Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức chi trả BHXH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 100 - 102)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức chi trả BHXH

Hiện tại, hệ thống tổ chức chi trả các chế độ của BHXH Việt Nam được phân cấp là hợp lý. Tuy nhiên, ở bộ phận chi của BHXH tỉnh và huyện không phân định bộ phận chi và bộ phận kế hoạch, tài chính, kế toán riêng biệt mà: bộ phận chi của BHXH tỉnh nằm trong phòng kế hoạch tài chính, còn ở BHXH huyện chỉ có một bộ phận kế toán vừa thực hiện lập kế hoạch, theo dõi tài sản, chi hoạt động bộ máy của đơn vị đồng thời quản lý chi trả cho đối tượng thụ hưởng. Cho nên, nếu không tách bộ phận chi ra khỏi bộ phận kế toán, sẽ dẫn đến tình trạng người làm kế hoạch tài chính, kế toán rất vất vả, công việc chồng chéo. Phòng kế hoạch tài chính chủ yếu làm tốt công tác chuyên môn của họ như: lên kế hoạch cấp phát và quyết toán kinh phí, còn vấn đề quản lý, theo dõi các đối tượng hưởng sẽ bị hạn chế.

Mặt khác, đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH ngày càng lớn (do đối tượng tham gia và hưởng BHXH không chỉ có đối tượng bắt buộc mà còn có cả đối tượng tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); đồng thời khi thực hiện BHYT toàn dân thì các đối tượng tham gia và hưởng BHYT cũng do cơ quan BHXH quản lý, cho nên để thực hiện tốt hoạt động chi trả BHXH nói riêng, BHYT, BHTN nói chung trong thời gian tới, luận văn đề xuất hệ thống tổ chức chi trả BHXH ở Việt Nam cần hoàn thiện một số điểm như sau:

- Ở cấp trung ương, Ban chi thuộc BHXH Việt Nam vẫn giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ như hiện tại.

- Ở cấp tỉnh, bộ phận chi trong phòng Kế hoạch tài chính phải được tách ra thành Phòng chi thuộc BHXH tỉnh. Khi đó, phòng Kế hoạch tài chính chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác kế hoạch tổng hợp, xây dựng cơ bản, công tác thống kê, bảo mật… Còn việc dự toán chi, thanh quyết toán chi BHXH, quản lý đối tượng hưởng BHXH, mức hưởng BHXH trên địa bàn tỉnh sẽ do Phòng chi thực hiện.

- Ở cấp huyện, cán bộ kế toán và các cán bộ chuyên môn khác như: thủ quỹ, cán bộ thu BHXH… chỉ thực hiện công việc chuyên môn của mình. Còn việc chi trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho các đối tượng hưởng BHXH phải tách ra và giao cho cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ giải quyết. Không nên để tình trạng kiêm nhiệm như hiện nay.

- Ở cấp xã, nên có một cán bộ BHXH xã. Việc quản lý đối tượng tham gia và hưởng trợ cấp BHXH, BHYT, BHTN cũng như việc chi trả trợ cấp do cán bộ này đảm nhiệm. Trước mắt, có thể là một người đảm nhiệm từ một đến hai xã. Khi đối tượng tham gia và thụ hưởng ngày càng đông, nhất là đến 2015 khi thực hiện BHYT toàn dân thì việc bố trí cán bộ BHXH cấp xã nằm trong biên chế cán bộ công chức xã theo Nghị định 92/2009/NĐ/CP của Chính phủ là hết sức cần thiết.

Như vậy, mô hình hệ thống tổ chức chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam mà luận văn đề xuất sẽ là:

Ban chi BHXH Việt Nam Phòng chi BHXH tỉnh Bộ phận chi BHXH huyện Cán bộ BHXH xã Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức chi trả BHXH ở Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)