Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHX Hở một

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 42 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHX Hở một

nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH ở một số nước trên thế giới cho thấy, đây là những vấn đề khá phức tạp và phụ thuộc chủ yếu vào mô hình tổ chức hệ thống BHXH của từng nước.

1.2.1.1. Bảo hiểm xã hội do nhiều ngành quản lý và tổ chức thực hiện

Mô hình này hiện nay được thực hiện ở khá nhiều nước, như: Mỹ, Nhật Bản, Cananđa…

- Ở Mỹ, Bộ y tế và dịch vụ con người đảm nhận BHXH hưu trí, tử tuất và MSLĐ. Còn Bộ lao động đảm nhận các chế độ TNLĐ-BNN, BHTN…

- Ở Nhật Bản, chế độ hưu trí, tử tuất và MSLĐ lại do Bộ Y tế và phúc lợi phối hợp thực hiện. Bộ lao động quản lý chế độ TNLĐ - BNN, chế độ BHTN…

- Ở Canađa, BHYT do Bộ y tế và phúc lợi quản lý, các chế độ BHXH còn lại do Bộ nhân lực quản lý…

Với mô hình BHXH do nhiều ngành đứng ra tổ chức thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước, nên công tác tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH cũng do từng ngành đảm nhận một cách độc lập. Tổ chức chi trả cũng tuân thủ theo từng cấp. Phương thức chi trả chủ yếu là gián tiếp thông qua tài khoản cá nhân. Riêng các loại BHXH ngắn hạn, có nước giao ngay cho các đơn vị sử dụng lao động chi trả để đảm bảo tính kịp thời và chính xác.

1.2.1.2. Bảo hiểm xã hội quản lý theo mô hình tập trung thống nhất

Theo mô hình này, Nhà nước giao cho một Bộ (thường là Bộ lao động) đứng ra quản lý về mặt Nhà nước, còn một cơ quan độc lập khác do Nhà nước

thành lập sẽ đứng ra tổ chức thực hiện. Mô hình này cũng được khá nhiều nước áp dụng, điển hình như: Trung Quốc, Inđônêxia và cả Việt Nam…

- Ở Trung Quốc, Bộ nguồn lực và ASXH là một trong năm liên Bộ của nước này. Bộ có trách nhiệm quản lý Nhà nước về ASXH, trong đó có BHXH. Luật pháp về BHXH và một số văn bản dưới luật đều do cơ quan này soạn thảo để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức thực hiện pháp luật BHXH do cơ quan ASXH ở các cấp thực hiện. Bởi vậy, việc tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH cũng do cơ quan ASXH từng cấp thực hiện theo cả phương thức chi trả trực tiếp và gián tiếp đến các đối tượng thụ hưởng BHXH.

- Còn ở Inđônêxia, qua nhiều lần hoàn thiện và tổ chức lại hệ thống BHXH, đến nay Chính phủ đã giao cho Bộ nguồn lực quản lý Nhà nước về BHXH, còn “Hội đồng Nhà nước về vấn đề đảm bảo xã hội” chịu trách nhiệm quản lý các đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng, quản lý thu, chi BHXH… Việc tổ chức và hoạt động chi trả do Hội đồng này chịu trách nhiệm theo từng cấp quản lý. Phương thức chi trả ở Inđônêxia cũng là kết hợp cả trực tiếp và gián tiếp.

Ngoài hai mô hình tổ chức hệ thống BHXH phổ biến nêu trên, trên thế giới còn có những nước kết hợp cả loại BHXH là BHXH do Nhà nước quản lý và BHXH do tư nhân quản lý, như: Italia, Pháp, Luycxămbua,… Với cách thức tổ chức này, mảng BHXH do tư nhân đảm nhiệm gần giống với loại hình bảo hiểm con người trong bảo hiểm thương mại. Chính vì vậy, việc chi trả BHXH hoàn toàn do cơ quan BHXH tư nhân chịu trách nhiệm. Phương thức chi trả của loại hình BHXH tư nhân thường là gián tiếp thông qua các tài khoản cá nhân để đảm bảo tiết kiệm chi phí quản lý đến mức tối đa…

1.2.1.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý chi trả BHXH cho Việt Nam

BHXH là một chính sách xã hội liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người lao động, bởi vậy nếu mảng chính sách này được ban hành và tổ chức

thực hiện tốt sẽ góp phần đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và ASXH bền vững. Trong đó, khâu tổ chức chi trả trợ cấp theo các chế độ BHXH luôn là khâu then chốt. Qua thực tiễn tổ chức hệ thống BHXH nói chung và hoạt động chi trả các chế độ BHXH nói riêng, qua nghiên cứu tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Thứ nhất, BHXH là chính sách xã hội rất đa dạng, phong phú và có liên quan đến mọi người lao động cũng như gia đình họ. Thời gian tham gia BHXH lại rất dài, luôn chiếm khoảng 3/4 cuộc đời của mỗi con người. Hơn nữa, chính sách BHXH và tổ chức thực hiện BHXH lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có cả yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật và lịch sử văn hoá… Bởi vậy, mô hình tổ chức bộ máy và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, trong đó có tổ chức chi trả trợ cấp theo các chế độ BHXH phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo và phải phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ. Cho nên, kinh nghiệm của các nước chỉ là tham khảo và tham khảo có chọn lọc cho phù hợp.

Thứ hai, trong điều kiện hiện tại, tổ chức BHXH ở Việt Nam theo mô hình dọc là hợp lý. Chính vì vậy, ở mỗi cấp quản lý của cơ quan BHXH Việt Nam, cần phải có một bộ phận chuyên trách để thực hiện các hoạt động chi trả trợ cấp cho từng chế độ BHXH. Nếu thực hiện đồng bộ vấn đề này sẽ đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho người lao động và gia đình họ. đồng thời, sẽ tránh được các hiện tượng lạm dụng chính sách để trục lợi BHXH, chẳng hạn: Người về hưu sau khi bị chết không khai báo để trục lợi tiền lương hưu; những người được hưởng chế độ tử tuất hàng tháng bị chết hoặc bước vào độ tuổi lao động không khai báo, không kịp thời nắm bắt cơ quan BHXH vẫn phải tiếp tục xét trợ cấp cho họ… Ngoài ra, bộ phận chuyên trách chi trả còn phối hợp được với các cấp chính quyền, đoàn thể và nhân dân để quản lý chặt chẽ các đối tượng phải tham gia loại hình BHXH bắt buộc và đóng BHXH bắt buộc.

Thứ ba, phương thức chi trả trợ cấp BHXH ở Việt Nam nên áp dụng cả hai: Phương thức chi trả trực tiếp và gián tiếp. Cho dù mỗi phương thức chi trả đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, song do điều kiện về cơ sở hạ tầng, trình độ cán bộ và đặc điểm địa lý, cơ quan BHXH các cấp không thể áp dụng duy nhất một phương thức chi trả nào đó. Thực trạng này theo tác giả cần phải có thời gian, ngay cả Trung Quốc là nước có hệ thống tổ chức BHXH rất bài bản, nhưng vẫn phải áp dụng cả hai phương thức chi trả. Tuy nhiên, trong điều kiện cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin ngày càng phát triển, BHXH Việt Nam cần phải phấn đấu, chọn lọc phương thức chi trả gián tiếp là chủ yếu. Có như vậy, chi phí và lệ phí chi trả mới ngày càng giảm đi, hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng của những chi phí này đến việc thâm hụt quỹ BHXH.

Thứ tư, ở Việt Nam đã có những ý kiến cho rằng, các chế độ BHXH ngắn hạn như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động nhẹ nên để cho các đơn vị sử dụng lao động chi trả trực tiếp theo như mô hình ở Cộng hoà Liên bang Đức và Mỹ. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất cẩn trọng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Bởi lẽ, những vấn đề bất cập có liên quan đã rất rõ ràng, đó là: lạm dụng, thất thoát, phân tán quỹ và không thể điều phối được quỹ BHXH giữa các đơn vị sử dụng lao động và giữa những người lao động tham gia BHXH. Hơn nữa, đối tượng tham gia BHXH ở nước ta còn rất hạn hẹp, cho dù dự báo đến năm 2020 cũng chỉ có khoảng gần 20 triệu lao động tham gia BHXH bắt buộc. Với hệ thống tổ chức của BHXH như hiện nay, ngành BHXH Việt Nam vẫn hoàn toàn có thể đảm nhận được công tác chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn.

Thứ năm, cũng do đối tượng tham gia rất hạn chế và chính sách BHXH do đảng và Nhà nước ban hành nhằm mục đích chính là bảo vệ quyền lợi cho người lao động và gia đình họ, nên loại hình BHXH tư nhân không nên áp dụng. Cho dù cơ chế thu - chi của loại hình này có năng

động và linh hoạt như thế nào đi chăng nữa. Nếu người dân có nhu cầu cao về bảo hiểm thì BHXH ở Việt Nam vẫn hoàn toàn đáp ứng được.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)