THAY ĐỔI TRẬT TỰ THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 37 - 39)

Chương 1: Toàn cầu hóa

THAY ĐỔI TRẬT TỰ THẾ GIỚ

Vào giữa những năm 1989 và 1991, một loạt các cuộc Cách mạng dân chủ đáng chú ý đã đi qua các nước xã hội chủ nghĩa. Những nguyên nhân sẽ được giải thích chi tiết trong Chương 2, khi mà Chính quyền Cộng sản ở những quốc gia Đông Âu và cả Liên Xô đã sụp đổ như những vỏ trứng mục nát. Liên Xô đã được thay thế bởi 15 nước Cộng hòa độc lập. Tiệp Khắc chia thành 2 Nhà nước, trong khi Nam Tư bị giải thể trong một cuộc chiến đẫm máu thành 5 quốc gia.

Các quốc gia này sau đó có vẻ như đã có chung một cam kết chính trị dân chủ và kinh tế thị trường tự do. Nếu điều này được tiếp tục, cơ hội cho những hoạt động kinh doanh quốc tế là khá lớn. Trong khoảng nửa thế kỷ, những quốc gia này đã đóng cửa với nền kinh tế phương Tây. Bây giờ thì họ đã sẵn sàng cho những cơ hội đầu tư và xuất khẩu. Nhưng nó sẽ diễn ra như thế nào trong khoảng 10 tới 20 năm tới thì khó có thể nói trước. Kinh tế của các nước này vẫn còn chưa thật sự phát triển, và họ có tiếp tục duy trì chính trị dân chủ và kinh tế thị trường tự do hay không thì vẫn còn phải đặt dấu hỏi. Những dấu hiệu đáng lo ngại như tăng trưởng bất ổn, khuynh hướng độc tài vẫn còn ở các nước Đông Âu. Do vậy, rủi ro khi kinh doanh ở những quốc gia này là khá cao.

Ngoài những thay đổi trên, những cuộc Cách mạng cũng đã xảy ra ở Trung Quốc và các nước Mỹ Latinh. Ý nghĩa của chúng đối với kinh doanh quốc tế cũng sâu

Chương 1: Toàn cầu hóa

sắc như của việc sụp đổ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Trung Quốc đã đàn áp phong trào dân chủ trong nước bằng vụ thảm sát đẫm máu tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Mặc dù vậy, Trung Quốc tiếp tục tiến dần tới những cải cách để thị trường tự do hơn, nếu điều này tiếp tục xảy ra trong khoảng hai thập kỷ nữa, Trung Quốc có thể chuyển từ Thế giới Thứ ba sang một nước siêu cường về công nghiệp, thậm chí còn nhanh hơn Nhật Bản đã từng làm. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Trung Quốc tăng trung bình hàng năm 6-7%, thấp hơn con số 8% đã từng đạt được trong suốt thập kỷ qua, như vậy vào năm 2020, quốc gia với tổng dân số 1.273 tỷ người này có thể tự hào với mức thu nhập bình quân vào khoảng 13000 đôla, tương đương với con số hiện tại của Tây Ban Nha.

Những hậu quả tiềm tàng của kinh doanh quốc tế cũng rất lớn. Một mặt, với gần 1.3 tỷ người, Trung Quốc đại diện cho một thị trường rộng lớn và phần lớn chưa được khai thác. Điều này đã được phản ánh khi mà từ năm 1983 đến 2002, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Trung Quốc tăng từ khoảng 2 tỷ đôla lên đến 50 tỷ đôla. Mặt khác, các công ty mới của Trung Quốc cũng đang chứng tỏ mình là những đối thủ cạnh tranh rất có tiềm lực, và họ có thể giành lấy thị phần toàn cầu từ tay các doanh nghiệp phương Tây và Nhật Bản. Do vậy, những thay đổi ở Trung Quốc đem lại cả cơ hội và thách thức cho trật tự đã được thiết lập của thị trường kinh doanh quốc tế.

Còn ở Mỹ Latinh, những cải cách dân chủ và thị trường có vẻ như đã cùng diễn ra. Trong nhiều thập kỷ, hầu như các nước này đều bị cai trị bởi những kẻ độc tài lo sợ kinh doanh quốc tế là một dụng cụ thống trị của các nước đế quốc. Theo đó, họ đã hạn chế đầu tư trực tiếp từ các công ty nước ngoài. Thêm vào đó, nền kinh tế được quản lý một cách lạc hậu của Mỹ Latinh đã được khắc họa bởi tỷ lệ tăng trưởng thấp, nợ cao, siêu lạm phát – tất cả đã ngăn cản những đầu tư từ nước ngoài. Ngày nay dường như đã có những thay đổi. Ở hầu hết các nước Mỹ Latinh, nợ và lạm phát đã giảm, Chính phủ đã bán các công ty Nhà nước cho các nhà đầu tư tư nhân, đầu tư từ nước ngoài được khuyến khích, nền kinh tế của khu vực đã được mở rộng. Những thay đổi này đã làm

tăng sự hấp dẫn của Mỹ Latinh, như là một thị trường xuất khẩu và cả là một nơi để đầu tư trực tiếp. Ở thời điểm hiện tại, đưa ra một lịch sử lâu dài của sự quản lý yếu kém nền kinh tế, vẫn không có một sự đảm bảo rằng những xu hướng thuận lợi sẽ tiếp tục. Trong trường hợp của các nước Đông Âu, những cơ hội đáng kể củng đi kèm với những rủi ro đáng kể.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w