơ cấu ngành nghề ĐT không cân đối, một số ngành nghề không đạt chỉ tiêu TS. Vì vậy, trong thời gian tới nhà trƣờng cần phải có các giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác TS.
- Tiến hành trƣng cầu ý kiến về nhu cầu đào tạo nghề tại địa phƣơng - Tổ chức phối hợp với các doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà máy…..về nhu cầu lao động phù hợp với từng đơn vị
- Ký kết hợp đồng đảm bảo đào tạo theo yêu cẩu của cơ sở sản xuất và cam kết tuyển dụng công nhân qua đào tạo theo yêu cầu.
c. Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động:
Các doanh nghiệp và các tổ chức XH đều là chủ thể và nguồn nhân lực tiềm năng, gián tiếp cho GD. Do đó, huy động các khoản đầu tƣ, đóng góp tài trợ của các doanh nghiệp, địa phƣơng cho GD và chi phí để mở lớp ĐT tại
doanh nghiệp, địa phƣơng, phối hợp với các cơ sở GD, cử ngƣời đi ĐT, tiếp thu công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu doanh nghiệp, địa phƣơng.
Do đó, nhà trƣờng, DN, địa phƣơng và nhà nƣớc cần hợp tác để XD hệ thống thông tin về thị trƣờng LĐ qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng và phối hợp với các DN trên địa bàn để tìm hiểu thị trƣờng LĐ, cụ thể nhƣ:
- Hàng năm trƣờng cần tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu thị trƣờng LĐ, đối tƣợng khảo sát đó là các đơn vị, cơ quan, DN, cựu HS… kết quả khảo sát đƣợc các phòng chức năng thu nhận, xử lý và phân tích thông tin.
- Phòng TS và giới thiệu việc làm nâng cao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quan hệ hợp tác với DN, đóng góp tích cực vào việc đồng hành cùng DN của nhà trƣờng.
- Hợp tác tuyển dụng LĐ, cung cấp thông tin tuyển dụng LĐ của DN cho HS, tập hợp nguyện vọng, thống nhất tổ chức các buổi tuyển dụng để cung cấp LĐ cho các DN. Mục đích giải quyết tốt nhất vấn đề việc làm cho HS sau khi tốt nghiệp ra trƣờng.
- Tổ chức các chƣơng trình giao lƣu với DN, nhằm giúp cho HS tiếp xúc với DN, cập nhật thông tin về thị trƣờng LĐ, biết đƣợc các yêu cầu của DN với ngƣời LĐ, để từ đó HS có định hƣớng tốt cho việc học tập, khai thác để có thể đƣợc tuyển dụng ngay từ khi còn đang học.
- Tổ chức các lớp học về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn…. nhằm trang bị cho HS những kiến thức tốt nhất đảm bảo cho việc phỏng vấn tuyển dụng lao động đạt hiệu quả cao.
3.2.2. Tổ chức, chỉ đạo quá trình đào tạo của nhà trường theo hướng đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Giúp cho CBQL nắm vững cách thức tổ chức, chỉ đạo QTĐT của nhà trƣờng, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trƣờng LĐ.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Tổ chức, chỉ đạo QTĐT là chức năng QL quan trọng nhất của bất cứ nhà trƣờng nào. Ở chức năng này, nhà QL phải xác định các khâu, các yếu tố của QTĐT cần phải quan tâm tổ chức, chỉ đạo.
Nói đến QTĐT ngƣời ta thƣờng nói đến các yếu tố của nó cũng nhƣ mối quan hệ giữa chúng. Các yếu tố này bao gồm: Mục tiêu ĐT, nội dung CTĐT, GV với hoạt động dạy, HS với hoạt động học. Từ đó tổ chức, chỉ đạo QTĐT thực chất là tổ chức, chỉ đạo các yếu tố nói trên.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
a. Tăng cường QL hoạt động giảng dạy của GV theo hướng phân cấp cho đơn vị chuyên môn
Nội dung của công tác QL đội ngũ GV theo hƣớng phân cấp cho đơn vị chuyên môn là hình thức giao quyền QL cho các khoa, các tổ bộ môn, các chuyên ngành mà GV trực tiếp giảng dạy tiến hành công tác QL từ việc ở các tổ bộ môn, tổ chuyên ngành, các khoa có nhiệm vụ QL chất lƣợng giảng dạy, ĐT, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ năng lực, tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ GV.
Trên thực tế về đội ngũ GV, bộ phận QL nhà trƣờng thực hiện việc tổng hợp số liệu tình hình đội ngũ GV nhà trƣờng về số lƣợng, cơ cấu ngành nghề độ tuổi, thâm niên công tác, trình độ năng lực sƣ phạm của đội ngũ hiện có.
Từ đó các đơn vị chuyên môn tiến hành XD hệ thống các quy định QL quá trình hoạt động giảng dạy của GV trên các mặt.
+ Thực hiện QL các khâu trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy của GV: chuẩn bị giảng dạy bao gồm (đề cƣơng bài giảng, giáo án), thực hiện bài giảng trên lớp (kế hoạch, tiến độ, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện sử dụng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS)
+ Mức độ khai thác, sử dụng trang thiết bị (mô hình học cụ, bảng biểu…) của GV trong giờ dạy và tính hiệu quả của chúng.
- Dự thảo các quy định về giảng dạy của GV
+ Quy định về chuẩn bị giảng dạy: Nghiên cứu tài liệu, biên soạn đề cƣơng bài giảng, soạn giáo án (xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện) thông qua khoa, tổ chuyên môn.
+ Quy định bài giảng trên lớp: Các bƣớc thực hiện một giờ học trên lớp, ôn luyện kiến thức cũ, truyền đạt kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ liên hệ thực tiễn, lựa chọn và sử dụng hài hòa các PPDH theo hƣớng nâng cao năng lực tự học, tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của HS, bắt buộc phải sử dụng và khai thác có hiệu quả các thiết bị dạy học.
+ Quy định về thực hiện cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, về việc XD kế hoạch giảng dạy chi tiết của khoa, tổ môn của GV; theo dõi và báo cáo tiến độ giảng dạy các môn học của các khoa, tổ; lên kế hoạch kiểm tra của phòng ĐT, của thanh tra, cơ chế giám sát của các tổ chức chính trị XH đối với việc thực hiện các quy định hoạt động dạy của GV.
- XD các quy định về hoạt động dạy của GV, thông qua hội đồng nhà trƣờng, trình hiệu trƣởng duyệt mang tính pháp lý. Tiến hành phổ biến tới toàn bộ cán bộ QL, GV để thực hiện.
+ Quy định về thực hiện cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy. Việc XD các tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo án, giờ giảng, tiêu chí đánh giá về chất lƣợng giảng dạy của GV thông qua kết quả học tập của HS.
+ Quy định về việc XD kế hoạch giảng dạy chi tiết của khoa, tổ bộ môn của GV. Theo dõi và báo cáo tiến độ giảng dạy các môn học của các khoa, tổ bộ môn với BGH.
+ Lên KH kiểm tra của phòng ĐT, của thanh tra ĐT, cơ chế giám sát của các tổ chức chính trị XH đối với việc thực hiện các quy định hoạt động dạy của GV.
- Thực hiện XD quy định, tiêu chí tuyển dụng đội ngũ GV theo tiêu chí đã đặt ra trên cơ sở cân đối nhu cầu thực tế và yêu cầu công việc. Khâu tuyển chọn phải thực hiện nghiêm túc và khách quan để thực sự tuyển chọn đƣợc
những ngƣời có năng lực thực sự đáp ứng yêu cầu công tác của nhà trƣờng trong hiện tại và tƣơng lai.
+ Thông báo chỉ tiêu, đối tƣợng cần tuyển dụng trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, phòng Tổ chức thu nhận hồ sơ trình hội đồng tuyển dụng GV để xét duyệt.
+ Tổ chức quản lý GV thử việc, tiến hành tổ chức giảng báo cáo, kiểm tra nhận thức GV. Với GV thực hành cần kiểm tra thêm tay nghề chuyên môn, qua đó lựa chọn GV có đủ tiêu chuẩn.
Dựa vào KH phát triển của nhà trƣờng, cơ cấu ngành nghề và CTĐT, điều kiện CSVC … các tổ môn, các khoa nghề, chuyên ngành sẽ lập KH dự báo nhu cầu và tiến hành quy hoạch đội ngũ sao cho đồng bộ về cơ cấu, đủ về số lƣợng GV cần thiết, cân đối về trình độ và nhu cầu học tập của HS để đánh giá tình trạng hiện tại và dự kiến KH tuyển dụng, đào tạo và bồi dƣỡng GV hiện có đạt chuẩn theo quy định để từ đó có những kiến nghị cụ thể lên nhà trƣờng.
Để thực hiện đƣợc những mục tiêu trên cần phải đƣợc quan tâm của các cấp lãnh đạo, các phòng ban chức năng trong nhà trƣờng, sự thống nhất quan điểm trong đơn vị. Đó là yêu cầu nâng cao chất lƣợng ĐT, XD văn hóa mới trong nhà trƣờng đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
b. Tăng cường QL hoạt động học tập của HS theo hướng tăng cường tự học và tự thực hành
Việc đổi mới PPDH cần tiến hành đồng thời cả quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy của GV và phƣơng pháp học của HS. Tăng cƣờng khả năng tự học và thực hành của HS là điểm mấu chốt trong PPDH, liên quan đến chất lƣợng chuyên môn của GV. Do đó, việc đổi mới PPDH với phƣơng châm lấy HS làm trung tâm. Tăng cƣờng khả năng tự học và thực hành nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình tiếp thu tri thức là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong XH ngày nay.
QL hoạt động học của HS theo hƣớng tăng cƣờng tự học và thực hành sẽ giúp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả ĐT, hình thành đƣợc kiến thức, kỹ năng
học tập của HS và kết hợp nâng cao năng lực của GV thông qua các hoạt động chuyên môn, sƣ phạm và tổ chức công tác chuyên môn.
Giao cho phòng ĐT phối hợp với các phòng chức năng, khoa, tổ chuyên môn căn cứ vào nội quy, quy chế để soạn thảo các quy định về tổ chức QL hoạt động học của HS, thông qua hội đồng nhà trƣờng thống nhất chƣơng trình phê duyệt và ra quyết định ban hành. Tổ chức các lớp HS, GVCN xây dựng các tiêu chí phấn đấu và ký cam kết thực hiện.
XD cơ chế phối kết hợp các bộ phận trong trƣờng, giữa nhà trƣờng - gia đình - XH, phát huy tính dân chủ và trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong trƣờng trong công tác tổ chức, QL hoạt động học của HS.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho HS phát huy nội lực, năng lực tự học, tự nghiên cứu, đầu tƣ kinh phí để tăng đầu tƣ sách trong thƣ viện, đặc biệt là sách chuyên môn, mở rộng quy mô của thƣ viện nhà trƣờng, tăng cƣờng trang thiết bị cần thiết cho việc tự học của HS, tổ chức HS tham gia có hiệu quả các buổi ngoại khóa, tham gia nghiên cứu khoa học với các mức độ từ thấp đến cao.
+ Hƣớng dẫn và kiểm tra phần tự học, tự ĐT, tự rèn luyện của HS, hƣớng dẫn thực hành, thực tập nghề nghiệp, sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật DH phù hợp trong đó có sử dụng giáo án điện tử, vi tính hoặc đèn chiếu.