CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA KHÔNG PHẢI CỦA MỸ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 33 - 36)

Chương 1: Toàn cầu hóa

CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA KHÔNG PHẢI CỦA MỸ

Trong những năm 1960, hoạt động kinh doanh toàn cầu bị thống trị bởi các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ của Mỹ. Với các công ty Mỹ chiếm khoảng 2/3 lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong suốt những năm 1960, điều có thể dự báo là hầu hết các công ty đa quốc gia đến từ Mỹ. Theo những dữ liệu được tóm tắt trong bảng 1.5, trong năm 1973, 48.5% trong số 260 công ty đa quốc gia lớn nhất là các công ty Mỹ. Đất nước có nguồn lực lớn thứ 2 là Anh với 18.8%. Nhật Bản chiếm 3.5% ở thời điểm này. Số lượng lớn công ty đa quốc gia phản ánh sự thống trị của kinh tế Mỹ trong hơn 3 thập niên của chiến tranh thế giới thứ II, trong khi lượng lớn công ty đa quốc gia ở Anh phản ánh rằng nền công nghiệp của nước này chỉ mới thống trị trong những thập niên gần đây của thế kỉ 20.

Tuy nhiên đến năm 2000, đã có những chuyển dịch đáng kể. Các công ty Mỹ chỉ chiếm 24% trong 100 công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới, theo sau là Nhật với 16% và Anh đứng thứ 3 với 14%. Mặc dù dữ liệu tóm tắt trong bảng 1.5 không đúng với dữ liệu sau này (bảng số liệu năm 1973 dựa trên 260 công ty, năm 2000 lại so sánh dựa trên 100 công ty), nhưng chúng đã minh họa cho xu hướng mới. Toàn cầu hóa kinh tế thế giới cùng với sự vươn lên của kinh tế Nhật là kết quả của việc suy giảm tương đối sự thống trị của các công ty Mỹ (và mức độ thấp hơn là công ty Anh) trong thị trường toàn cầu. Theo số liệu của UN, các tập đoàn đa quốc gia nằm trong bảng xếp hạng 100 lớn nhất thế giới thường đến từ các nền kinh tế phát triển.41 Tuy nhiên, lần đầu tiên đã có những tập đoàn thuộc các nước đang phát triển gia nhập. Đó là Hutchison Whampoa của Hong Kong, Trung Quốc hạng 48, Petroleos de Venezuela của Venezuela hạng 84, và Cemex của Mexico hạng 100.42 Nhìn rộng hơn có thể thấy có một sự tăng trưởng đáng kể về số lượng các tập đoàn đa quốc gia đến từ các nước đang phát triển. Đầu những năm 2000, 50 tập đoàn lớn nhất đến từ các nước đang phát triển có doanh thu từ

Chương 1: Toàn cầu hóa

nước ngoài đạt 103 tỷ đôla trên tổng số 453 tỷ đôla tổng doanh thu, tuyển dụng 483,179 lao động nước ngoài. Khoảng 22% trong các công ty này đến từ Hong Kong, 16.7% từ Hàn Quốc, 8.8% ở Trung Quốc, 7.6% từ Brazil. Chúng ta có lý do để tin rằng sẽ có sự tăng trưởng lớn hơn từ các doanh nghiệp mới của các nước đang phát triển. Những công ty này đang nổi lên như một đối thủ quan trọng trong thị trường toàn cầu, do vậy sẽ tiếp tục chuyển dịch trục kinh tế thế giới ra khỏi Bắc Mỹ và Tây Âu, đe dọa các công ty phương Tây, vốn đã thống trị trong một thời gian dài. Một đối thủ đang tăng trưởng như vậy là Wipro của Ấn Độ.Công ty TNHH Wipro – Diện mạo mới của cạnh tranh toàn cầu

15 năm trước, Wipro của Ấn Độ là một tập đoàn kinh doanh hỗn hợp mọi thứ từ dầu ăn, đồ dùng cá nhân đến hàng nhái máy tính Dell và cả bóng đèn. Đến bây giờ thì nó đã trở thành một công ty chuyên về công nghệ thông tin đi đầu trong lĩnh vực công nghệ ở Ấn Độ. Trong năm 2002, Wipro đạt doanh thu trên 900 triệu đôla, chủ yếu là từ các hợp đồng xuất khẩu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Doanh thu của công ty đã tăng 26% một năm kể từ 1997, và tốc độ tăng trưởng không cho thấy dấu hiệu nào của sự chững lại.

Wipro chuyển sang lĩnh vực công nghệ vào đầu thập niên 90, bắt đầu bằng việc bán những phần mềm chuyên môn cho các công ty nước ngoài đang mong muốn giảm chi phí phát triển phần mềm. Ấn Độ có một nền tảng khá chắc chắn từ các trường đại học và cao đẳng chuyên về công nghệ, khi mà hàng năm có khá nhiều kĩ sư, chuyên gia hoàn thành khóa học. Trong khi những người phát triển phần mềm ở Mỹ yêu cầu mức lương trên 100,000 đôla/năm, thì ở Ấn Độ con số này chỉ là khoảng 2 đôla/giờ, và trung bình thu nhập của họ vào khoảng 8000 đôla/năm. Đó có thể không phải là một con số quá lớn, nhưng ở Ấn độ, nơi mà thu nhập bình quân đầu người còn ở mức dưới 500 đôla/năm, con số này có thể đảm bảo một điều kiện sống khá tốt.

Ngày nay các nhân viên của Wipro viết phần mềm, tích hợp các giải pháp cho công việc văn phòng, thiết kế bán dẫn, sửa lỗi các ứng dụng, làm theo đơn đặt hàng, và

cả các lĩnh vực hỗ trợ cuộc gọi cho các công ty hàng đầu thế giới. Khách hàng của Wipro bao gồm cả General Electric, Hewlett-Packard, Home Depot, Nokia, Sony, Weyerhaeuser. Nhờ vào Internet, Wipro có thể duy trì và quản lí các ứng dụng phần mềm cho nhiều công ty trên toàn thế giới trong cùng một khoảng thời gian. Điển hình là mối quan hệ giữa Wipro với Weyerhaeuser- một trong những công ty gỗ lớn nhất thế giới. Quan hệ kinh doanh này được thiết lập vào 1999, khi mà hai nhân viên đã thực hiện một phân tích hiện đại trên web tại trụ sở chính của Weyerhaeuser, phía nam Seattle, Mỹ. Năm 2003, Wipro đã hỗ trợ một loạt các hệ thống thông tin cho Weyerhaeuser, bao gồm cả hậu cần, bán hàng, ứng dụng nguồn nhân lực từ Bangalore, Ấn Độ. Nhìn chung, ước tính Wipro có thể tiết kiệm cho khách hàng của mình khoảng 40% chi phí duy trì hệ thống. Trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, việc thuê các công ty hỗ trợ như Wipro là một điều cần thiết và cấp bách.

Tuy nhiên, Wipro không hài lòng với việc duy trì cung cấp những sản phẩm giá trị thấp trong ngành công nghiệp phần mềm. Tăng trưởng của công ty chuyển sang những ứng dụng tích hợp có giá cao hơn. Vào năm 2002, Wipro sẽ thiết kế và điều hành băng thiết bị lưu trữ cho Storage Technology. Năm 2004, Wipro sẽ đảm nhận tất cả công việc phát triển trong dòng sản phẩm này nhờ vào 200 nhân viên ở Minneapolis. Wipro cũng nhanh chóng chuyển sang những phần mềm dịch vụ giá trị gia tăng, như là thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu hoặc hệ thống thanh toán cho những tập đoàn lớn, một lĩnh vực kinh doanh hiện tại đang bị chi phối bởi các công ty tư vấn phương Tây như IBM, EDS, Accenture.

Bằng cách mở rộng việc kinh doanh, Wipro có bước tiến mới để trở thành một công ty toàn cầu. Trên toàn thế giới, Wipro đã thuê những nhân công địa phương để thúc đẩy việc giao dịch gia công phần mềm. Năm 2005, công ty hi vọng sẽ có khoảng ¾ nhân viên là người bản xứ. Wipro cũng mua lại các công ty bản địa để có sự hiện diện ngay lập tức trong ngành công nghiệp. Vào tháng 12/2002, Wipro đã trả 26 tỷ đôla cho American Management Systems, mua lại không chỉ là uy tín mà còn cả 90 tư vấn

Chương 1: Toàn cầu hóa

viên và 50 mối quan hệ với các khách hàng hiện hữu. Trong khi các tư vấn viên sẽ kết nối với các khách hàng ở Mỹ thì các công việc phát triển phần mềm sẽ chuyển về Bangalore.

Nguồn: K.H.Hammonds, “The New Face of Global Competition”, Fast Company, tháng 2/2003, trang 90-97; M.Kripalani và P.Engardior, “The Live Wire of Indian High Tech”, Business Week, ngày 20/1/2003, trang 70-71; F.Hayes, “Outsourcing Angst”, Computer World, ngày 17/3/2003, trang 11.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w