5. Kết cấu của luận văn
1.1.5. Hệ thống chế độ bảo hiểm xã hội
Theo khuyến cáo của Tổ chức Lao động quốc tế, tại kỳ họp thứ 35, Hội nghị toàn thể của ILO được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơnevơ ngày 04/06/1952, sau khi quyết định chấp thuận một số đề nghị về các quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, ngày 28/06/1952, ILO đã thông qua Công ước số 102 - Công ước về an toàn xã hội (Quy phạm tối thiểu), đánh dấu một bước ngoặt quan trọng về BHXH trên thế giới. Nội dung của Công ước số 102 về BHXH bao gồm một hệ thống 9 chế độ như sau:
2. Chế độ trợ cấp ốm đau 3. Chế độ trợ cấp thất nghiệp 4. Chế độ trợ cấp tuổi già
5. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp 6. Chế độ trợ cấp gia đình
7. Chế độ trợ cấp thai sản 8. Chế độ trợ cấp tàn tật 9. Chế độ trợ cấp tiền tuất
Công ước số 157 được thông qua ngày 21/06/1982, gọi là Công ước về duy trì các quyền về an toàn xã hội, tiếp tục khẳng định 9 nhánh an toàn xã hội như trên. Đó là các chế độ: chăm sóc y tế; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp tàn tật; trợ cấp tuổi già; trợ cấp tiền tuất; trợ cấp TNLĐ và BNN; trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp gia đình. Sau đó, vẫn còn một số các Công ước và Khuyến nghị liên quan đến các chế độ BHXH nhưng nội dung chủ yếu vẫn theo tinh thần của Công ước số 102.
Trong các Công ước quốc tế, mỗi chế độ BHXH đều được cụ thể hoá bằng những điều, những mục vừa cụ thể, vừa mang tính định hướng để các nước vận dụng. Nếu nhìn nhận một cách khái quát, mỗi chế độ đều được kết cấu bởi các nội dung sau:
- Mục đích thực hiện chế độ; - Đối tượng được bảo hiểm; - Điều kiện được trợ cấp;
- Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp BHXH.
Có thể nói, 9 chế độ trong Công ước 102 của ILO đã hình thành một hệ thống chế độ BHXH. Mỗi nước tham gia Công ước tuỳ điều kiện kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, khi triển khai BHXH có quyền thực hiện Khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được
3 chế độ, trong đó, phải có ít nhất một trong năm chế độ: (3); (4); (5); (8); (9).