Tốc độ tăng số đối tượng hưởng BHXH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 82 - 141)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Tốc độ tăng số đối tượng hưởng BHXH

Tốc độ tăng số người hưởng các chế độ BHXH: so sánh số người kỳ này với kỳ trước. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng các loại đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng, trợ cấp một lần và trợ cấp ngắn hạn nhằm giúp cơ quan BHXH có những quy định phù hợp với thực tế trong từng giai đoạn. Tốc

độ tăng số người hưởng chế độ BHXH tại BHXH thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2009-2011 thể hiện qua bảng 3.7.

Qua bảng 3.7 cho thấy, tốc độ tăng số người hưởng các chế độ BHXH đều tăng qua các năm, nếu như năm 2010 so với năm 2009 số này là 9,95% thì năm 2011 so với năm 2010 là 8,03%.

Số người hưởng các chế độ BHXH nói chung tăng nhưng trong đó số người hưởng các chế độ từ ngân sách nhà nước có tốc độ giảm dần (trên 2%/năm), ngược lại số người hưởng các chế độ từ quỹ BHXH có tốc độ tăng khá cao, năm 2010 so với năm 2009 tăng 15,06% và năm 2011 so với năm 2010 tăng 12,83%. (Hình 3.3) Bảng 3.7. Tốc độ tăng số ngƣời hƣởng các chế độ BHXH (2009-2011) STT Đối tƣợng 2010/2009 (%) 2011/2010 (%) Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó NSNN Quỹ NSNN Quỹ 1 Hưu trí 3,75 (2,65) 12,10 4,82 (1,89) 12,42 2 TC MSLĐ 13,84 13,84 6,55 6,55 3 Tuất hàng tháng 4,28 2,15 11,89 3,08 1,92 6,88 4 TNLĐ-BNN hàng tháng 6,06 - 8,11 12,38 4,00 15,00 5 Trợ cấp BHXH 1 lần 28,57 28,57 12,96 12,96 6 Trợ cấp khi nghỉ hưu 33,33 33,33 - - 7 TNLĐ-BNN một lần 800,00 800,00 (44,44) (44,44) 8 Tuất một lần 14,71 (22,58) 400,00 - (25,00) 40,00 9 Mai táng phí 39,92 10,43 180,22 (26,09) (53,33) 25,00 10 Trợ cấp ốm đau 14,68 14,68 13,30 13,30 11 Trợ cấp thai sản 10,22 10,22 13,21 13,21 12 Tiền chi dưỡng sức 7,69 7,69 17,14 17,14 Tổng cộng 9,95 1,16 15,06 8,03 (1,39) 12,83

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2009 2010 2011 NSNN Quỹ Năm Số ngƣời

Hình 3.3: Tốc độ tăng số người hưởng các chế độ BHXH từ NSNN và từ quỹ BHXH (2009-2011) 3.2.7. Tốc độ tăng số tiền chi trả các chế độ BHXH

Cũng như số người hưởng các chế độ BHXH, tốc độ tăng số tiền chi trả các chế độ BHXH từ năm 2009 đến năm 2011 cũng tăng lên đáng kể, trung bình tăng gần 20%/năm. Trong đó, số tiền chi từ NSNN tăng trên dưới 10%/năm do nhà nước điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH theo tiền lương tối thiểu chung. Đặc biệt là số tiền chi từ quỹ BHXH tăng lên rất nhanh, trung bình tăng gần 30%/năm (năm 2010 so với năm 2009 tăng 28,07% và năm 2011 so với năm 2010 tăng 26,11%). Nguyên nhân chủ yếu do số người hưởng chế độ từ quỹ BHXH tăng và do nhà nước điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH theo tiền lương tối thiểu chung. (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Tốc độ tăng số tiền chi trả các chế độ BHXH (2009-2011) STT Đối tƣợng 2010/2009 2011/2010 Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó NS NN Quỹ NS NN Quỹ 1 Hưu trí 14,83 7,22 23,85 20,18 10,51 30,10 2 TC mất sức lao động 13,07 13,07 21,64 21,64 3 Tuất hàng tháng 22,39 19,80 31,18 19,06 18,01 22,30 4 TNLĐ-BNN hàng tháng 29,41 17,58 32,81 20,45 14,95 21,85 5 Trợ cấp BHXH một lần 62,13 62,13 3,24 3,24 6 Trợ cấp khi nghỉ hưu 56,60 56,60 14,17 14,17 7 TNLĐ-BNN một lần 1.169,57 1.169,57 (61,99) (61,99) 8 Tuất một lần 191,14 26,30 275,98 (33,85) (9,19) (38,11) 9 Mai táng phí 61,81 54,34 86,49 (0,93) (6,68) 14,78 10 Trợ cấp ốm đau 17,02 17,02 9,91 9,91 11 TC thai sản 24,12 24,12 27,39 27,39 12

Tiền chi dưỡng

sức 22,03 22,03 19,44 19,44 TỔNG CỘNG 17,80 8,54 28,07 19,25 11,95 26,11

Nguồn: Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh

3.3. Phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức quản lý chi trả BHXH tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 2009-2011

3.3.1. Quản lý đối tượng hưởng BHXH

Quản lý tốt đối tượng là một trong những cơ sở, điều kiện để đảm bảo cho công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH được thuận lợi, chính xác, đúng quy định.

Qua nghiên cứu tìm hiểu, công tác quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH tại thành phố Bắc Ninh tương đối chặt chẽ theo đúng quy định của ngành, các cán bộ đại lý chi trả là người địa phương nên nắm rất rõ bản thân

đối tượng thụ hưởng cũng như hoàn cảnh, điều kiện của gia đình họ. Điều đó giúp cho việc chi trả BHXH đảm bảo đúng người, kịp thời, đầy đủ và an toàn. Tuy nhiên, công tác này cũng còn bộc lộ một số hạn chế là:

- Một vài cán bộ chi trả hoặc người nhà còn ký nhận thay cho người hưởng vắng mặt nên dễ dẫn tới việc cán bộ chi trả chiếm dụng tiền mà đối tượng chưa nhận để dùng vào mục đích khác, cơ quan BHXH khó kiểm tra phát hiện hoặc khi phát hiện thì quá muộn.

- Công tác thanh quyết toán, báo cáo tăng, giảm đối tượng, lập hồ sơ giải quyết chế độ hưởng mai táng phí, tử tuất khi đối tượng chết còn chậm do một số cán bộ chi trả nắm bắt về thủ tục, quy trình để giải quyết hưởng chế độ BHXH còn hạn chế.

3.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý, chi trả BHXH

Phân cấp chi trả được BHXH Việt Nam quy định cụ thể từ việc quản lý nguồn kinh phí, phân cấp rõ trách nhiệm giữa cơ quan BHXH các cấp trong công tác quản lý chi, cấp phát kịp thời nguồn kinh phí, quy định trách nhiệm rõ ràng trong hợp đồng trách nhiệm giữa cơ quan BHXH huyện với các cán bộ đại diện chi trả. Trên cơ sở phân cấp chi trả của BHXH Việt Nam, BHXH thành phố Bắc Ninh tổ chức bộ máy quản lý, chi trả BHXH theo đúng thẩm quyền được phân cấp.

Tổ chức bộ máy của ngành BHXH không có cấp xã, phường vì vậy không có cán bộ chuyên trách trực tiếp để chi trả ngay trên địa bàn mà phải thông qua đại diện chi trả.

Ở BHXH thành phố công tác chi trả do Giám đốc phụ trách trực tiếp, bộ máy chi trả gồm kế toán trưởng, kế toán viên và thủ quỹ.

Ở cấp xã: mỗi xã, phường có ban đại diện chi trả được UBND xã, phường giới thiệu để ký hợp đồng chi trả với BHXH thành phố.

Đánh giá thực trạng mô hình tổ chức bộ máy làm công tác chi trả BHXH hiện nay tại thành phố Bắc Ninh, qua nghiên cứu, tìm hiểu cho thấy:

+ BHXH thành phố Bắc Ninh đã tổ chức bộ máy làm công tác chi trả theo đúng quy định của BHXH Việt Nam, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

+ Đội ngũ cán bộ đại lý chi trả nhiệt tình, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Qua điều tra cho thấy, cán bộ đại lý chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH có thời gian làm công tác này dưới 3 năm là 4,76%, từ 3 năm đến dưới 5 năm là 9,52%, từ 5 năm đến dưới 10 năm là 23,81%, từ 10 năm đến dưới 15 năm là 28,57%, từ 15 năm đến dưới 20 năm là 19,05% và trên 20 năm là 14,29%.

Đánh giá về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ đại lý chi trả xã, phường, qua điều tra cho thấy tỷ lệ người nghỉ hưu đánh giá chu đáo là 75,6%, bình thường là 16,2%, ý kiến khác là 8,5%.

Nhìn chung tổ chức bộ máy quản lý, chi trả BHXH ở thành phố Bắc Ninh hiện nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công tác này, góp phần quan trọng trong việc thực thi chính sách BHXH nói chung cũng như công tác chi trả BHXH nói riêng tại địa phương.

3.3.3. Công cụ quản lý công tác chi BHXH

3.3.3.1. Hệ thống văn bản

Luật BHXH ra đời đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện chính sách BHXH nói chung cũng như công tác chi trả BHXH nói riêng. Trên cơ sở quy định của Luật BHXH, hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, BHXH Việt Nam đã ra Quyết định số 845/2009/QĐ-BHXH ngày 18/6/2009 về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó quy định rõ về nội dung chi trả các chế độ BHXH, hệ thống chứng từ, sổ kế toán và mẫu biểu sử dụng trong chi trả các chế độ BHXH, quản lý chi trả các chế độ BHXH....

Có thể nói, hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ hiện nay đã tạo điều kiện rất thuận lợi để ngành BHXH tổ chức tốt công tác chi trả BHXH trên phạm vi toàn quốc nói chung, trong đó có thành phố Bắc Ninh.

3.3.3.2. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi BHXH

Nhận thức được vai trò quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, ngay từ những ngày đầu thành lập, khi tiếp nhận hồ sơ do ngành Lao động Thương binh và Xã hội bàn giao, BHXH Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu xây dựng đề án rà soát hồ sơ và số tiền hưởng, đảm bảo đối tượng hưởng trợ cấp BHXH phải có hồ sơ đủ tính pháp lý. Tiếp đó, BHXH Việt Nam đã nghiên cứu ứng dụng chương trình công nghệ tin để quản lý đối tượng hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng. Đến ngày 20/12/2004, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2057/QĐ-BHXH Quy định quản lý, khai thác, sử dụng chương trình ứng dụng xét duyệt và quản lý đối tượng BHXH (BHXHSOFT-01) nhằm thống nhất việc xét duyệt hồ sơ và quản lý đối tượng hưởng BHXH bằng công nghệ thông tin trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của toàn ngành. Đến năm 2009, BHXH Việt Nam đã đưa vào ứng dụng trong toàn ngành chương trình kế toán BHXH (VSA) để hạch toán kế toán và quản lý chi trả BHXH.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi trả BHXH đã có những tác dụng và hiệu quả rất lớn như: quản lý chính xác đối tượng hiện có, mức lương hưu, trợ cấp BHXH của từng loại đối tượng, in danh sách chi trả hàng tháng kịp thời...Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH cho đối tượng khi có quyết định của nhà nước kịp thời, nhanh chóng và chính xác.

Đánh giá về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng và chi trả BHXH tại thành phố Bắc Ninh, qua điều tra cho thấy, tỷ lệ cán bộ

đại lý chi trả đánh giá thuận tiện là 85,3%, phức tạp là 14,7%. Đặc biệt, tỷ lệ người nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đánh giá thuận tiện là 100%.

3.3.3.3. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, một số phương tiện khác phục vụ công tác chi trả

Ngoài việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, việc đầu tư mua sắm các phương tiện vận chuyển, đi lại để phục vụ cho công tác chi trả được an toàn, thuận lợi ngày càng trở lên cấp thiết của ngành BHXH trong giai đoạn hiện nay.

Tại thành phố Bắc Ninh, điều tra về nhu cầu phương tiện vận chuyển tiền mặt cho thấy: Trong công tác hàng ngày, cơ quan BHXH đều cần phải có xe ô tô để phục vụ, trong công tác giao dịch với ngân hàng còn cần thêm xe chuyên dùng để chuyên chở tiền mặt từ ngân hàng đến các điểm phục vụ công tác chi trả. Tuy nhiên, thực trạng về phương tiện vận chuyển trong hệ thống BHXH Việt Nam còn mỏng, chưa đáp ứng được thực tế chi trả. Hàng tháng, BHXH thành phố nhận tiền từ ngân hàng về, sau đó theo lịch mời đại lý lên nhận và chi trả cho đối tượng. Nhưng cách này không thuận tiện lại thiếu an toàn.

Khắc phục tình trạng trên, từ năm 2009, BHXH thành phố đã phối hợp với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố dùng phương tiện ô tô chuyên dùng của ngân hàng chuyển tiền đến trụ sở UBND các xã, phường.

Về các cơ sở vật chất khác: Ngoài nhà cửa, trụ sở, phương tiện vận chuyển kể trên, cơ sở vật chất khác như: két sắt, máy tính, máy vi tính, máy đếm tiền, máy photocopy, thùng sắt, nai nẹp đựng tiền, máy báo chống trộm cắp, hệ thống phòng chống cháy là rất cần thiết để phục vụ công tác chi trả. Cho tới nay, tại cơ quan BHXH thành phố đã được trang bị đủ két sắt, máy vi tính cũng như các trang thiết bị đáp ứng nhu cầu công tác chi trả.

Về trang bị phương tiện cất giữ tiền mặt: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 100% đại lý chi trả xã, phường đã trang bị két sắt để cất trữ tiền trong thời gian chi trả .

3.3.4. Quy trình chi trả, phương thức chi trả

3.3.4.1. Chi trả trợ cấp BHXH thường xuyên: chế độ hưu trí, mất sức lao động, TNLĐ-BNN và tử tuất hàng tháng

Tại BHXH thành phố Bắc Ninh hiện đang áp dụng phương thức chi trả gián tiếp cho đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH thông qua đại lý chi trả.

Hàng năm, cơ quan BHXH thành phố ký kết hợp đồng trách nhiệm với cá nhân làm đại lý chi trả do UBND các xã, phường giới thiệu. Hàng tháng, đại lý chi trả nhận danh sách đối tượng từ cơ quan BHXH thành phố và tiền được giao tay ba tại Ngân hàng đó là: Căn cứ số tiền phải chi trả theo danh sách do BHXH giao cho đại lý, Ngân hàng chi tiền cho cán bộ đại lý chi trả có sự giám sát của BHXH thành phố sau đó xe chuyên dụng của ngân hàng cùng cán bộ BHXH và đại lý chuyển tiền về tại trụ sở UBND xã, phường để tiến hành chi trả cho các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH. Sau mỗi kỳ chi trả, đại lý chi trả có trách nhiệm thanh, quyết toán với cơ quan BHXH. Cụ thể như sau: Hàng tháng từ ngày 01 đến ngày 05 BHXH thành phố nhận kinh phí, danh sách và file dữ liệu do BHXH tỉnh cấp về; từ ngày 05 đến ngày 10 BHXH thành phố thực hiện đăng ký kế hoạch rút tiền với Ngân hàng, lập phiếu chi cho đại lý tạm ứng kinh phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho đối tượng thụ hưởng (mẫu C73-HD); trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận tiền từ BHXH, đại lý thực hiện chi trả cho đối tượng đảm bảo an toàn, đến tay người hưởng. Chậm nhất trước ngày 15 hàng tháng đại lý chi trả lập biểu báo cáo quyết toán chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH (mẫu C74-HD), lập mẫu số 8a-CBH danh sách đối tượng chưa nhận lương hưu, trợ cấp BHXH (nếu có) nộp về BHXH thành phố.

Thực hiện phương thức chi trả này ở thành phố Bắc Ninh có những ưu điểm sau:

- Do thực hiện chi trả thông qua đại lý, cho nên việc chi trả trợ cấp BHXH cho các đối tượng thụ hưởng được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện và đồng loạt.

- Các đại lý chi trả là người địa phương cho nên dễ dàng theo dõi và quản lý đối tượng hưởng BHXH. Từ đó sẽ phản ánh kịp thời cho cơ quan BHXH những trường hợp hưởng không đúng chế độ.

- Việc sử dụng xe chuyên dụng của ngân hàng chuyển tiền từ ngân hàng về điểm chi trả đảm bảo nhanh, an toàn tiền mặt.

Tuy nhiên, phương thức này áp dụng ở thành phố Bắc Ninh có những nhược điểm:

- Vì cán bộ đại lý không phải là cán bộ chuyên trách của cơ quan BHXH, cho nên việc nắm bắt các chế độ chính sách BHXH không kịp thời hoặc có thể không nắm được, dẫn tới sẽ khó giải quyết được các thắc mắc của các đối tượng thụ hưởng.

- Do không có chuyên môn nghiệp vụ cho nên các đại lý có thể sẽ vi phạm các quy định về quản lý tài chính của cơ quan BHXH, thậm chí có trường hợp đại lý thu thêm tiền của đối tượng ngoài số tiền hàng tháng cơ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 82 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)