Chương 1: Toàn cầu hóa
KINH TẾ TOÀN CẦU TRONG THẾ KỶ
Một phần tư thế kỷ vừa qua đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu. Những rào cản đối với dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ và vốn dần dần được dở bỏ. Số lượng đầu tư và thương mại xuyên biên giới tăng nhanh hơn cả thu nhập toàn cầu đã chỉ ra rằng nền kinh tế các quốc gia ngày càng trở nên gần gũi, phụ thuộc lẫn nhau trong một hệ thống chung toàn cầu. Như một hệ quả, ngày càng nhiều quốc gia gia nhập vào hàng ngũ các nước phát triển. Thời gian trước, Hàn Quốc và Đài Loan được xem như những quốc gia phát triển thuộc tầng thứ hai. Giờ đây, họ tự hào là một nền kinh tế lớn mạnh, có nhiều công ty giữ vị trí cao trong công nghiệp toàn cầu, từ đóng tàu, thép tới điện tử, hóa chất. Sự gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu được củng cố nhờ vào sự thích ứng của các chính sách tự do kinh tế của các nước- những điều mà trước đây đã bị kiên quyết phản đối. Do vậy, để theo kịp với các quy chuẩn của hệ tư tưởng kinh tế tự do, lần lượt các quốc gia đã tư nhân hóa hoạt động kinh doanh nhà nước, bãi bỏ các qui định không hợp lý, thị trường mở cửa cạnh tranh hơn, cam kết loại bỏ các hàng rào để tạo điều kiện cho thương mại quốc tế. Điều này dự báo rằng, trong một vài thập kỷ tới, những quốc gia như Cộng hòa Séc, Ba Lan, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi sẽ xây dựng một nền kinh tế thị trường mạnh mẽ hơn. Tóm lại, những khuynh hướng hiện tại chỉ ra rằng thế giới đang hướng tới một hệ thống kinh tế thuận lợi hơn cho kinh doanh quốc tế.
Nhưng cũng thật mạo hiểm để tin và sử dụng những xu hướng hiện tại để dự báo tương lai. Thế giới có thể chuyển sang một hệ thống kinh tế toàn cầu hơn, nhưng toàn cầu hóa không chắc chắn xảy ra. Các quốc gia có thể hủy bỏ các cam kết kinh tế
Chương 1: Toàn cầu hóa
tự do hiện tại nếu như thực tế không xảy ra như họ mong muốn. Đã có những dấu hiệu nhất định, ví dụ như sự rút lui khỏi hệ tư tưởng kinh tế tự do ở Nga. Họ đã hứng chịu những hậu quả về kinh tế đáng kể khi cố gắng chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nếu sự do dự của Nga trở nên thường xuyên và phổ biến hơn, tầm nhìn tự do về một nền kinh tế toàn cầu thịnh vượng dựa trên nguyên tắc thị trường tự do không thể xảy ra một cách nhanh chóng như hy vọng. Rõ ràng là, điều này sẽ làm cho kinh doanh quốc tế trở nên khó khăn hơn.
Toàn cầu hóa cũng mang đến những rủi ro lớn. Điều này đã được chứng minh vào năm 1997- 1998 khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra ở Thái Lan, lan rộng ra các nước Đông Á, và sau đó là tới Nga và Brazil. Cuối cùng thì khủng hoảng đe dọa làm sụt giảm kinh tế các nước đã phát triển, bao gồm cả Mỹ. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nguyên nhân và hậu quả của nó cũng như các cuộc khủng hoảng kinh tế khác trong chương 9 và 10. Thậm chí là nếu nhìn từ một quan điểm kinh tế thuần túy, toàn cầu hóa cũng không hoàn toàn tốt. Những cơ hội làm kinh doanh trên toàn thế giới tăng lên đáng kể, nhưng như chúng ta có thể thấy vào năm 1997-1998, ảnh hưởng của các rủi ro tài chính cũng lớn hơn. Nhìn chung, các công ty phải tận dụng các cơ hội của toàn cầu hóa, trong khi cố gắng giảm rủi ro bằng các chính sách phòng tránh thích hợp.