Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 59 - 64)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu

Số liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận văn gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, trong đó số liệu sơ cấp là chủ yếu. Cách thức tiến hành thu thập các loại số liệu trên như sau:

2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn bao gồm số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Ninh; số liệu báo cáo kết quả thực hiện công tác tổ chức quản lý chi trả BHXH của Bảo

hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh trong các năm từ 2009 - 2011. Tác giả cũng tham khảo thêm một số thông tin liên quan trong các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách BHXH đã được công bố để làm rõ thêm kết quả nghiên cứu của luận văn.

Ngoài ra tác giả còn sử dụng thông tin thứ cấp từ các tạp chí, sách, báo và các Website liên quan đến đề tài nghiên cứu trong phạm vi cả nước.

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra trực tiếp đến các nhóm đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm khác nhau: nhóm cán bộ hưu trí; nhóm người lao động được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức ở các đơn vị tham gia BHXH; nhóm cán bộ làm công tác BHXH ở một số doanh nghiệp, đại lý chi trả cấp xã. Ngoài ra còn tham khảo ý kiến của chủ sử dụng lao động, cán bộ BHXH thành phố, cán bộ cấp xã.

* Phương pháp chọn mẫu điều tra:

Để đảm bảo dung lượng mẫu điều tra, kết quả điều tra có độ tin cậy cao. Tác giả lựa chọn lượng mẫu điều tra theo công thức của Yamane Taro (1967):

N n = --- 1 + N*e2 Trong đó: - N: là tổng thể mẫu,

- e: là mức ý nghĩa, chính xác (%).

- n: là số mẫu cần điều tra (hay gọi là đơn vị mẫu)

Việc chọn mẫu điều tra tác giả căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trên cơ sở phân loại và chọn ra những địa điểm có tính chất điển hình cho tổng thể nghiên cứu để đưa ra được những số liệu mang tính chất tổng quan nhất, không bị sai lệch thống kê quá nhiều. Cụ thể:

- Nhóm người nghỉ hưởng chế độ hưu trí: chọn các địa điểm điều tra: phường Suối Hoa, là phường Trung tâm của thành phố mới được thành lập,

có số đối tượng hưởng đông, địa điểm chi trả thuận lợi; phường Suối Hoa, là phường trung tâm thành phố, có nhiều cán bộ trung, cao cấp và người lao dộng nghỉ hưởng chế dộ BHXH, với số tiền chi trả tương đối lớn; phường Ninh Xá, là phường có số đối tượng và số tiền chi trả trung bình của thành phố; xã Nam Sơn (là một trong ba xã được bàn giao từ huyện Quế Võ về thành phố Bắc Ninh theo địa giới hành chính) và xã Khắc Niệm (là một trong ba xã được bàn giao từ huyện Tiên Du về thành phố Bắc Ninh theo địa giới hành chính).

- Nhóm đại lý chi trả BHXH các xã, phường: chọn điều tra cả 20/20 đại lý của 19 xã. phường (100%).

- Nhóm đại diện cho cán bộ làm công tác BHXH tại các doanh nghiệp, đơn vị: chọn điều tra hai loại hình khối là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước người và doanh nghiệp trong nước. Trong mỗi khối chọn cán bộ đại diện cho các doanh nghiệp có số lao động lớn, người hưởng chế độ BHXH nhiều và doanh nghiệp có số lao động, người hưởng chế độ BHXH trung bình.

- Nhóm đại diện cho người lao động được hưởng chế độ BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức) tại các doanh nghiệp, đơn vị: chọn điều tra người lao động tại hai loại hình khối là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước người và doanh nghiệp trong nước. Trong mỗi khối chọn người lao động tại các doanh nghiệp có số lao động lớn, người hưởng chế độ BHXH nhiều và doanh nghiệp có số lao động, người hưởng chế độ BHXH trung bình.

Do chọn nhiều nhóm đối tượng điều tra khác nhau, nên tác giả đã thiết kế 04 mẫu phiếu điều tra khác nhau, phù hợp với nhóm từng đối tượng: đối tượng hưu trí, cán bộ đại lý chi trả xã, người lao động và người sử dụng lao động. Sau khi phiếu điều tra thiết kế xong, tác giả tiến hành điều tra thử, nhằm điều chỉnh, bổ sung các câu hỏi trong phiếu điều tra cho phù hợp, sau khi có phiếu chính thức, tiến hành điều tra toàn bộ theo lượng mẫu đã chọn.

* Nội dung thông tin thu thập từ các bộ phiếu điều tra

+ Tình hình tham gia BHXH, những hiểu biết của người lao động, người nghỉ hưu về chính sách BHXH, nguồn tiếp cận thông tin của BHXH có những thuận lợi khó khăn gì?

+ Có những vướng mắc gì về thủ tục giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động? Thời gian giải quyết các chế độ BHXH đã phù hợp chưa?

+ Mô hình chi trả hiện nay có phù hợp với đối tượng không? các đối tượng có thuận lợi, khó khăn gì khi lĩnh lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng? Thời gian chi trả hiện nay đã kịp thời chưa? ....

+ Tham khảo ý kiến của một số cán bộ nhân sự, giám đốc một số doanh nghiệp và ý kiến của cán bộ bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh.

Số người điều tra được chọn theo công thức của Yamane Taro như sau: + Nhóm đối tượng hưởng chế độ hưu trí năm 2011: 7.831 người, căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và do thời gian, nhân lực, kinh phí có hạn nên tác giả chọn 44 người để điều tra (mức ý nghĩa 15%). (trong đó phường Suối Hoa 14 người, phường Ninh Xá 10 người, phường Nam Sơn 10 người và xã Khắc Niệm 10 người).

+ Nhóm người lao động được hưởng chế độ BHXH trong các doanh nghiệp: số người lao động được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức năm 2011: 8.424 người, căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và do thời gian, nhân lực, kinh phí có hạn nên tác giả chọn 59 người để điều tra (mức ý nghĩa 13%).

Nhóm cán bộ đại lý chi trả xã, phường: 20 người, với mức ý nghĩa 1% chọn 20 người để điều tra.

Ý kiến của nhóm đối tượng có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá thực trạng công tác quản lý chi trả BHXH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Cán bộ đại lý chi trả BHXH là những người được UBND xã, phường giới thiệu để trực tiếp ký hợp đồng chi trả BHXH. Đại lý chi trả xã, phường có vai trò đặc

biệt quan trọng trong việc thực hiện chi trả BHXH đúng kỳ, đủ số, an toàn, thuận tiện đến tận tay người hưởng. Bên cạnh đó, đại lý chi trả còn có trách nhiệm quản lý đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn, thường xuyên theo dõi biến động tăng, giảm, đồng thời phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương lập hồ sơ để giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân đối tượng…. Do đó, tác giả lựa chọn mức ý nghĩa cao (1%), điều tra cả 20 đại lý để có những nhận xét, đánh giá tương đối đầy đủ, đúng thực trạng về công tác chi trả BHXH trên địa bàn thành phố.

+ Nhóm đại diện cho cán bộ làm công tác BHXH trong các doanh nghiệp, đơn vị: Năm 2011, trên địa bàn thành phố Bắc Ninh có tổng số 564 đơn vị tham gia BHXH, căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và do thời gian, nhân lực, kinh phí có hạn nên tác giả chọn 24 cán bộ làm công tác BHXH trong các doanh nghiệp, đơn vị để điều tra (mức ý nghĩa 20%).

Bảng 2.1. Số lƣợng ngƣời và các địa điểm điều tra

Đối tƣợng điều tra

ĐVT Tổng số Các xã, phƣờng, đơn vị Suối Hoa Ninh Nam Sơn Khắc Niệm DN vốn ĐTNN DN trong nƣớc 1/ Nhóm người hưởng hưu trí Người 44 14 10 10 10 2/ Nhóm đại lý chi trả xã, phường. Người 20 3/ Nhóm đại diện cho

cán bộ làm công tác BHXH tại các doanh nghiệp, đơn vị Người 24 10 14 4/ Nhóm người lao động được hưởng chế độ ốm đau, thai sản Người 59 29 30 Cộng 147

* Phương pháp thu thập:

Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi được soạn thảo trước cho từng đối tượng, đánh giá có sự tham gia của cán bộ quản lý liên quan.

- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp chuyên khảo (dùng để phân tích đánh giá công tác quản lý chi trả BHXH ở một xã, phường, đơn vị nghiên cứu cụ thể nào đó trên địa thành phố Bắc Ninh), phương pháp chuyên gia: Dựa vào tham khảo ý kiến phân tích của chuyên gia (chủ sử dụng lao động, cán bộ BHXH thành phố, cán bộ cấp xã) để rút ra những nhận xét, nhận định đánh giá thực trạng hay đề ra giải pháp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)