CUỘC TRANH LUẬN VỀ TOÀN CẦU HÓA

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 40 - 41)

Chương 1: Toàn cầu hóa

CUỘC TRANH LUẬN VỀ TOÀN CẦU HÓA

Có phải chuyển sang một nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau hơn là một điều tốt? Nhiều nhà kinh tế có ảnh hưởng, các chính trị gia, thương nhân hàng đầu có vẻ như đã nghĩ là có. 47 Họ bảo vệ quan điểm rằng những hàng rào được dỡ bỏ cho thương mại và đầu tư quốc tế là động cơ thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hướng tới sự thịnh vượng hơn. Họ cho rằng sự tăng lên của thương mại quốc tế và đầu tư xuyên biên giới sẽ dẫn đến giá cả hàng hóa và dịch vụ thấp hơn. Họ cũng tin rằng toàn cầu hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập người tiêu dùng, tạo việc làm ở các nước tham gia vào quá trình này. Những lí lẽ của những người ủng hộ toàn cầu hóa sẽ có chi tiết hơn ở Chương 4, 5, 6 và 7. Như chúng ta đã thấy, có những lý do thuộc về lý

thuyết để tin rằng giảm các rào cản thương mại và đầu tư quốc tế sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập. Những bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ cho dự đoán của lý thuyết này sẽ được mô tả rõ hơn ở Chương 5 và 6. Tuy nhiên, bất chấp sự tồn tại của những lý thuyết và bằng chứng thuyết phục, toàn cầu hóa cũng vấp phải những chỉ trích.48 Một số người đã phản đối mạnh mẽ bằng cách xuống đường biểu tình chống lại toàn cầu hóa. Ở đây chúng ta có một cái nhìn về số lượng tăng lên của những người phản đối và xem lại một lần nữa chủ đề chính của cuộc tranh luận về giá trị của toàn cầu hóa. Ở các chương sau chúng ta sẽ trình bày chi tiết về các quan điểm được đề cập bên dưới.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 40 - 41)