PHÂN LOẠI TẬP TÍNH.

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học lớp 11 (Trang 130 - 131)

Thực hiện câu lệnh trong SGK/ 125: Xác định loại tập tính trong ví dụ.

- Hãy trả lời lệnh trong SGK:

GV đưa ra 1 số ví dụ khác yêu cầu HS xác định loại tập tính.

VD: - Vào cuối mùa xuân đầu hạ, sau những trận mưa rào đầu mùa, trên cánh đồng ếch nhái kêu vang vọng như thi nhau tạo thành một bản giao hưởng đồng quê, tiếp đó ếch nhái ôm nhau từng cặp di chuyển về phía bờ tìm nơi đẻ...

- Chú cóc rình mồi (là một con ong bò vẽ); nó nhổm lên , phóng lưỡi ra để bắt mồi, nhưng rồi vội vàng nhả ra và thu mình lại để tránh con mồi không lấy gì làm ngon lành đó.

GV: Ngoài hai tập tính trên có thể kể đến tập tính thứ ba là tập tính hỗn hợp (như VD2)

Trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt hai loại tập tính này; trong một số trường hợp cụ thể không nên phân biệt rạch ròi hai loại tập tính này.

GV treo tranh vẽ hình 31.2. Giới thiệu tranh.

- Hãy so sánh với các bộ phận của 1 cung phản xạ?

- Vậy cơ sở thần kinh của tập tính là gì? Dựa vào sơ đồ trên hãy giải thích cung phản xạ.

GV bổ sung: Khi số xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.

- Tập tính bẩm sinh và tập tính học được có cơ sở thần kinh khác nhau như thế nào?

Yêu cầu HS nghiên cứu tiếp nội dung

Là loại tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

2. Tập tính học được.

Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học lớp 11 (Trang 130 - 131)