Nhóm tiêu chí phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tổ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 67 - 141)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.3.Nhóm tiêu chí phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tổ

chức quản lý chi trả BHXH

- Những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức, quản lý chi trả BHXH - Quản lý đối tượng hưởng BHXH

- Bộ máy tổ chức quản lý chi BHXH. - Công cụ quản lý công tác chi BHXH.

- Quy trình chi trả, phương thức chi trả BHXH. - Phối hợp trong công tác quản lý chi trả BHXH. ...

CHƢƠNG III

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BHXH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Bắc Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh Bắc Ninh, cách thủ đô Hà Nội 30 km về phía Đông Bắc, kéo dài từ 21008’45’’ đến 210

12’30’’ độ vĩ Bắc, từ 106006’10’’ độ kinh Đông, thành phố Bắc Ninh cách thành phố Bắc Giang 20km về phía Nam. Thành phố có 19 đơn vị hành chính (gồm 13 phường và 6 xã).

Ranh giới hành chính như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Nam giáp huyện Tiên Du, huyện Quế Võ; Phía Đông giáp huyện Quế Võ; Phía Tây giáp huyện Tiên Du, huyện Yên Phong.

Với vị trí như trên, thành phố Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển tổng thể kinh tế - xã hội:

- Gần thành phố Hà Nội là một thị trường rộng lớn, đồng thời cũng là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh như Nông - Lâm - Thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ;

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hà Tây sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh và của thành phố, đặc biệt là công nghiệp và thương mại dịch vụ - du lịch;

Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố quan trọng có lợi thế, tiềm lực to lớn để thành phố Bắc Ninh tận dụng và phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng CNH-HĐH, phát triển đô thị bền vững, đậm đà bản sắc trong xu thế hội nhập với khu vực và quốc tế.

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Bắc Ninh 3.1.2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Thành phố Bắc Ninh là trung tâm đô thị của tỉnh Bắc Ninh các cơ quan hành chính cũng như các doanh nghiệp lớn tập trung nhiều, cơ sở vật chất hàng hoá dịch vụ cũng được đầu tư nhiều hơn, thu nhập ngân sách của thành phố cũng chiếm tỷ trọng lớn của tỉnh, đời sống của người dân thành phố cũng khá hơn, thu nhập bình quân đầu người của người dân thành phố cũng cao hơn so với thu nhập của người dân ở các địa phương khác trong tỉnh.

Năm 2010, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố đạt 2.891 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994) bao gồm nông nghiệp 120 tỷ đồng, công nghiệp đạt 1.374 tỷ đồng, dịch vụ đạt 1.397 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao và ổn định, nhịp độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm xã hội của thành phố (GDP) giai đoạn 2006-2010 đạt trên 16,5%. (gấp 1,23 lần mức bình quân của tỉnh). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2010: công nghiệp - xây dựng đạt 47,53%; thương mại dịch vụ đạt 48,32%; nông nghiệp đạt 4,15% (Thành uỷ Bắc Ninh, 2010, Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Bắc Ninh khóa X).

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2010

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010

1. Tổng sản phẩm GDP

(theo giá so sánh 1994) 1.558 1.866 2.186 2.467 2.891

Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 112 115 118 119 120

Công nghiệp - XDCB Tỷ đồng 790 959 1.119 1.192 1.374

Dịch vụ Tỷ đồng 656 792 949 1.156 1.397

2. Cơ cấu tổng sản phẩm % 100 100 100 100 100

Nông - Lâm nghiệp % 7,18 6,17 5,39 4,80 4,15

Công nghiệp - XDCB % 50,71 51,39 51,20 48,33 47,53

Dịch vụ % 42,11 42,44 43,41 46,87 48,32

3. GDP bình quân đầu

ngƣời (Giá thực tế) USD 1.216 1.506 1.932 2061 2.237

Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Bắc Ninh 3.1.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phố Bắc Ninh có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và thương mại dịch vụ tăng nhanh. Vì vậy, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. Các ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất….để đảm bảo phát triển kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ổn định và bền vững. Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp canh tác đạt 215.206 triệu đồng (giá hiện hành). Tốc độ phát triển giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế.

3.1.2.2. Khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Đến nay, toàn thành phố có trên 870 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, bao gồm: 56 HTX, xí nghiệp TTCP, 26 doanh nghiệp trung ương và của tỉnh, 45 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, và liên doanh, trên 743 doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH, trên 2.813 hộ, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Một số sản phẩm có sức cạnh tranh và

tăng trưởng khá như: thức ăn gia súc, may mặc, giấy, gỗ, kính, phụ tùng cơ khí. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 3.727,0 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng bình quân 29,62%/năm. Trong đó, khu vực quốc doanh Trung ương tăng 13,1%, quốc doanh địa phương giảm, ngoài quốc doanh tăng 40,58%, chủ yếu ở các doanh nghiệp may mặc, thuốc lá, vật liệu xây dựng. Các sản phẩm chủ yếu của công nghiệp đạt tốc độ tăng khá là thức ăn gia súc (65,1%), quần áo may sẵn (46,5%), giấy các loại (132,2%), đồ gỗ các loại (8,2%). Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thêm của cải vật chất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách địa phương. Đồng thời cũng làm cho số lao động tham gia BHXH tăng nhanh.

3.1.2.3. Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ

Ngành thương mại, dịch vụ phát triển theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Cơ cấu dịch vụ, hàng hoá có nhiều thay đổi giữa khu vực quốc doanh, tư nhân và cá thể. Đặc biệt ngành dịch vụ giao thông vận tải đã hình thành các tuyến xe buýt từ tất cả các huyện đổ về trung tâm thành phố, đồng thời tuyến xe buýt Hà Nội, Hải Dương - Bắc Ninh cũng được đi vào hoạt động từ nhiều năm gần đây cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.

3.1.3. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2010, dân số của thành phố Bắc Ninh là 169.543 người, chiếm 16% dân số toàn tỉnh, trong đó:

- Dân số thành thị: 120.470 người chiếm 71,05% dân số thành phố. - Dân số nông thôn: 49.073 người chiếm 28,95% dân số thành phố. Do sự gia tăng về dân số đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố như tăng cường nguồn lao động cho các hoạt động thương mại, dịch vụ, các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ, các cụm

công nghiệp, làm cho nền kinh tế của thành phố phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhiều khu đô thị được thành lập trở thành các trung tâm phát triển mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, văn hoá và xã hội, quốc phòng an ninh ngày càng được củng cố.

Tổng số người trong đội tuổi lao động toàn thành phố chiếm khoảng 63% tổng dân số, tương đương với khoảng 106.812 người, từ năm 2006 đến nay tốc độ tăng bình quân mức gia tăng dân số trong tuổi lao động khoảng 5,16%/năm. Năm 2010. Trình độ phát triển nguồn nhân lực còn thể hiện qua phân công lao động theo nhóm ngành. Số lao động làm trong các ngành kinh tế quốc dân là 49 ngàn người (năm 2010), trong đó có khoảng 12,2% làm việc trong nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp, 38,8% làm việc trong các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và 49% làm trong các ngành dịch vụ. Trình độ phân công lao động theo 3 nhóm ngành lớn của thành phố tốt hơn so với mức trung bình của tỉnh và cả vùng lân cận.

Do số lượng dân số đông và chất lượng dân số của thành phố cao hơn các địa phương khác nên có nhiều thuận lợi về nguồn lực lao động cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, qua đó cũng làm cho số lao động tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH tăng lên với tốc độ ngày càng cao.

3.1.4. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh

3.1.4.1. Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh

Theo Điều 5 Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương thì Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh có vị trí, chức năng sau:

BHXH thành phố Bắc Ninh là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Bắc Ninh đặt tại thành phố, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.

BHXH thành phố Bắc Ninh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Ninh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của UBND thành phố Bắc Ninh. BHXH thành phố Bắc Ninh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2009, Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương).

3.1.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh

Theo Điều 6 Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương thì BHXH thành phố Bắc Ninh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Xây dựng, trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh kế hoạch phát triển BHXH thành phố Bắc Ninh dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp.

- Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm theo phân cấp.

- Tổ chức thu các khoản đóng góp BHXH, BHYT đối với các tổ chức và cá nhân theo phân cấp.

- Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp.

- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT do phân cấp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định.

- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.

- Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.

- Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, các nhân làm đại lý do UBND xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT xã, phường, thị trấn theo chỉ đạo hướng dẫn của BHXH tỉnh Bắc Ninh.

- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo hướng dẫn của BHXH tỉnh Bắc Ninh; tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các chế độ BHXH, BHYT theo cơ chế “1 cửa” tại cơ quan BHXH thành phố Bắc Ninh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT theo quy định.

- Tổ chức chương trình hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội ở thành phố Bắc Ninh, với các tổ chức cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

- Đề xuất, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT .

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về việc đóng, quyền hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH thành phố.

- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.

3.1.4.3. Bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh

Xác định được vai trò vị trí của công việc, việc xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao đã được lãnh đạo BHXH tỉnh rất quan tâm. Bộ máy tổ chức của BHXH thành phố ngày càng hoàn thiện. Hiện

nay tổng số cán bộ, công chức, viên chức của BHXH thành phố Bắc Ninh gồm 30 người (trong đó, 24 cán bộ có trình độ đại học và 03 cán bộ trình độ trung cấp, 03 cán bộ có trình độ sơ cấp).

Trụ sở BHXH thành phố Bắc Ninh đóng tại số 41, Nguyễn Đăng Đạo, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tổng diện tích đất trên 2.300 m2, với diện tích công sở trên 700 m2. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết làm việc được quan tâm đầu tư, cơ bản đảm bảo đủ điều kiện cho cán bộ, viên chức hoàn thành nhiệm vụ được giao.

BHXH thành phố Bắc Ninh có 01 Giám đốc, 02 phó Giám đốc và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ theo sơ đồ 3.1

Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ phối hợp

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BHXH thành phố Bắc Ninh

Giám đốc Bộ phận chế độ BHXH Bộ phận giám định BHYT Bộ phận “1 cửa” Bộ phận thu Bộ phận Kế toán Phó Giám đốc Phó Giám đốc Bộ phận kiểm tra Bộ phận cấp sổ, thẻ Bộ phận Bảo vệ, tạp vụ Bộ phận CNTT

3.2. Kết quả chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009-2011

Công tác chi trả các chế độ BHXH là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của ngành BHXH. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, BHXH Việt Nam đã có nhiều văn bản quy định cụ thể để đảm bảo thực hiện chi trả các chế độ BHXH đúng pháp luật, thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Tại thành phố Bắc Ninh, công tác chi trả BHXH theo nguyên tắc đúng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 67 - 141)