CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN HỮU TÍNH.

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học lớp 11 (Trang 170)

- Tại sao nói hình thức sinh sản của chúng là sinh sản hữu tính?

Sau khi học sinh cho ví dụ, giải thích được chúng là những động vật sinh sản hữu tính - sinh sản hữu tính là gì?

HS nêu khái niệm, GV bổ sung hoàn chỉnh.

* Hoạt động 2:

Hình thức sinh sản hữu tính đơn giản nhất là tiềp hợp. Hình thức sinh sản này có ở trùng đế dày, trùng cỏ.

- Vì sao sự tiếp hợp trùng cỏ được xem là SSHT? (có sự trao đổi vật chất DT)

- Phân biệt cơ thể đơn tính với cơ thể lưỡng tính?

- Có gì khác nhau trong sự phát triển sinh giao tử ở cơ thể đơn tính và cơ thể lưỡng tính?

- Sự sinh sản HT ở các động vật lưỡng tính được diễn ra như thế nào?

- Các động vật đơn tính sinh sản như thế nào?

- Trong các hình thức sinh sản hữu tính nêu trên, hình thức nào tiến hoá nhất ? Vì sao?

* Hoạt động 3:

GV cho học sinh quan sát hình 45.1 SGK - Sinh sản hữu tính gồm mấy giai đoạn? HS nêu được 3 giai đoạn.

- Tinh trùng và trứng được hình thành ở bộ phận nào của cơ thể?

- Tại sao số lượng NST trong tinh trùng và trứng giảm đi một nữa so với các loại tế bào khác trong cơ thể?

- Thụ tinh là gì? Tại sao hợp tử có bộ NST lưỡng bội?

HS nêu được khái niêm thụ tinh, giải Thích được hợp tử có bộ NST lưỡng bội là do tổ hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái.

- Tại sao từ một tế bào (hợp tử) lại phát triển thành một cơ thể mới?

HS giải thích, sau đó GV bổ sung hoàn chỉnh.

* Hoạt động 4:

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự hình thành và hợp nhất 2 loại thể mới qua sự hình thành và hợp nhất 2 loại giao tử đơn bội đực và cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển và hình thành cá thể mới.

II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN HỮU TÍNH. TÍNH.

1. Sinh sản hữu tính qua tiếp hợp:

- Ví dụ: Trùng đế dày, trùng cỏ. - Cơ chế:

2. Sinh sản hữu tính qua tự phối (tự thụ tinh)

- Ví dụ: Cầu gai

- Là hình thức sinh sản gặp ở các sinh vật lưỡng tính – có sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng của cùng một cơ thể.

3. Sinh sản hữu tính qua giao phối.

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học lớp 11 (Trang 170)