Định hướng phát triển BHX Hở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 99 - 141)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Định hướng phát triển BHX Hở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

- Phấn đấu mở rộng và tăng nhanh số lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH do BHXH Việt Nam giao. Từng bước phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ nguồn quỹ nhằm mục đích bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH.

- Giảm thiểu tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH. Phấn đấu hàng năm tỷ lệ nợ BHXH dưới 5%. Phấn đấu đến năm 2015, đạt từ 90 - 95% trở lên các đơn vị sử dụng lao động, người lao động trên địa bàn tỉnh tham gia BHXH. - Chủ động tham mưu các cấp uỷ Đảng, chính quyền; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH.

- Thực hiện tốt chính sách BHXH cho người tham gia và thụ hưởng đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách.

- Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH. Từng bước trang bị và hiện đại hoá công nghệ thông tin vào công tác quản lý của ngành.

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở thành phố Bắc Ninh

Quản lý chi BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan BHXH, là một trong những biện pháp tránh tổn thất cho quỹ BHXH. Trong công tác quản lý chi BHXH cần thiết phải thực hiện một loạt các biện pháp đồng bộ sau:

4.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức chi trả BHXH

Hiện tại, hệ thống tổ chức chi trả các chế độ của BHXH Việt Nam được phân cấp là hợp lý. Tuy nhiên, ở bộ phận chi của BHXH tỉnh và huyện không phân định bộ phận chi và bộ phận kế hoạch, tài chính, kế toán riêng biệt mà: bộ phận chi của BHXH tỉnh nằm trong phòng kế hoạch tài chính, còn ở BHXH huyện chỉ có một bộ phận kế toán vừa thực hiện lập kế hoạch, theo dõi tài sản, chi hoạt động bộ máy của đơn vị đồng thời quản lý chi trả cho đối tượng thụ hưởng. Cho nên, nếu không tách bộ phận chi ra khỏi bộ phận kế toán, sẽ dẫn đến tình trạng người làm kế hoạch tài chính, kế toán rất vất vả, công việc chồng chéo. Phòng kế hoạch tài chính chủ yếu làm tốt công tác chuyên môn của họ như: lên kế hoạch cấp phát và quyết toán kinh phí, còn vấn đề quản lý, theo dõi các đối tượng hưởng sẽ bị hạn chế.

Mặt khác, đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH ngày càng lớn (do đối tượng tham gia và hưởng BHXH không chỉ có đối tượng bắt buộc mà còn có cả đối tượng tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); đồng thời khi thực hiện BHYT toàn dân thì các đối tượng tham gia và hưởng BHYT cũng do cơ quan BHXH quản lý, cho nên để thực hiện tốt hoạt động chi trả BHXH nói riêng, BHYT, BHTN nói chung trong thời gian tới, luận văn đề xuất hệ thống tổ chức chi trả BHXH ở Việt Nam cần hoàn thiện một số điểm như sau:

- Ở cấp trung ương, Ban chi thuộc BHXH Việt Nam vẫn giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ như hiện tại.

- Ở cấp tỉnh, bộ phận chi trong phòng Kế hoạch tài chính phải được tách ra thành Phòng chi thuộc BHXH tỉnh. Khi đó, phòng Kế hoạch tài chính chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác kế hoạch tổng hợp, xây dựng cơ bản, công tác thống kê, bảo mật… Còn việc dự toán chi, thanh quyết toán chi BHXH, quản lý đối tượng hưởng BHXH, mức hưởng BHXH trên địa bàn tỉnh sẽ do Phòng chi thực hiện.

- Ở cấp huyện, cán bộ kế toán và các cán bộ chuyên môn khác như: thủ quỹ, cán bộ thu BHXH… chỉ thực hiện công việc chuyên môn của mình. Còn việc chi trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho các đối tượng hưởng BHXH phải tách ra và giao cho cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ giải quyết. Không nên để tình trạng kiêm nhiệm như hiện nay.

- Ở cấp xã, nên có một cán bộ BHXH xã. Việc quản lý đối tượng tham gia và hưởng trợ cấp BHXH, BHYT, BHTN cũng như việc chi trả trợ cấp do cán bộ này đảm nhiệm. Trước mắt, có thể là một người đảm nhiệm từ một đến hai xã. Khi đối tượng tham gia và thụ hưởng ngày càng đông, nhất là đến 2015 khi thực hiện BHYT toàn dân thì việc bố trí cán bộ BHXH cấp xã nằm trong biên chế cán bộ công chức xã theo Nghị định 92/2009/NĐ/CP của Chính phủ là hết sức cần thiết.

Như vậy, mô hình hệ thống tổ chức chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam mà luận văn đề xuất sẽ là:

Ban chi BHXH Việt Nam Phòng chi BHXH tỉnh Bộ phận chi BHXH huyện Cán bộ BHXH xã Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức chi trả BHXH ở Việt Nam trong thời gian tới

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động chi trả BHXH

a) Hoàn thiện phương thức chi trả

Trong thực tế, cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố có thể trực tiếp chi trả cho đối tượng tại thành phố hoặc mang tiền mặt xuống chi cho đối tượng tại trụ sở UBND xã, tại gia đình, chi trả thông qua một người đại diện, người được uỷ quyền hoặc một ban đại diện; chi trả qua cơ quan trung gian như bưu điện, kho bạc hoặc ngân hàng; trả trực tiếp vào tài khoản cá nhân của người thụ hưởng; chi trả qua các trung gian khác... Mở rộng các hình thức chi trả bảo hiểm xã hội là hợp với tiến trình phát triển trong tương lai của sự nghiệp bảo hiểm xã hội, đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu xã hội hoá ngày càng cao của các mối quan hệ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay cũng như trong những năm tới, ở bảo hiểm xã hội thành phố có thể áp dụng các phương thức chi trả sau đây:

- Phương thức chi trả trực tiếp:

Chỉ áp dụng ở một số địa phương có điều kiện thuận lợi như: địa bàn dân cư tập trung, đối tượng nhiều, số tiền chi trả lớn.

- Phương thức chi trả gián tiếp:

Thực tế cho thấy, mọi tiêu cực, thất thoát trong chi trả các chế độ dài hạn lại chỉ có thể xảy ra ở cơ sở. Vì vậy, cần có sự phối hợp, giúp đỡ của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội ở xã. Đặc biệt là các đại lý chi trả ở xã (phường, thị trấn), họ chính là một chiếc cầu nối mối quan hệ gắn bó và rất cần thiết giữa cơ quan BHXH với chính quyền và nhân dân địa phương, là tai mắt của cơ quan BHXH ở cơ sở. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, hình thức chi trả gián tiếp nên áp dụng rộng rãi.

Mặt khác, hiện nay ngành BHXH đã áp dụng việc chi trả BHXH thông qua tài khoản cá nhân, thẻ ATM, thông qua bưu điện. Song việc thực

hiện theo phương thức này mới chỉ áp dụng ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Cho nên, trong thời gian tới, BHXH tỉnh Bắc Ninh cũng như BHXH thành phố Bắc Ninh cần áp dụng rộng rãi phương thức chi trả này. Để thực hiện tốt điều đó, BHXH cần phối hợp với các Ngân hàng, Kho bạc, Bưu điện ở các địa phương và vận động đối tượng thụ hưởng BHXH mở tài khoản cá nhân, thậm chí ở một số địa bàn có hệ thống Ngân hàng, ATM phát triển thì bắt buộc các đối tượng hưởng BHXH hàng tháng mở tài khoản cá nhân để nhận tiền chi trả…

b) Quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí chi trả bảo hiểm xã hội

Để thực hiện tốt công tác quản lý nguồn kinh phí, BHXH cần tiến hành các giải pháp chủ yếu sau:

- Quản lý chặt chẽ, khoa học các biến động tăng, giảm về đối tượng hưởng trợ cấp BHXH. Đối với các biến động tăng thì phải cập nhật hàng tháng tại cơ quan BHXH. Còn đối với các biến động giảm thì hoàn toàn phải từ cơ sở báo cáo lên. Đối tượng hưởng chế độ MSLĐ lại chia thành nhiều nhóm, hưởng dài hạn, có thời hạn hoặc tiếp tục hưởng theo quy định. Vì thế, cần phải quản lý chặt chẽ các biến động giảm đối tượng này. Muốn vậy, phải rà soát lại hồ sơ và phân loại danh sách đối tượng hưởng chế độ MSLĐ và trợ cấp hàng tháng theo thời gian ngừng trợ cấp. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch cắt giảm và thông báo hàng quý cho những người sắp hết hạn hưởng trợ cấp MSLĐ và thông báo hàng năm đối với trẻ em hưởng tuất đủ 15 tuổi trở lên đang đi học về thời gian được hưởng còn lại trước khi cắt chế độ.

- Xây dựng chương trình quản lý chi BHXH bằng công nghệ tin học. Để việc chi trả đi vào chính quy, nề nếp tương xứng với vị trí, vai trò của công tác BHXH trong thời kỳ mới, cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện phần mềm ứng dụng tin học trong quản lý hồ sơ và quản lý chi BHXH. Hàng tháng, BHXH tỉnh phải in và giao được danh sách cho từng tổ hoặc đơn vị chi

trả, phấn đấu trong tương lai gần thực hiện nối mạng vi tính giữa BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị để thực hiện sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, báo cáo một cách thống nhất, đồng bộ trong toàn ngành.

- Chương trình quản lý chi trả bằng công nghệ tin học phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu thống nhất và đồng bộ trong quản lý chi BHXH, quản lý và lưu trữ hồ sơ đối tượng và hạch toán kế toán. Cụ thể:

+ Lưu trữ và khai thác thông tin của tất cả các đối tượng đang hưởng chế độ BHXH và cả những người đã hết hạn hưởng chế độ BHXH. Xử lý các thông tin khi có biến động tăng, giảm đối tượng hoặc điều chỉnh tăng giảm trợ cấp khi chế độ chính sách thay đổi.

+ Lập danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng hàng cho từng đầu mối chi trả (xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị sử dụng lao động) theo từng loại đối tượng; theo dõi tình hình cấp phát và thanh toán kinh phí, lập các báo cáo và sổ sách theo quy định.

+ Quản lý, lưu trữ hồ sơ của các đối tượng đã hết hạn hưởng, hết tuổi hưởng, chết và vi phạm pháp luật bị tù.

c) Tăng cường phương tiện phục vụ công tác chi trả

Bình xịt cay, roi điện là công cụ hỗ trợ độc quyền của ngành công an phục vụ cho cán bộ công chức trong ngành khi thực thi nhiệm vụ. Đặc điểm của công cụ này là gọn nhẹ, dễ sử dụng, giá thành rẻ, bảo vệ an toàn về người và tài sản hiệu quả cao, không gây chết người.

Trong thực tế hiện nay, ngoài ngành công an, Bộ công an đã cho phép một số ngành như thuế vụ, kiểm lâm được sử dụng loại công cụ này để hỗ trợ cho cán bộ công chức trong quá trình làm nhiệm vụ.

Đối với BHXH Việt Nam, là một ngành mà hàng năm phải thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng hưởng với một số tiền rất lớn (năm 2011, tỉnh Bắc Ninh đã chi trả số tiền trên 915 tỷ đồng, tại thành phố Bắc

Ninh là trên 283 tỷ đồng), chủ yếu là chi trả trực tiếp bằng tiền mặt. Do vậy, từ thực trạng chi trả hiện nay, khi mà tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng gây mất trật tự cho xã hội thì khối lượng tiền chi trả lớn như vậy thực sự là một vấn đề hết sức lo ngại đối với việc bảo quản đồng tiền đến tận tay người được hưởng. Vì vậy, để tự bảo vệ được người và tiền mặt chi trả, BHXH Việt Nam cần trang bị cho toàn ngành, trong đó chủ yếu là cấp huyện trong phạm vi cả nước loại phương tiện chuyên dùng này: trang bị bình quân cho mỗi BHXH huyện 10 bình xịt cay và 10 roi điện để hỗ trợ thêm cho người mang tiền đi chi trả.

d) Tăng cường kiểm tra và thanh tra trong các khâu chi trả

- Cần xây dựng lịch kiểm tra thường xuyên ở các đơn vị cơ sở, không chỉ đơn thuần và thụ động kiểm tra theo đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt là kiểm tra ở các ban đại diện chi trả trong việc thanh toán lương hưu và trợ cấp hàng tháng, trong quản lý đối tượng biến động, thay đổi chỗ ở, đối tượng chết.

- Đối chiếu hồ sơ đối tượng đang quản lý với danh sách chi trả và hồ sơ quản lý đối tượng phải khớp nhau về họ, tên, mức tiền được hưởng. Những đối tượng không khớp nhau về các tiêu thức nêu trên được kiểm tra, xác minh cho đúng với thực tế của đối tượng đó. Khi đối tượng có tên trong danh sách chi trả nhưng không có hồ sơ quản lý, phải yêu cầu hoàn chỉnh cho đầy đủ. Đối tượng có hồ sơ quản lý nhưng không có tên trong danh sách chi trả thì phải làm rõ nguyên nhân, xử lý dứt điểm.

- Khi đối tượng chết, ban đại diện chi trả xã, phường phải báo kịp thời cho BHXH thành phố, cơ quan BHXH phải kiểm tra qua gia đình đối tượng, xem xét việc báo giảm của ban đại diện chi trả có kịp thời hay không, để tránh tình trạng chiếm dụng quỹ BHXH, đồng thời hướng dẫn đại lý chi trả BHXH lập hồ sơ giải quyết các chế độ tử tuất, mai táng phí (nếu có).

e) Quản lý chặt chẽ chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn

- Phối hợp chặt chẽ với tổ chức y tế, tổ chức công đoàn và các đơn vị để kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm, nghỉ thực hiện kế hoạch

hoá gia đình, thai sản và nghỉ dưỡng sức để khắc phục triệt để hiện tượng làm giả hồ sơ, khai khống thời gian nghỉ để rút tiền từ quỹ BHXH không đúng chế độ.

- Phối hợp với các cơ quan thanh tra, tài chính, kho bạc... để kiểm tra, khảo sát việc thực hiện chế độ BHXH và chi BHXH cho người lao động tại đơn vị sử dụng lao động do BHXH thành phố uỷ quyền chi trả hộ (các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức).

g) Một số giải pháp khác

- Xây dựng và ban hành quy trình làm việc, mối quan hệ công tác và quy định trách nhiệm giữa giữa các bộ phận nghiệp vụ ở BHXH thành phố theo quy trình. Xác nhận thu, lập hồ sơ và xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH, lập danh sách chi trả, lập dự toán cấp phát kinh phí, quy trình và trách nhiệm báo cáo số tăng giảm hàng tháng các đối tượng di chuyển, chết, hết hạn hưởng từ ban đại diện chi trả xã, phường lên và ngược lại, quy định thủ tục giao nhận hồ sơ, loại hồ sơ và số lượng hồ sơ giao nhận giữa các phòng, các bộ phận nghiệp vụ trong quy trình giải quyết các chế độ BHXH.

- Khi chưa thực hiện BHXH cấp xã, để đảm bảo thực hiện tốt các phương thức chi trả thì một điều kiện mang tính tiên quyết là phải yêu cầu thường xuyên kiện toàn các ban đại diện chi trả xã phường, chọn lựa ban đại diện chi trả hội đủ các tiêu chuẩn:

+ Ban đại diện phải do chính quyền địa phương giới thiệu và đảm bảo + Phải là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán hoặc thống kê.

+ Có tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm trong công tác chi trả.

+ Đang trực tiếp hưởng chế độ BHXH hàng tháng và có điều kiện kinh tế gia đình vững chắc, được nhân dân tín nhiệm bầu ra.

Hợp đồng đại diện chi trả phải do Chủ tịch Hoặc Phó Chủ tịch UBND xã, phường trực tiếp ký với Giám đốc BHXH thành phố. Còn khi đã thành lập được BHXH cấp xã thì việc chi trả sẽ cho cán bộ BHXH xã thực hiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 99 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)