Chương 1: Toàn cầu hóa
TÌNH HUỐNG CUỐI CHƯƠNG Hoa Hồng Valentine Ecuador
Hoa Hồng Valentine Ecuador
Vào lúc 6:20 sáng ngày 7 tháng 2 năm 2003, tại một thị trấn của Ecuador- Cayambe, Maria Pacheco đã vừa làm sụt giảm công việc của mình bởi vì xe buýt công ty. Cô ấy kéo đôi găng tay cao su dày,khoác chiếc tạp dề bên ngoài chiếc váy màu trắng thêu truyền thống của mình, và cầm lấy chiếc kéo xén, chuẩn bị cho một ngày dài mệt nhọc khác. Bất cứ thời điểm nào trong năm, Maria cũng làm việc mãi đến 2 giờ chiều, nhưng hôm nay là tuần cuối cùng trước ngày lễ Tình nhân, nên Maria cùng với 84 đồng nghiệp có vẻ phải bận rộn suốt đến 5 giờ chiều trên nông trại. Khi đó, Maria sẽ phải cắt nhiều hơn 1,000 nhánh hóa.
Một vài ngày sau khi đã được đông lạnh và chuyển đi bằng đường hàng không, những hoa hồng mà Maria cắt sẽ được bán với mức giá cao hơn bình thường tại các cửa hàng từ New York đến Luân Đôn. Hoa hồng Ecuador nhanh chóng trở thành một Rolls- Royce về hoa hồng. Họ đi đầu và có nhiều màu sắc rực rỡ đáng chú ý, bao gồm 10 màu đỏ khác nhau, từ màu đỏ thẩm đến màu hồng nhạt.
Hầu hết các trang trại hoa hồng của Ecuador được đặt tại các vùng Cayambe và Cotopaxi, 10.000 feet từ trong dãy Andes và khoảng một giờ lái xe từ thủ đô Quito. Hơn 20.000 feet những bụi cây hoa hồng đã được trồng trên những cánh đồng bằng rộng lớn dưới chân núi lửa đỉnh phủ tuyết. Các bụi hoa hồng được bảo vệ bởi những mái vòm bao phủ bởi plas-tic cao khoảng 20 feet. Sự kết hợp giữa ánh nắng gay gắt, đất từ dung nham màu mỡ, vị trí xích đạo, và độ cao đã tạo nên điều kiện trồng lý tưởng cho phép trồng hoa mọi mùa trong năm.
Công nghiệp hoa hồng của Ecuador bắt đầu khoảng 20 năm trước, và từ đó nhanh chóng phát triển mở rộng hơn. Hiện nay, Ecuador là nước sản xuất hoa hồng đứng thứ 4 thế giới. Hoa hồng là nguồn xuất khẩu thứ năm của nước này, với khách hàng khắp nơi trên thế giới. Những nông trại hoa hồng tạo ra 240 triệu đô la doanh thu và cung cấp hàng chục ngàn việc làm. Tại Cayambe, dân số đã tăng trong 10 năm từ 10.000 lên 70.000 chính là kết quả của ngành công nghiệp hoa hồng. Thu nhập cũng như tiền thuế thu được từ những người trồng hoa đã giúp xây dựng đường phố, trường học và lắp đặt hệ thống tưới nước hiện đại. Công trình xây dựng năm nay sẽ bắt đầu với sân bay giữa Quito và Cayambe, nơi mà hoa hồng Ecuador có thể bắt đầu hành trình để đến các cửa hàng hoa trên khắp thế giới.
Maria làm việc từ thứ hai đến thứ sáu và kiếm khoảng 210 đô la mỗi tháng- mức lương được cho là trung bình ở Ecuador, nhưng thực chất lại cao hơn mức lương bình quân tối thiểu cả nước là 120 đô la. Nông trại còn cung cấp chi phí chăm sóc sức khỏe và tiền trợ cấp cho cô ấy. Bởi những nữ lao động như Maria mà ngành công nghiệp đã
Chương 1: Toàn cầu hóa
thúc đẩy cuộc cách mạng, trong đó nhũng bà mẹ và người vợ có nhiều quyền quản lí hơn trong chi tiêu gia đình, đặc biệt là việc họ tập của bọn trẻ.
Với tất cả lợi ích của việc hoa hồng đã mua lại Ecuador, nơi mà Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người chỉ 1.080 đô la một năm, ngành công nghiệp này đang bị những nhà bảo vệ môi trường lên án. Những chủ trang trại quy mô lớn đang bị cáo buộc lạm dụng hỗn hợp các chất độc hại như thuốc diệt cỏ, diệt nấm mốc và những thuốc phun để trồng và xuất khẩu những bông hoa không bị hỏng và nhiễm sâu bệnh. Những bài báo cáo khẳng định rằng người lao động thường xuyên phun thuốc hoa hồng với trang phục đi phố hàng ngày mà không hề có trang bị bảo vệ nào. Một số bác sĩ và các nhà khoa học cho rằng nhiều người trong số 50.000 nhân viên của ngành công nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như là một kết quả của việc tiếp xúcvới nhiều hóa chất độc hại. Một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế cho rằng phụ nữ trong ngành công nghiệp này có nhiều nguy cơ sảy thai hơn mức trung bình và khoảng 60% công nhân bị nhức đầu, buồn nôn, mờ mắt và mệt mỏi. Tuy nhiên, các nhà phê bình thừa nhận rằng nghiên cứu của họ đã bị cản trở bởi thiếu tiếp xúc với các trang trại, và họ không biết tình hình chính xác như thế nào. Tổ chứcLao động Quốc tế cũng đã cáo buộc rằng một số chủ trang trại hoa hồng ở Ecuador sử dụng lao động trẻ em và yêu cầu bồi thường đã bị từ chối kịch liệt bởi cả chủ trang trại và các cơ quan chính phủ Ecuador.
Tại châu Âu, những nhóm người tiêu dùng đã thúc giục Liên minh châu Âu gây áp lực để có các biện pháp bảo vệ cải thiện môi trường. Trước những phản ứng đó, một sốngười chủ trang trại ở Ecuador đã tham gia một chương trình tự nguyện nhằm giúp khách hàng nhận biết được những người chủ trang trại có trách nhiệm. Chứng chỉ nàycó nghĩa rằng những người chủ trang trại đã phân phối thiết bị bảo vệ, lao động đã được qua đào tạo trong việc sử dụng hóa chất và thuê bác sĩ đến thăm công nhân ít nhất là mỗi tuần. Các nhóm môi trường khác đã đẩy mạnh các biện pháp phạt mạnh mẽ hơn,bao gồm cả biện pháp trừng phạt thương mại chống lại những người chủ trang trại
hoa hồng Ecuador không có chứng chỉ môi trường xác nhạn bởi cơ quan có uy tín. Tuy nhiên vào ngày 14-2, hầu hết những người tiêu dùng lại không biết gì về vấn đề này, họ đơn thuần chỉ muôn thể hiện sự yêu quý của mình đến vợ hoặc bạn gái với một bó hoa hồng hoàn hảo.
Câu hỏi thảo luận tình huống
1. Các thành viên của nền thương mại hoa hồng thế giới đã giúp cho nên kinh tế cũng như người dân Ecuador như thế nào? Ecuador trở thành trung tâm trồng hoa hồng đã làm tăng lợi ích khách hàng mua hoa hồng ở những nước phát triển như thế nào? Thông qua trả lời những câu hỏi trên, anh chị biết gì về những lợi ích của thương mại thế giới?
2. Tại sao bạn nghĩ rằng nền công nghiệp trồng hoa của Ecuador chỉ bắt đầu khởi sắc cách đây 20 năm? Tại sao bạn nghĩ rằng nó phát triển rất nhanh?
3. Đến mức độ nào thì những cáo buộc về sức khỏe của công nhân trong ngành công nghiệp hoa hồng Ecuador có thể trở thành vấn đề đối với người tiêu dùng ở nước phát triển và mong muốn của họ có được hoa hồng ngày Valentine hoàn hảo.
4. Bạn có nghĩ rằng Chính phủ các nước phát triển nên đặt ra biện pháp chế tài hoa hồng Ecuador nếu báo cáo sức khỏe của công nhân hoa hồng Ecuador được xác nhận? Họ có thể làm gì khác hơn để cải thiện tình hình hiện tại của Ecuador?
Nguồn : S. Thompson,“ Behind Roses’ Beauty, Poor and III Workers”, New York Times, 12-2-2003, trang A1, A27; J. Stuart,“ You’ve Come a Long Way Baby”, the Independent, 14-2-2003, trang 1;V. Marino,“By Any Other Name , It’s usually a Rosa” trên tờ New York Times, 11 – 5–2003, trang A9; và A. dePalma, “In Trade Issue, the Pressure Is on Flowers” trên tờ New York Times, 24–2 –2002, trang 1.
Chống toàn cầu hóa ở Pháp
Vào một đêm tháng 8/1999, 10 người đàn ông dưới sự lãnh đạo của người chăn cừu địa phương và nhà hoạt động vì nông thôn Jose Bove, thâm nhập vào thị trấn Millau ở miền trung nước Pháp phá hủy một nhà hàng McDonald đang xây dựng, gây thiệt hại ước tính 150,000 đôla. Cuộc tấn công khởi nguồn từ cuộc biểu tình
Chương 1: Toàn cầu hóa
chống lại những chính sách thương mại không công bằng của Mỹ. Liên minh châu Âu đã cấm nhập khẩu thịt bò có hormone từ Mỹ chủ yếu là vì lo ngại nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe (mặc dù những nhà khoa học châu Âu cho rằng không có đủ bằng chứng). Sau một cuộc điều tra cẩn thận, WTO kết luận rằng lệnh cấm của EU là vi phạm các điều luật thương mại đã thỏa thuận trước đó và EU phải dỡ bỏ nó hoặc đối mặt với những trả đũa. EU từ chối tuân theo, vì thế Chính phủ Mỹ đã áp đặt thuế nhập khẩu 100% đối với một số mặt hàng của châu Âu, bao gồm cả các loại cây lương thực Pháp và phô mát Roquefort. Ở những nông trại gần Millau, Bove và nhiều người khác nuôi cừu để lấy sữa làm Roquefort. Họ cảm thấy tức giận bởi mức thuế của Mỹ và quyết định trút nỗi thất vọng đó lên nhà hàng McDonald.
Bove và những người liên quan đã bị bắt giữ và đóng phạt. Họ nhanh chóng trở thành tâm điểm của phong trào chống toàn cầu hóa ở Pháp, chống lại mọi thứ từ sự mất mát chủ quyền quốc gia, chính sách thương mại không công bằng nhằm cố gắng để thịt bò có hormone vào nước Pháp, đến sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai. Thủ tướng Pháp Lionel Jospin, được xem là nguyên nhân mà Jose Bove ám chỉ. Được tại ngoại trong thời gian chờ phiên tòa xét xử, Bove đi đến Seattle vào tháng 12 để biểu tình chống lại WTO, nơi đó Bove được chào đón như một anh hùng. Ở Pháp, phiên tòa xét xử Bove vào tháng 7/2000 đã có đến 40,000 người ủng hộ đến thị trấn nhỏ bé Millau, cắm trại bên ngoài tòa án và chờ đợi phán quyết. Bove bị kết án 3 tháng tù, ít hơn rất nhiều so với mức án tối đa là 5 năm. Những người ủng hộ mặc áo với dòng chữ “Thế giới không phải là hàng hóa, và tôi cũng vậy”.
Trong cùng khoảng thời gian đó, ở vùng Languedoc nước Pháp, nhà sản xuất rượu Robert Mondavi đến từ California đã đạt được thỏa thuận với lãnh đạo làng Aniane để chuyển 125 mẩu đất đồi ở đây thành vườn nho. Mondavi dự định đầu tư 7 tỷ đôla vào dự án này và hi vọng có thể sản xuất rượu chất lượng cao bán ở châu Âu và Mỹ với giá 60 đôla một chai. Tuy nhiên, những nhà môi trường địa phương đã phản đối, họ cho rằng dự án sẽ phá hủy hệ sinh thái độc đáo ở đây. Jose Bove với danh tiếng
đột ngột của mình, đề nghị sự ủng hộ cho các đối thủ, và những cuộc phản đối bắt đầu. Tháng 5/2001, người thị trưởng đã chấp thuận dự án trên bị đánh bại trong cuộc bầu cử địa phương, khi mà dự án Mondavi trở thành chủ đề chính. Ông ta bị thay thế bởi Manuel Diaz, người đã tố cáo dự án như một âm mưu của tư bản, nhằm làm giàu thêm cho các cổ đông Mỹ, bằng chi phí của dân làng và môi trường. Cùng với chiến thắng của Manuel Diaz, Mondavi tuyên bố sẽ rút khỏi dự án. Người phát ngôn nói rằng: “Đây là một sự lãng phí lớn, nhưng rõ ràng là có những lợi ích cá nhân và chính trị khác rất xa quan điểm của chúng tôi”.
Như vậy có phải là người Pháp đang chống lại các đầu tư từ nước ngoài? Kinh nghiệm của McDonald và Mondavi và các tin tức liên quan có vẻ như chứng minh điều đó, nhưng nếu như xem xét kĩ hơn thì dường như một thực tế khác xuất hiện. McDonald có hơn 800 nhà hàng ở Pháp và chúng vẫn đang tiếp tục làm rất tốt. Mức độ nhận đầu tư nước ngoài ở Pháp đạt mức kỉ lục từ cuối thập niên 90 đến năm 2000. Trong năm 2000, Pháp ghi nhận 563 hợp đồng đầu tư từ nước ngoài, trong đó các công ty từ Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 178. Những công ty Pháp đầu tư ra bên ngoài cũng đạt những con số kỉ lục. Một vấn đề thu hút khá nhiều sự quan tâm của dư luận khi công ty Pháp Vivendi tiếp nhận hai trong số các tuyên truyền viên cho các giá trị văn hóa Mỹ là Universal Pictures và nhà xuất bản Houghton Mifflin. Và những chính trị gia Pháp dường như cũng đã thay đổi các rào cản trong nước, những cái đã gây khó khăn cho các công ty Pháp tham gia hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu.
Nguồn: “Behind the Bluster,” The Economist, ngày 26/5/2001; “The French Farmers’ Anti-global Hero,” The Economist, ngày8/7/2000; C.Trueheart, “France’s Golden Arch Enemy?” Toronto Star, ngày 1/7/2000; J.Henley, “Grapes of Wrath Scare Off U.S.Firm,” The Economist, ngày18/5/2001, trang 11.