NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TOÀN CẦU HÓA

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 41 - 43)

Chương 1: Toàn cầu hóa

NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TOÀN CẦU HÓA

Cuộc xuống đường chống lại toàn cầu hóa diễn ra vào tháng 12/1999 với sự tham gia của hơn 40,000 người trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Seattle. Những người biểu tình phản đối rất nhiều vấn đề, bao gồm mất việc làm trong những ngành công nghiệp đã được thay thế bởi các đối thủ nước ngoài, mức lương ngày càng đi xuống của các công nhân không lành nghề, suy thoái môi trường, và sự thống trị về văn hóa của các doanh nghiệp đa quốc gia, cái mà những người biểu tình gọi là “bần cùng hóa văn hóa”. Tất cả những khuyết điểm này, những người phản đối tuyên bố thuộc về trách nhiệm của toàn cầu hóa. Cuộc họp của WTO được tổ chức nhằm cố gắng khởi động một vòng mới của cuộc đàm phán cắt giảm các rào cản thương mại và đầu tư xuyên biên giới. Như vậy, nó được xem như một triển vọng của toàn cầu hóa, cũng như là mục tiêu tấn công của những người chống lại toàn cầu hóa. Những người biểu tình dần chuyển sang bạo lực, chuyển từ những con đường “bình yên” ở Seattle sang một cuộc chiến giữa những người phi Chính phủ với cảnh sát. Hình ảnh của người biểu tình ném gạch đá và cảnh sát cầm dùi cui đã được ghi lại bởi nhiều phương tiện thông tin đại chúng toàn cầu. Trong lúc đó, cuộc họp của WTO không đạt được sự thống nhất, và mặc dù những người biểu tình

Chương 1: Toàn cầu hóa

bên ngoài có rất ít tác động đến thất bại này, nhưng vẫn có một ấn tượng rằng những người này đã thành công trong việc phá hỏng cuộc họp.

Bị thúc đẩy bởi những gì đã diễn ra ở Seattle, những người phản đối đã xuống đường ở hầu hết các cuộc họp quan trọng của tổ chức toàn cầu. Tháng 2/2000, họ biểu tình ở cuộc họp Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ và bày tỏ sự phản đối với toàn cầu bằng cách tấn công nhà hàng McDonald – một trong những biểu tượng “đáng ghét” của nước Mỹ. Tháng 4/2000, họ phá vỡ các cuộc đàm phán được tổ chức ở Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tháng 12/2000, 12,000 người biểu tình ở cuộc họp hàng năm của WB và IMF tại Prague. Tháng 4/2001, xảy ra biểu tình và cảnh sát đã phải xịt hơi cay và vòi nước để bảo vệ Hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ diễn ra ở thành phố Quebec, Canada. Tháng 6/2001, 40,000 người biểu tình chống lại toàn cầu hóa tại cuộc gặp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu ở Goteborg, Thụy Điển. Cuộc diễu hành đã diễn ra trong hòa bình cho đến khi những người vô tổ chức cầm sỏi đá tạo ra tình trạng lộn xộn đẫm máu. Tháng 7/2001, một cuộc biểu tình phản đối toàn cầu hóa đã diễn ra ở Genoa, Italy, nơi tổ chức cuộc họp giữa những nhà lãnh đạo của 8 nền kinh tế lớn nhất thế giới (còn gọi là cuộc họp của G8), chuyển sang bạo lực, và như một trình tự quen thuộc của những cuộc chiến giữa người biểu tình và cảnh sát, một nguời đã tử vong, đây là cái chết đầu tiên trong phong trào biểu tình chống toàn cầu hóa. Những cuộc biểu tình quy mô nhỏ hơn đã diễn ra ở nhiều quốc gia khác nhau, như là ở Pháp, nơi mà những người phản đối đã thiêu hủy một nhà hàng McDonald vào tháng 8/1999 để phản đối sự thống trị của văn hóa Mỹ ở Pháp.

Trong khi những người bạo động đang làm nên một ấn tượng xấu cho phong trào chống toàn cầu hóa, rõ ràng là quy mô các cuộc biểu tình đã hỗ trợ cho các động cơ vượt ra ngoài phạm vi phi chính phủ. Một bộ phận lớn người dân thế giới tin rằng toàn cầu hóa có những ảnh hưởng bất lợi đến mức sống và môi trường. Cả lý thuyết và thực tế đều chỉ ra rằng nhiều nỗi lo lắng đã bị phóng đại quá mức, nhưng những người làm chính trị và kinh tế cần phải làm nhiều hơn nữa để chứng minh điều đó. Nhiều

người chống toàn cầu hóa dựa vào quan điểm là sự mất dần một thế giới có những rào cản về thời gian và khoảng cách, sự khác biệt lớn của các tổ chức kinh tế, chính trị, mức độ phát triển của các quốc gia khác nhau, một thế giới đa dạng về văn hóa. Thế giới này bây giờ đã là quá khứ. Tuy nhiên trong khi những công dân giàu có của thế giới phát triển có thể có những đám tang xa xỉ thì thực tế họ cũng có thể thấy nhà hàng McDonald, quán cà phê Starbucks trong những kì nghỉ ở các nước “ngoại lai” như Thái Lan, rất ít những phàn nàn được đưa ra từ công dân các nước này- những người chào đón mức sống cao hơn do những tiến bộ mang lại.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w