Chương 1: Toàn cầu hóa
TOÀN CẦU HÓA VÀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
Một khía cạnh khác mà các nhà phê bình toàn cầu hóa đề cập đến nữa là nền kinh tế toàn cầu hiện nay ngày càng có nhiều mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đã làm thay đổi quyền lực kinh tế của Chính phủ và các tổ chức siêu quốc gia như Tổ chức Thương mại Thế giới, Liên minh Châu Âu và Liên Hợp Quốc. Theo nhận định của các nhà phê bình, những quan chức được chọn không thông qua bầu cử đang áp đặt các chính sách lên việc bầu cử Chính phủ dân chủ của các quốc gia liên bang, điều này phá hoại chủ quyền của các bang và giới hạn khả năng của các quốc gia liên bang trong quá trình kiểm soát vận mệnh đất nước.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là mục tiêu được ưu tiên của những người có xu hướng tiến tới xây dựng một nền kinh tế toàn cầu. Như đã nói trước đó, WTO được thành lập năm 1994 để giám sát quá trình hoạt động của hệ thống thương mại thế giới theo Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). WTO có nhiệm vụ
giải quyết các tranh chấp về thương mại giữa 146 quốc gia đã tham gia ký kết GATT. Hội đồng Giải quyết tranh chấp có thể đưa ra quyết định hướng dẫn cho một quốc gia thành viên phải thay đổi các chính sách thương mại nếu các chính sách thương mại của quốc gia đó vi phạm những quy định của GATT. Nếu quốc gia vi phạm không tuân thủ theo các quyết định của Hội đồng WTO thì các quốc gia thành viên khác có quyền thực hiện các hình thức xử phạt phù hợp đối với quốc gia này. Kết quả là, theo một nhà phê bình nổi tiếng, những người bảo vệ môi trường và quyền lợi khách hàng ở Mỹ rất ủng hộ Ralph Nader:
Theo hệ thống mới này, nhiều quyết định có ảnh hưởng đến hàng tỷ người sẽ không còn được được thực hiện bởi chính quyền địa phương hay Chính phủ các quốc gia, thay vào đó, những vấn đề xảy ra ở các quốc gia thành viên của WTO sẽ được giải quyết thông qua cuộc họp kín của Hội đồng những quan chức không qua bầu cử tại Geneva (nơi đặt trụ sở của WTO). Những quan chức này có thể quyết định các vấn đề như: California có nên ngăn cản việc phá hủy các khu rừng trinh nữ cuối cùng hay không? Có cần phải nghiêm cấm sử dụng thuốc trù sâu độc hại lên thực phẩm không? Hay các quốc gia Châu Âu có quyền cấm các chất sinh học kích thích nguy hiểm trong thịt không?...
Ngược lại với quan điểm của Nader, nhiều nhà kinh tế và chính trị gia lại duy trì quyền lực của các tổ chức siêu quốc gia như WTO được giới hạn bởi những gì mà các quốc gia liên bang đồng ý mang đến cho tập thể. Họ cũng cho rằng những tổ chức như Liên Hợp Quốc hay WTO tồn tại là để phục vụ lợi ích chung cho các quốc gia thành viên để những lợi ích đó không bị phá vỡ. Những người ủng hộ các tổ chức siêu quốc gia chỉ ra rằng quyền lực của các cơ quan này chủ yếu dựa vào khả năng thuyết phục các quốc gia thành viên cùng thực hiên một hành động nhất định. Nếu các cơ quan này không mang lại được những lợi ích tập thể cho các quốc gia thành viên thì các quốc gia sẽ không còn ủng hộ những cơ quan này nữa và các tổ chức siêu quốc gia nhanh chóng
Chương 1: Toàn cầu hóa
bị tan rã. Theo quan điểm trên, quyền lực thực sự vẫn thuộc về mỗi quốc gia chứ không phải các tổ chức siêu quốc gia.