Phối hợp trong công tác quản lý chi trả BHXH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 93 - 141)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.5 Phối hợp trong công tác quản lý chi trả BHXH

- Nhiều phường, xã không muốn phối hợp, đảm nhận công tác chi trả vì họ cho rằng đó là nhiệm vụ của ngành BHXH. Lãnh đạo ngành BHXH hiện đang tìm biện pháp để giảm áp lực công việc cho chính quyền địa phương.

- Việc bao quát, kiểm tra, nắm bắt tình hình, quản lý theo dõi đối tượng, chỉ đạo công tác chi trả từ thành phố đến xã, hướng dẫn và trực tiếp phối hợp với các ban đại diện trong quá trình chi trả chưa được thực hiện sâu sát. Công tác kiểm tra, thanh tra mới chỉ tập trung giải quyết các vụ việc nổi cộm như đơn thư khiếu nại, tố cáo, chưa tập trung thời gian và chương trình cụ thể đi sâu xuống cơ sở để kiểm tra nắm bắt tình hình của đối tượng...

3.3.6. Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại trong quá trình tổ chức và quản lý hoạt động chi trả các chế độ BHXH

3.3.6.1. Thuận lợi

- Trong những năm qua, BHXH ở Việt Nam có một hệ thống tổ chức BHXH theo ngành dọc 3 cấp ổn định. Theo đó, việc chi trả cũng được phân cấp rõ ràng ở trung ương BHXH Việt Nam làm gì; ở địa phương BHXH tỉnh, huyện làm gì đã tạo điều kiện thuận lợi cho BHXH thành phố Bắc Ninh tổ chức chi trả các chế độ BHXH tới tay các đối tượng hưởng BHXH một cách nhanh chóng, đúng kỳ, đủ số… góp phần thoả mãn được nhu cầu của các đối tượng hưởng BHXH.

- Được sự quan tâm phối hợp của các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan (Ngân hàng, Kho bạc...) nên có nhiều thuận lợi trong công tác thực thi chính sách BHXH nói chung và công tác chi trả BHXH nói riêng.

- Việc phân cấp BHXH để chi trả như hiện nay cơ bản thuận lợi trong việc chủ động nguồn kinh phí chi trả do cơ quan BHXH cấp trên chuyển xuống để chi trả, đồng thời thuận lợi cả trong việc ký kết các hợp đại lý chi trả.

- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác chi trả các chế độ BHXH ngày càng được hoàn thiện. Không chỉ có Luật BHXH của Quốc hội,

mà còn có các Nghị định của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của các Bộ, Ngành liên quan và văn bản của cơ quan BHXH Việt Nam hướng dẫn để thực thi chính sách BHXH nói chung và công tác quản lý, tổ chức chi trả BHXH nói riêng.

3.3.6.2. Khó khăn, tồn tại

- Đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH ngày càng đông đảo, đa dạng, phức tạp, việc quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH gặp nhiều khó khăn.

- Mức chi trả BHXH phụ thuộc lớn vào sự biến động của nền kinh tế và các chính sách của Nhà nước. Các chính sách tiền lương, tiền công luôn được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc xác định các mức chi trả đòi hỏi phải thường xuyên được điều chỉnh lại để đảm bảo đời sống cho người thụ hưởng và chủ động cân đối quỹ BHXH.

- Hiện nay, ngành BHXH được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH và BHYT. Riêng chính sách BHXH, theo lộ trình thực hiện Luật BHXH, ngoài BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH còn phải thực hiện thêm BHXH tự nguyện, BHTN. Quỹ của các loại BHXH này được hình thành và sử dụng khác nhau, việc tổ chức chi trả các chế độ BHXH sẽ gặp khó khăn nhiều hơn.

- Do biên chế của ngành là có hạn, cụ thể là ở BHXH thành phố chỉ có một kế toán làm công tác thanh quyết toán chi trả các chế độ BHXH, việc chi trả chế độ thường xuyên hàng tháng được thực hiện thông qua cán bộ đại lý nên mỗi đợt tổ chức chi trả cũng gặp khó khăn.

- Hiện nay tổ chức của ngành BHXH chỉ có ba cấp, từ trung ương đến cấp huyện, chưa có cán bộ BHXH cấp xã, nên triển khai việc thực hiện các chính sách BHXH nói chung gặp nhiều khó khăn, cụ thể còn nhiều hạn chế trong việc tuyên truyền chế độ chính sách BHXH, BHYT, thu BHXH, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và quản lý đối tượng thụ hưởng, hướng dẫn lập hồ sơ để giải quyết hưởng các chế độ BHXH… đều phải thông qua cán bộ đại diện chi trả.

- Một số quy định của Luật BHXH chưa phù hợp với thực tế, nội dung một số chế độ BHXH cấn được bổ sung, sửa đổi như: về chế độ ốm đau chưa có quy định thời gian đóng BHXH tối thiểu trước khi hưởng trợ cấp, một số bệnh mới chưa có trong danh mục các bệnh được nghỉ ốm đau dài hạn do quy định đã lâu, không còn phù hợp; thời gian đóng BHXH tối thiểu 6 tháng trước khi sinh con được hưởng chế độ thai sản như hiện nay vẫn còn thấp, chế độ TNLĐ-BNN chưa được bổ sung một số bệnh nghề nghiệp mới; việc để lại 2% quỹ lương cho người SDLĐ để chi trả trợ cấp ngắn hạn theo quy định của Luật BHXH chưa phù hợp với thực tế, làm cho việc chi trả chế độ cho NLĐ chậm, khó khăn trong việc thanh quyết toán giữa cơ quan BHXH với đơn vị SDLĐ….

Thời gian qua, với hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ, quy trình chi trả chặt chẽ, phù hợp, việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin của ngành, sự phối kết hợp của các ngành, các cấp liên quan.... BHXH thành phố Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý, tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho đối tượng và người lao động. Kết quả trong 3 năm (2009-2011) BHXH thành phố đã chi trả an toàn, đúng kỳ, đủ số đến tay đối tượng với tổng số tiền chi là 722,861 tỷ đồng cho trên 55 nghìn lượt người, từ đó đã tạo được niềm tin của đối tượng, người lao động về chính sách BHXH của Nhà nước.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý chi trả BHXH tại thành phố Bắc Ninh vẫn còn một số khó khăn, hạn chế nhất định về bộ máy quản lý chi trả BHXH, phương tiện vận chuyển, trang thiết bị cho công tác chi trả, quản lý đối tượng hưởng, một số quy định của Luật BHXH chưa phù hợp với thực tế... Đây là những vấn đề đòi hỏi BHXH thành phố phải quan tâm giải quyết.

CHƢƠNG IV

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BHXH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH 4.1. Định hƣớng phát triển BHXH ở Việt Nam đến năm 2020

4.1.1. Mục tiêu và quan điểm phát triển

4.1.1.1. Mục tiêu phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam đến năm 2020

* Mục tiêu tổng quát: Đảm bảo quyền bình đẳng tham gia BHXH đối với tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách, chế độ BHXH, BHYT góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo ổn định đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên tham gia BHXH, góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

* Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất: Tăng số lượng người tham gia BHXH.

Để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước là thực hiện BHXH cho mọi người lao động trong các thành phần kinh tế, căn cứ vào thực tiễn và khả năng quản lý của ngành, phấn đấu trong giai đoạn từ nay đến 2020, mỗi năm tăng bình quân khoảng 0,5 triệu người tham gia BHXH. Đưa số người tham gia BHXH ở diện bắt buộc lên 18,3 triệu người vào năm 2020. Thực hiện tốt loại hình BHXH tự nguyện, phấn đấu đến năm 2020 số người tham gia BHXH tự nguyện khoảng 18 triệu người, đưa tổng số người tham gia BHXH (cả bắt buộc và tự nguyện) bằng 60% tổng số lao động của cả nước (hiện nay mới đạt trên 20%).

Thứ hai: Giảm dần nguồn chi từ NSNN, tăng nhanh tích luỹ của quỹ BHXH để tiến tới BHXH tự cân đối thu chi.

Do kế thừa việc thực hiện BHXH trước đây, nên hiện nay kinh phí chi BHXH từ nguồn NSNN vẫn chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số chi BHXH. Phấn

đấu đến năm 2020 kinh phí chi từ NSNN còn lại khoảng 20% (Hiện nay khoảng trên 50%). Đ ể thực hiện được mục tiêu tự cân đối thu chi quỹ BHXH phải tăng nhanh nguồn thu bằng cách thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời của các đối tượng tham gia BHXH; thực hiện đầu tư quỹ BHXH có hiệu quả cao, tránh rủi ro thất thoát quỹ; phải kiểm soát chặt chẽ các nội dung chi của quỹ.

Thứ ba: Xây dựng ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày càng vững mạnh và hiện đại.

Do đối tượng tham gia ngày càng được mở rộng, hoạt động thu, chi hàng chục nghìn tỷ đồng trong 1 năm, cho nên hệ thống BHXH phải nhanh chóng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu và có phương tiện quản lý hiện đại. Đến năm 2020, toàn bộ công tác quản lý BHXH như: quản lý thu, chi BHXH, quản lý đối tượng, công tác kế toán thống kê, quản lý đội ngũ cán bộ trong toàn ngành BHXH… phải được thực hiện bằng công nghệ tin học. Vì vậy, phải thực hiện nối mạng vi tính trong toàn quốc. Đồng thời, đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính trong toàn ngành, chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính sang phục vụ người dân, trong quy trình cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa liên thông.

Thứ tư: Nâng cao sự hiểu biết của nhân dân, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành về BHXH.

Tăng cường công tác tuyên truyền,phổ biến chính sách, các quy định pháp luật về BHXH đến mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực và các nước có kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách ASXH.

4.1.1.2. Quan điểm phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Để thực hiện mục tiêu BHXH cho người lao động, định hướng phát triển ngành BHXH đến năm 2020 phải được xây dựng dựa trên cơ sở các quan điểm sau:

Thứ nhất: Phát triển ngành BHXH phải theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chính sách, chế độ BHXH gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội của hầu hết các tầng lớp dân cư, nếu được thực hiện tốt sẽ là điều kiện và cơ sở quan trọng để ổn định chính trị và an toàn xã hội. Chính vì vậy phải thể hiện được chức năng, quyền lực quản lý xã hội của Nhà nước, nhằm đảm bảo cho mọi người dân được bình đẳng về cơ hội, về quyền và nghĩa vụ tham gia và hưởng thụ các chế độ, chính sách BHXH. Vì vậy, có thể khẳng định chính sách, chế độ BHXH là thể chế, sự cụ thể hoá chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội.

Thứ hai: Phát triển ngành BHXH phải vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định chính trị và an toàn xã hội.

Chính sách, chế độ BHXH được ban hành và tổ chức thực hiện là nhằm huy động mọi tiềm năng của từng cá nhân và tổ chức; vừa để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, vừa để hình thành quỹ BHXH - nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu đảm bảo quyền lợi cho người được thụ hưởng các chế độ BHXH, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Tài chính BHXH là nguồn vốn lớn để tham gia đầu tư phát triển nền kinh tế - xã hội của nước nhà, cho nên, định hướng phát triển BHXH phải hướng tới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thứ ba: Thống nhất tổ chức, quản lý sự nghiệp BHXH từ Trung ương đến địa phương. Cụ thể là:

Thành lập một tổ chức thống nhất của Nhà nước theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương để tổ chức thực hiện BHXH đối với mọi NLĐ và toàn thể nhân dân. Đồng thời, hoạt động quản lý phải được tiến hành đồng bộ từ khâu ban hành, hướng dẫn chế độ chính sách, đến khâu tổ chức thực hiện các chính sách đó. Hệ thống các văn bản phải đồng bộ, không được chồng chéo, mâu thuẫn, dễ làm,

dễ nhớ, dễ kiểm tra. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, bộ phận nghiệp vụ và từng cá nhân trong quá trình quản lý. Mặt khác, phải phân cấp và quy định cụ thể rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan BHXH từng cấp, từng đơn vị và từng cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ quản lý BHXH.

4.1.2. Định hướng phát triển BHXH ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

- Phấn đấu mở rộng và tăng nhanh số lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH do BHXH Việt Nam giao. Từng bước phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ nguồn quỹ nhằm mục đích bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH.

- Giảm thiểu tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH. Phấn đấu hàng năm tỷ lệ nợ BHXH dưới 5%. Phấn đấu đến năm 2015, đạt từ 90 - 95% trở lên các đơn vị sử dụng lao động, người lao động trên địa bàn tỉnh tham gia BHXH. - Chủ động tham mưu các cấp uỷ Đảng, chính quyền; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH.

- Thực hiện tốt chính sách BHXH cho người tham gia và thụ hưởng đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách.

- Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH. Từng bước trang bị và hiện đại hoá công nghệ thông tin vào công tác quản lý của ngành.

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở thành phố Bắc Ninh

Quản lý chi BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan BHXH, là một trong những biện pháp tránh tổn thất cho quỹ BHXH. Trong công tác quản lý chi BHXH cần thiết phải thực hiện một loạt các biện pháp đồng bộ sau:

4.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức chi trả BHXH

Hiện tại, hệ thống tổ chức chi trả các chế độ của BHXH Việt Nam được phân cấp là hợp lý. Tuy nhiên, ở bộ phận chi của BHXH tỉnh và huyện không phân định bộ phận chi và bộ phận kế hoạch, tài chính, kế toán riêng biệt mà: bộ phận chi của BHXH tỉnh nằm trong phòng kế hoạch tài chính, còn ở BHXH huyện chỉ có một bộ phận kế toán vừa thực hiện lập kế hoạch, theo dõi tài sản, chi hoạt động bộ máy của đơn vị đồng thời quản lý chi trả cho đối tượng thụ hưởng. Cho nên, nếu không tách bộ phận chi ra khỏi bộ phận kế toán, sẽ dẫn đến tình trạng người làm kế hoạch tài chính, kế toán rất vất vả, công việc chồng chéo. Phòng kế hoạch tài chính chủ yếu làm tốt công tác chuyên môn của họ như: lên kế hoạch cấp phát và quyết toán kinh phí, còn vấn đề quản lý, theo dõi các đối tượng hưởng sẽ bị hạn chế.

Mặt khác, đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH ngày càng lớn (do đối tượng tham gia và hưởng BHXH không chỉ có đối tượng bắt buộc mà còn có cả đối tượng tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); đồng thời khi thực hiện BHYT toàn dân thì các đối tượng tham gia và hưởng BHYT cũng do cơ quan BHXH quản lý, cho nên để thực hiện tốt hoạt động chi trả BHXH nói riêng, BHYT, BHTN nói chung trong thời gian tới, luận văn đề xuất hệ thống tổ chức chi trả BHXH ở Việt Nam cần hoàn thiện một số điểm như sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 93 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)