Mục tiêu và quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 96 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Mục tiêu và quan điểm phát triển

4.1.1.1. Mục tiêu phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam đến năm 2020

* Mục tiêu tổng quát: Đảm bảo quyền bình đẳng tham gia BHXH đối với tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách, chế độ BHXH, BHYT góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo ổn định đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên tham gia BHXH, góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

* Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất: Tăng số lượng người tham gia BHXH.

Để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước là thực hiện BHXH cho mọi người lao động trong các thành phần kinh tế, căn cứ vào thực tiễn và khả năng quản lý của ngành, phấn đấu trong giai đoạn từ nay đến 2020, mỗi năm tăng bình quân khoảng 0,5 triệu người tham gia BHXH. Đưa số người tham gia BHXH ở diện bắt buộc lên 18,3 triệu người vào năm 2020. Thực hiện tốt loại hình BHXH tự nguyện, phấn đấu đến năm 2020 số người tham gia BHXH tự nguyện khoảng 18 triệu người, đưa tổng số người tham gia BHXH (cả bắt buộc và tự nguyện) bằng 60% tổng số lao động của cả nước (hiện nay mới đạt trên 20%).

Thứ hai: Giảm dần nguồn chi từ NSNN, tăng nhanh tích luỹ của quỹ BHXH để tiến tới BHXH tự cân đối thu chi.

Do kế thừa việc thực hiện BHXH trước đây, nên hiện nay kinh phí chi BHXH từ nguồn NSNN vẫn chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số chi BHXH. Phấn

đấu đến năm 2020 kinh phí chi từ NSNN còn lại khoảng 20% (Hiện nay khoảng trên 50%). Đ ể thực hiện được mục tiêu tự cân đối thu chi quỹ BHXH phải tăng nhanh nguồn thu bằng cách thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời của các đối tượng tham gia BHXH; thực hiện đầu tư quỹ BHXH có hiệu quả cao, tránh rủi ro thất thoát quỹ; phải kiểm soát chặt chẽ các nội dung chi của quỹ.

Thứ ba: Xây dựng ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày càng vững mạnh và hiện đại.

Do đối tượng tham gia ngày càng được mở rộng, hoạt động thu, chi hàng chục nghìn tỷ đồng trong 1 năm, cho nên hệ thống BHXH phải nhanh chóng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu và có phương tiện quản lý hiện đại. Đến năm 2020, toàn bộ công tác quản lý BHXH như: quản lý thu, chi BHXH, quản lý đối tượng, công tác kế toán thống kê, quản lý đội ngũ cán bộ trong toàn ngành BHXH… phải được thực hiện bằng công nghệ tin học. Vì vậy, phải thực hiện nối mạng vi tính trong toàn quốc. Đồng thời, đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính trong toàn ngành, chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính sang phục vụ người dân, trong quy trình cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa liên thông.

Thứ tư: Nâng cao sự hiểu biết của nhân dân, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành về BHXH.

Tăng cường công tác tuyên truyền,phổ biến chính sách, các quy định pháp luật về BHXH đến mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực và các nước có kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách ASXH.

4.1.1.2. Quan điểm phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Để thực hiện mục tiêu BHXH cho người lao động, định hướng phát triển ngành BHXH đến năm 2020 phải được xây dựng dựa trên cơ sở các quan điểm sau:

Thứ nhất: Phát triển ngành BHXH phải theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chính sách, chế độ BHXH gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội của hầu hết các tầng lớp dân cư, nếu được thực hiện tốt sẽ là điều kiện và cơ sở quan trọng để ổn định chính trị và an toàn xã hội. Chính vì vậy phải thể hiện được chức năng, quyền lực quản lý xã hội của Nhà nước, nhằm đảm bảo cho mọi người dân được bình đẳng về cơ hội, về quyền và nghĩa vụ tham gia và hưởng thụ các chế độ, chính sách BHXH. Vì vậy, có thể khẳng định chính sách, chế độ BHXH là thể chế, sự cụ thể hoá chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội.

Thứ hai: Phát triển ngành BHXH phải vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định chính trị và an toàn xã hội.

Chính sách, chế độ BHXH được ban hành và tổ chức thực hiện là nhằm huy động mọi tiềm năng của từng cá nhân và tổ chức; vừa để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, vừa để hình thành quỹ BHXH - nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu đảm bảo quyền lợi cho người được thụ hưởng các chế độ BHXH, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Tài chính BHXH là nguồn vốn lớn để tham gia đầu tư phát triển nền kinh tế - xã hội của nước nhà, cho nên, định hướng phát triển BHXH phải hướng tới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thứ ba: Thống nhất tổ chức, quản lý sự nghiệp BHXH từ Trung ương đến địa phương. Cụ thể là:

Thành lập một tổ chức thống nhất của Nhà nước theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương để tổ chức thực hiện BHXH đối với mọi NLĐ và toàn thể nhân dân. Đồng thời, hoạt động quản lý phải được tiến hành đồng bộ từ khâu ban hành, hướng dẫn chế độ chính sách, đến khâu tổ chức thực hiện các chính sách đó. Hệ thống các văn bản phải đồng bộ, không được chồng chéo, mâu thuẫn, dễ làm,

dễ nhớ, dễ kiểm tra. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, bộ phận nghiệp vụ và từng cá nhân trong quá trình quản lý. Mặt khác, phải phân cấp và quy định cụ thể rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan BHXH từng cấp, từng đơn vị và từng cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ quản lý BHXH.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)