Đối với BHXH tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 113 - 127)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Đối với BHXH tỉnh Bắc Ninh

- Công tác quản lý đối tượng hưởng các chế độ:

Cần chú trọng quan tâm đến công tác quản lý đối tượng hưởng. Những trường hợp dẫn đến biến động về đối tượng như hết thời hạn hưởng, đối tượng thụ hưởng chết… thì cần nắm bắt kịp thời, tránh xảy ra hiện tượng lạm dụng, khiếu kiện. Những thắc mắc của NLĐ về chế độ, chính sách của NLĐ cần được giải đáp đầy đủ.

- Cần tăng cường công tác phối hợp giữa phòng Chế độ BHXH và phòng Kế hoạch tài chính và chuyển hồ sơ và nguồn kinh phí chi trả chế độ của đối tượng xuống địa bàn các huyện. Công tác chi trả nhanh hay chậm cũng phụ thuộc một phần vào việc xét duyệt, chuyển hồ sơ thẩm định và nguồn kinh phí xuống địa bàn các huyện của BHXH tỉnh. Nếu công tác này được đẩy nhanh sẽ tránh tình trạng chờ đợi cho cả đối tượng hưởng lẫn cán bộ nghiệp vụ tại BHXH cấp huyện. Vì vậy, đề nghị cơ quan BHXH tỉnh Bắc Ninh có biện pháp để đẩy nhanh quá trình này: ví dụ tăng cường thêm cán bộ, áp dụng CNTT…trong công tác thực hiện phối hợp.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, cải cách thủ tục hành chính: Công tác này được thực hiện tốt sẽ hạn chế được gian lận, trục lợi BHXH, hạn chế được tình trạng chi sai các chế độ, làm thất thoát quỹ cũng như ngân sách Nhà

nước. Vì vậy BHXH tỉnh cần sớm triển khai các phương án, chương trình hoạt động cụ thể, thông báo cho BHXH cấp huyện, các đơn vị sử dụng lao động trong việc thẩm định hồ sơ. Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc tham gia và thực hiện chi trả BHXH ở các doanh nghiệp. Tăng cường cải cách hành chính theo hướng giảm bớt các thủ tục rườm rà, vừa đẩy nhanh hiệu quả giải quyết công việc, vừa không gây phiền hà cho các đối tượng.

- Làm tốt công tác thống kê: cần chú ý đặc biệt đến công tác thống kê vì thống kê giúp cơ quan BHXH tính toán, phân tích được những xu hướng biến động của các đối tượng trong thời gian qua. Từ đó đưa ra các biện pháp hợp lý mang lại quyền lợi tốt nhất cho các đối tượng cũng như giúp ích cho công tác chi trả.

- Xây dựng và duy trì các mối quan hệ với các ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo của BHXH cấp trên, cơ quan và chính quyền địa phương. Việc xây dựng tốt các mối quan hệ giúp nắm bắt được những biến động do các nguyên nhân khách quan để có biện pháp kịp thời điều chỉnh.

KẾT LUẬN

Những năm qua, chính sách BHXH đã đi vào cuộc sống và góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, sau hơn 05 năm thực hiện Luật BHXH, hoạt động BHXH tỉnh Bắc Ninh nói chung và tại thành phố Bắc Ninh nói riêng còn đứng trước nhiều khó khăn như về hành lang pháp lý, công tác cán bộ, khả năng hiện đại hoá hoạt động BHXH, sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp trên, sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội, sự hiểu biết, đồng thuận của người dân, sự tuân thủ phát luật về BHXH của người tham gia BHXH…

Trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước với xu thế hội nhập quốc tế và khu vực hiện nay, hoạt động BHXH nói chung và công tác quản lý chi BHXH nói riêng cần được củng cố và hoàn thiện về mọi lĩnh vực để nâng cao hiệu quả, phải đảm bảo được tính chất hoạt động, phải thực hiện được nhiệm vụ đảm bảo xã hội, thực hiện công bằng xã hội. Do đó, hoàn thiện chính sách BHXH nói chung và công tác quản lý chi trả BHXH nói riêng là một quá trình lâu dài không ít khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của ngành BHXH và sự chỉ đạo, hỗ trợ của Nhà nước, sự phối kết hợp của các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị.

Thực thi tốt chính sách BHXH nói chung và công tác quản lý chi trả BHXH nói riêng là mục tiêu hết sức quan trọng của ngành BHXH Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH theo nguyên tắc: “Đúng chế độ, chính sách hiện hành, đúng người hưởng; Bảo đảm chi trả kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH; Thủ tục chi trả đơn giản, thuận tiện; Đảm bảo an toàn tiền mặt trong chi trả và việc quản lý chi trả các chế độ BHXH được quản lý thống nhất, công khai, minh bạch”. (BHXH Việt Nam (2012), Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23/5 về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, Hà Nội).

Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa

bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh" đã đạt được một số kết quả chủ

yếu sau đây:

1. Hệ thống hoá được những lý luận cơ bản có liên quan đến chính sách BHXH và hệ thống BHXH. Đó là lý luận về khái niệm, bản chất, tính tất yếu khách quan của BHXH; vai trò của BHXH; hệ thống tổ chức BHXH; đối tượng và đối tượng tham gia BHXH; quỹ BHXH và các chế độ BHXH bắt buộc đang được thực thi tại Việt Nam.

2. Từ những nghiên cứu về kinh nghiệm thực thi chính sách BHXH của một số nước trên thế giới, đặc biệt là kinh nghiệm chi trả các chế độ BHXH của Trung Quốc, Inđônêxia, luận văn đã chỉ ra được một số kinh nghiệm tốt có thể vận dụng ở Việt Nam.

3. Tác giả đã tổng hợp, phân tích có hệ thống về công tác quản lý chi trả BHXH ở thành phố Bắc Ninh giai đoạn (2009 - 2011). Qua đó có những đánh giá về hệ thống tổ chức quản lý chi trả BHXH, kết quả đạt được và một số vấn đề còn tồn tại.

4. Để việc tổ chức quản lý chi trả BHXH ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn trong tương lai, luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi trả BHXH ở thành phố Bắc Ninh.

Luận văn đã đề xuất mô hình hệ thống tổ chức chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam gồm 4 cấp: Ở trung ương là Ban chi; ở cấp Tỉnh là Phòng chi, tách bộ phận chi ra khỏi phòng Kế hoạch tài chính; ở quận, huyện sẽ có bộ phận chi, không để tình trạng kiêm nhiệm; ở cấp xã sẽ có cán bộ đảm nhận công tác BHXH xã nói chung và công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH nói riêng.

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH: Luận văn đã đề xuất, phân tích logíc và chặt chẽ các giải pháp: hoàn thiện về

phương thức chi trả; quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí chi trả; tăng cường phương tiện phục vụ công tác chi trả; kiện toàn công tác cán bộ; tăng cường kiểm tra và thanh tra trong các khâu chi trả; quản lý chặt chẽ chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn …

Các giải pháp mà luận văn đề xuất là có cơ sở khoa học và có tính khả thi cao đối với ngành BHXH ở nước ta trong giai đoạn tới.

5. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH ở thành phố Bắc Ninh, luận văn đã đề xuất các kiến nghị đối với nhà nước về sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách BHXH cho phù hợp với thực tiễn; kiến nghị đối với BHXH Việt Nam cũng như BHXH tỉnh về thực thi chính sách BHXH nói chung và công tác quản lý chi BHXH nói riêng.

Với đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại đất nước, tin tưởng rằng, chính sách BHXH ở Việt Nam, đặc biệt là công tác quản lý chi BHXH sẽ hoàn thiện hơn trong những năm tới, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu cơ bản của người lao động về BHXH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng.

2. Nguyễn Huy Ban (2000), Chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, đề tài khoa học cấp bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999), Chương trình bảo đảm xã hội của một số nước trên thế giới, tập 1 - 2, Hà Nội.

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2001), Tài liệu nghiên cứu về an sinh xã hội, tập 1- 3, Hà Nội.

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2009), Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương.

6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2009), Quyết định số 845/2009/QĐ - BHXH ngày 18/6 về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, Hà Nội.

7. BHXH thành phố Bắc Ninh (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009. 8. BHXH thành phố Bắc Ninh (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010. 9. BHXH thành phố Bắc Ninh (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011. 10.BHXH Việt Nam (2011), tài liệu tập huấn Phó Giám đốc BHXH quận, huyện. 11.BHXH Việt Nam (2012), Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23/5 về

việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, Hà Nội. 12.Bộ chính trị (1997), Chỉ thị số 15/CT/TW ngày 26/5 về tăng cường

lãnh đạo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

13.Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2002), Báo cáo của đoàn nghiên cứu, tìm hiểu về chính sách BHXH ở Trung Quốc.

14.Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15.Bộ Tài chính (1996), Quyết định số 1124/1996/QĐ - BTC ngày 12/12 về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán bảo hiểm xã hội.

16.Bộ tài chính (2009), Quyết định số 51/2009/QĐ - BTC ngày 22/6 về việc ban hành chế độ kế toán bảo hiểm xã hội.

17.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nghị định số 19 - CP ngày 26/2 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

18.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định số 100/2002/NĐ - CP ngày 06/12 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

19.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định số 01/2003/NĐ - CP ngày 09/01 về việc sửa đổi bổ sung Nghị định số 12/CP.

20.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 152/2006/NĐ - CP ngày 22/12 hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

21.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 94/2009/NĐ - CP ngày 22/8 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam.

22.Chủ tịch Chính phủ lâm thời (1945), Sắc lệnh số 54 ngày 3/11 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà (1947), Sắc lệnh số 29 ngày 12/3 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1950), Sắc lệnh số 76- SL ngày 20/5 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1950), Sắc lệnh số 77 ngày 22/5.

23.Công ước Số 102 của ILO về An sinh xã hội (Các tiêu chuẩn tối thiểu), (1952)

24.Công ước Số 157 của ILO về duy trì quyền lợi BHXH, 1982

25.Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê - Hà Nội - 2005, trang 13-15.

26.Nguyễn Quốc Hoàn (2011), Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bảo hiểm xã hội ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

27.Hội đồng Chính phủ (1961), Nghị định số 218 - CP ngày 27/12 ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức nhà nước.

28.Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (2001), Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

29.Quốc hội nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006, Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6.

30.Thành uỷ Bắc Ninh (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Bắc Ninh khóa XX.

31.Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định số 606/TTg ngày 29/6 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

32.Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 37/2001/QĐ - TTg ngày 20/1 về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

33.Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02/1 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 34.Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 41/2009/QĐ - TTg ngày

35.Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 613/QĐ-TTg V/v trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động.

36.Triệu Dương Xuân Triệu (1998), "Hoàn thiện phương thức tổ chức, quản lý chi trả chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người tham gia BHXH", đề tài nghiên cứu khoa học của BHXH Việt Nam. 37.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2009), Giáo trình an sinh xã hội,

Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

38.Trường Đại học Lao động - Xã hội (2009), Bài giảng bảo hiểm xã hội, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

39.Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948), Bách khoa toàn thư mở, http://vi.wikipedia.org.

40.Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Ninh, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015.

41.Viện khoa học lao động và xã hội, 2011, chiến lược an sinh xã hội thời kỳ 2011-2020.

II. TRANG WEB

1. http://www.bacninh.gov.vn 2. http://www.baohiemxahoi.gov.vn 3. http://www.bhxhhcm.org.vn. 4. http://www.chinhphu.vn. 5. http://www.molisa.gov.vn. 6. https://www.sss.gov.ph/sss/Section_View.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Ngƣời lao động tham gia BHXH trong các doanh nghiệp)

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc.

Để tìm hiểu thực trạng tình hình thực thi chính sách BHXH tại thành phố Bắc Ninh sau hơn bốn năm thực hiện luật BHXH (từ 01/01/2007 đến nay), xác định những nhân tố ảnh hưởng, thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện, trên cơ sở đó kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi chính sách BHXH cho phù hợp với thực tiễn, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng thực thi chính sách BHXH nói chung và công tác quản lý chi BHXH nói riêng trong thời gian tới.

Đề nghị Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau:

THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên:...

2. Giới tính:  Nam  Nữ 3. Ngày, tháng, năm sinh: ...

4. Nghề nghiệp: ………..………

5. Chức vụ, đơn vị công tác:………

6. Địa chỉ thường trú:………..……… Mẫu số 1

CÂU HỎI ĐIỂU TRA

(Anh/Chị vui lòng tích vào những phương án mà anh, chị lựa chọn)

Câu 1: Anh/Chị có biết về chính sách BHXH bắt buộc không?

1.  Có 2.  Không.

Câu 2: Anh/Chị cho biết chính sách BHXH bắt buộc gồm có mấy chế độ?

1.  2 chế độ 2.  3 chế độ 3.  4 chế độ 4.  5 chế độ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 113 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)