5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Khái quát về chính sách BHX Hở Việt Nam
Sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm và thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động thông qua một loạt các sắc lệnh. Sắc lệnh số 54 ngày 03/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời quy định những căn cứ, điều kiện để các công chức Nhà nước được hưởng chế độ hưu trí. Sắc lệnh số 105 ngày 14/6/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ấn định việc cấp hưu bổng cho công chức Nhà nước. Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong đó có quy định cụ thể về các chế độ thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn lao động, trợ cấp hưu trí và tiền tuất đối với công chức Nhà nước... Như vậy, trong thời kỳ này, đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH chỉ gồm hai đối tượng là công chức Nhà nước và công nhân, các chế độ BHXH áp dụng gồm trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLĐ và BNN, MSLĐ, hưu trí và tử tuất. Sau khi hoà bình lập lại ở Miền Bắc, ngày 27/12/1961, Chính phủ ban hành Nghị định 218/CP về "Điều lệ tạm thời thực hiện các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức”. Hệ thống chế độ BHXH ở Việt Nam lúc này bao gồm: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp TNLĐ và BNN, chế độ trợ cấp hưu trí, chế độ trợ cấp mất sức lao động và chế độ trợ cấp tử tuất. Chính sách BHXH ban hành kèm theo Nghị định 218/CP có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, thu hút và động viên hàng triệu lao động tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách BHXH đã không còn phù hợp. Vì vậy, ngày 22/6/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP quy định tạm thời về các
chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh tế, đánh dấu bước đổi mới quan trọng của BHXH ở Việt Nam. Theo Nghị định 43/CP, chế độ trợ cấp mất sức lao động đã bị loại bỏ và chỉ thực hiện 5 chế độ còn lại.
Sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách BHXH lại được Đảng và Nhà nước tiếp tục sửa đổi và bổ sung. Những nội dung cơ bản về BHXH thể hiện ở Bộ luật Lao động được thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá IX ngày 23/6/1994. Trên cơ sở những quy định của Bộ luật Lao động, ngày 26/01/1995, Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số 12/CP. Đồng thời, ban hành Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập hệ thống BHXH Việt Nam.
Theo thời gian, các văn bản pháp quy về BHXH được ban hành, sửa đổi và bổ sung làm cho BHXH ngày càng được hoàn thiện, chẳng hạn: Nghị định của Chính phủ số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP... Năm 2006, sự phát triển của BHXH được đánh dấu bằng cột mốc quan trọng, đó là Luật BHXH được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Riêng đối với BHXH tự nguyện thực hiện từ 01/01/2008 và BHTN thực hiện từ 01/01/2009.
Như vậy, BHXH Việt Nam đã có hành lang pháp lý vững chắc để tổ chức triển khai mọi hoạt động của mình. Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với BHXH là khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH ngày càng đông đảo.