THAY ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ CỦA NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 27 - 30)

Chương 1: Toàn cầu hóa

THAY ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ CỦA NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, cơ cấu dân số đã thay đổi đáng kể trong hơn 30 năm nay. Vào cuối những năm 60, có bốn sự kiện được cách điệu hóa để mô tả cơ cấu dân số của nền kinh tế toàn cầu. Thứ nhất là sự thống trị của Mỹ trong kinh tế thế giới và toàn cảnh bức tranh thương mại toàn cầu. Thứ hai là sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới. Liên quan đến điều này là điều thứ ba, đó là sự thống trị của các công ty đa quốc gia của Mỹ trong kinh doanh quốc tế. Điều thứ tư là gần một nửa kinh tế toàn cầu - các nền kinh tế kế hoạch tập trung của các nước xã hội chủ nghĩa - không phải là nơi kinh doanh của các doanh nghiệp phương Tây. Nó sẽ được giải thích dưới đây, cả bốn yếu tố này đã thay đổi hoặc không thay đổi một cách nhanh chóng.

Chương 1: Toàn cầu hóa

Nước Thị phần sản lượng thế giới

năm 1963 Thị phần sản lượng thế giới năm 2001 - 2002 Thị phần xuất khẩu thế giới năm 2002

Mỹ 40,3% 21,5% 11,9% Nhật 5,5 7,55 6,6 Đức * 9,7 4,64 9,3 Pháp 6,3 3,27 5,2 Anh 6,5 3,23 4,4 Ý 3,4 3,0 3,9 Canada 3,0 1,96 4,2 Trung

Quốc** Không có số liệu 12,77 4,6

Hàn Quốc Không có số liệu 1,98 1,5

Bảng 1.2: Mô hình thay đổi của sản lượng và xuất khẩu trên thế giới * Số liệu năm 1963 của Đức đề cập đến Tây Đức trước đây. ** Số liệu của Trung Quốc bao gồm cả HongKong.

Sản lượng được đo bằng tổng sản phẩm quốc gia ở sức mua tương đương.

Nguồn : số liệu xuất khẩu từ Tổ chức Thương mại thế giới, International Trade Trends and Statistics, 2002; số liệu sản lượng thế giới từ CIA World Factbook, 2003.

Vào đầu những năm 60, nước Mỹ vẫn thống trị ngành công nghiệp thế giới. Năm 1963, Mỹ chiếm 40.3% sản lượng thế giới. Năm 2000, Mỹ chiếm 27% sản lượng thế giới, cho đến nay, Mỹ vẫn là nền công nghiệp quyền lực nhất thế giới, nhưng sản lượng đã giảm đáng kể nếu tính tương đối so với thế giới từ những năm 1960 (xem bảng 1.2). Mỹ không phải là quốc gia phát triển duy nhất có sự trượt dốc vị trí tương đối. Điều tương tự xảy ra ở Đức, Pháp và Anh, đều là một trong số các quốc gia công nghiệp hóa đầu tiên. Sự giảm sút này theo quan điểm của Mỹ, không phải là một sự suy giảm tuyệt đối, vì nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ trung bình hàng năm hơn 3% từ 1963 đến 2000 (nền kinh tế của Đức, Pháp, Anh cũng phát triển trong thời gian này). Đúng hơn là nó là một sự suy giảm tương đối, phản ánh sự tăng trưởng nhanh hơn của các nền kinh tế khác, đặc biệt là ở Châu Á. Chúng ta có thể thấy từ bảng

1.2, từ 1963 đến 2002, sản lượng so với thế giới của Trung Quốc tăng từ không có số liệu ghi nhận đến 12.77%. Các nước khác tăng đáng kể sản lượng bao gồm Nhật, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc.Cuối những năm 80, vị trí xuất khẩu dẫn đầu thế giới của Mỹ bị đe dọa. Hơn 30 năm trước, sự thống trị của Mỹ trên thị trường xuất khẩu đã suy yếu dần, bởi Nhật, Đức và một số các nước công nghiệp mới phát triển như Hàn Quốc và Trung Quốc đã chiếm lấy một lượng lớn thị phần xuất khẩu thế giới. Trong suốt những năm 60 của thế kỉ 20, Mỹ thường xuyên có 20% sản lượng xuất khẩu thế giới. Nhưng như bảng 1.2 cho thấy, thị phần này đã bị tụt xuống 11.9% trong năm 2002. Mặc dù suy giảm nhưng Mỹ vẫn còn là nước xuất khẩu lớn nhất của thế giới, trên cả Đức và Nhật.

Trong năm 1997-1998, các nền kinh tế năng động của khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, đe dọa làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ trong nhiều năm. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của các nước này vẫn có thể tiếp tục trong thời gian dài, cũng như một số nền kinh tế quan trọng khác đang nổi lên ở Mỹ Latinh (Brazil) và Đông Âu (Ba Lan). Do đó, một sự suy giảm tương đối nhiều hơn nữa trong thị phần sản lượng và xuất khẩu thế giới của Mỹ và các quốc gia phát triển lâu đời là có khả năng xảy ra. Bởi vì, điều này không phải là xấu. Sự suy giảm tương đối của Mỹ phản ánh sự tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa của thế giới, và vì không có bất kỳ sự suy giảm tuyệt đối nào của kinh tế, Mỹ bước vào thiên niên kỷ mới mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu chúng ta nhìn vào tương lai 20 năm sau, hầu hết các dự báo đều dự đoán một sự gia tăng nhanh chóng trong sản lượng thế giới của các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Mexico, Brazil và đó là từ sự suy giảm tương ứng của các nước công nghiệp phát triển như Anh, Đức, Nhật và Mỹ. Ngân hàng Thế giới ước tính nếu xu hướng này tiếp tục, năm 2020 nền kinh tế Trung Quốc có thể lớn hơn Mỹ, trong khi Ấn Độ sẽ thay thế vị trí của Đức. Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng các quốc gia đang phát triển hiện nay sẽ chiếm hơn 60% hoạt động kinh tế thế giới vào 2020, trong khi các nước phát triển hiện đang chiếm trên

Chương 1: Toàn cầu hóa

55%, có thể chỉ còn giữ khoảng 38% hoạt động kinh tế thế giới. Dự báo không phải lúc nào cũng đúng, nhưng nó cho thấy một sự thay đổi bản đồ kinh tế thế giới, mặc dù tầm quan trọng của sự thay đổi này vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Đối với các doanh nghiệp quốc tế, những tác động này lại rõ ràng hơn: nhiều cơ hội kinh doanh trong tương lai có thể được tìm thấy ở các nước đang phát triển, và nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm tàng cũng sẽ nổi lên từ các khu vực này.

Bảng 1.3 Phần trăm cổ phần trên tổng vốn FDI 1980-2001

Nguồn : Liên hiệp quốc, World Investment Report, 2002 ( New York and Geneva: United Nations , 2002).

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 27 - 30)