TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ NGHÈO ĐÓI TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 50 - 52)

Chương 1: Toàn cầu hóa

TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ NGHÈO ĐÓI TRÊN THẾ GIỚ

Những nhà phê bình toàn cầu hóa cho rằng mặc dù cùng được hưởng những lợi ích của quá trình mậu dịch tự do và hoạt động đầu tư nhưng trong hàng trăm năm qua hay cho tới hôm nay, khoảng cách giữa nước giàu với nước nghèo vẫn ngày một rộng hơn. Năm 1870, thu nhập bình quân đầu người của 17 quốc gia giàu nhất thế giới gấp 2,4 lần thu nhập bình quân đầu người của tất cả các nước khác. Đến năm 1990, mức thu nhập của nhóm 17 nước này bằng 4.5 lần tổng các nước còn lại. Lịch sử trong thời gian gần đây chỉ ra rằng, một số quốc gia nghèo trên thế giới có khả năng phát triển kinh tế nhanh chóng , và chúng ta có thể nhận thấy sự phát triển đó ở các quốc gia thuộc khu vực Nam Á như Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia – điều này giống như một nguồn lực mạnh mẽ chống lại sự trì trệ kinh tế của các nước nghèo nhất trên thế giới. Một phần tư những nước có GDP bình quân đầu người ít hơn 1.000 đô la Mỹ trong năm 1960 có tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn 0% từ năm 1960 đến năm 1995 và 1/3 trong số đó có tốc độ tăng ít hơn 0,05 %. Những nhà phê bình cho rằng nếu toàn cầu hóa là một sự phát triển tích cự thì sẽ không xảy ra sự phân hóa giữa người giàu và người nghèo.

Mặc dù có nhiều lý do khác nhau dẫn đến sự trì trệ kinh tế nhưng cũng có một vài yếu tố nổi bật, không có bất cứ điều gì để làm với tự do mậu dịch và toàn cầu hóa. Nhiều quốc gia nghèo nhất thế giới bị thống trị bởi các Chính phủ độc tài với các chính sách kinh tế chỉ làm cạn kiệt tài nguyên mà không tạo điều kiện để sáng tạo, phát triển; nạn tham nhũng, sự hạn chế về bảo vệ quyền sở hữu của con người và các cuộc chiến tranh. Các yếu tố này giúp giải thích tại sao các nước như Afghanistan, Campuchia, Cuba, Haiti, Iraq, Libya, Nigeria, Sudan, Việt Nam và Zaire đã thất bại trong việc thực hiện các phương án cải thiện kinh tế của những chuyên gia kinh tế trong những thập kỷ gần đây. Một yếu tố phức tạp là sự gia tăng dân số nhanh chóng ở các quốc gia này. Nếu Chính phủ không đưa ra được các giải pháp để thay đổi thì sự tăng trưởng

dân số sẽ là nguyên nhân làm trầm trọng thêm sự trì trệ nền kinh tế ở các nước này. Các nhà quảng bá mậu dịch tự do cũng cho rằng cách tốt nhất để các quốc gia này cải thiện những vấn đề của họ là phải hạ thấp rào cản về mậu dịch tự do và đầu tư, đồng thời phải tích cực thực hiện các chính sách kinh tế trên nền tảng kinh tế thị trường tự do.

Có khoảng 700 triệu người ở các nước nghèo ở hơn 40 quốc gia trong chương trình HIPCs, đang phải gánh chịu những khoản nợ nần lớn. Tại ở các nước này, gánh nặng nợ nần của Chính phủ trung bình tương đương với 85% giá trị của nền kinh tế, được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội; còn các chi phí hàng năm phục vụ nợ của Chính phủ chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Thu nhập quốc gia phần lớn được dùng để thanh toán các khoản nợ của Chính phủ, phần còn lại được đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng công cộng quan trọng, trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, giao thông và nâng cao quyền lực Chính phủ. Kết quả là các quốc gia trong chương trình HIPCs đang bị mắc kẹt trong một chu kỳ của đói nghèo và nợ nần, điều này kiềm hãm sự phát triển kinh tế ở những đất nước này. Có một số lập luận cho rằng, mặc dù mậu dịch tự do rất cần thiết ở các nước nghèo nhưng điều đó thì chưa đủ để giúp các nước này thoát khỏi nghèo đói mà không có sự trợ giúp khác từ bên ngoài. Thay vào đó, cần phải giảm nợ với quy mô lớn cho các quốc gia nghèo nhất trên thế giới nhằm tạo cơ hội để họ tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế và bắt đầu đi lên phát triển lâu dài, thịnh vượng. Những người ủng hộ giảm nợ cũng đề nghị các Chính phủ Dân chủ mới ở các quốc gia nghèo không nên bị buộc phải gánh chịu các khoản nợ mà người tiền nhiệm của họ tham nhũng và vơ vét hay do quản lý yếu kém.

Vào cuối những năm 1990, các quốc gia giàu có trên thế giới đã khởi xướng một phong trào cứu trợ nợ cho các tổ chức chính trị ở những nước nghèo. Được thúc đẩy bởi tính chân thực rất cao trong việc chứng nhận hồ sơ cá nhân của Bono ( những người nhận được sự ủng hộ không mệt mỏi và ngày càng có hiệu quả để giảm nợ), Đức Giáo Hoàng John Paul II - Đức Đạt Lai Lạt Ma và Jeffrey Sachs - người có ảnh hưởng

Chương 1: Toàn cầu hóa

lớn đến nền kinh tế Harvard, phong trào cứu trợ nợ trở thành công cụ thuyết phục Hoa Kỳ ban hành đạo luật năm 2000 để cung cấp 435 triệu USD cứu trợ nợ cho các nước trong chương trình HIPCs. Quan trọng hơn, Hoa Kỳ cũng ủng hộ một kế hoạch bán một số lượng vàng dự trữ và sử dụng số tiền thu được để giúp giảm nợ cho các nước nghèo của Quỹ tiền tệ Thế giới. Quỹ tiền tệ Thế giới và Ngân hàng Thế giới đã chọn các biểu ngữ và đã bắt tay vào thực hiện chương trình cứu trợ nợ này.

Tuy nhiên, để một chương trình như vậy có tác động lâu dài, việc giảm nợ cần được tiến hành một cách khôn ngoan trong những lĩnh vực có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (chẳng hạn như giáo dục), đồng thời các chính sách cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và thương mại. Những nước giàu có trên thế giới cũng có thể giúp đỡ bằng cách giảm rào cản đối với việc nhập khẩu các sản phẩm từ các quốc gia nghèo hơn của thế giới, đặc biệt là giảm thuế quan đối với nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và dệt may. Vấn đề giảm nợ không phải là mới - nó đã được thử nghiệm từ trước. Nhưng trong thời gian qua, những lợi ích ngắn hạn đã bị lãng phí do sự tham nhũng của Chính phủ cũng như việc sử dụng tài chính để đầu từ một cách tự do vào các dự án có quy mô lớn nhưng không mang lại hiệu quả cao. Để thoát khỏi tình trạng này, các nước phát triển mở rộng việc đầu tư sản xuất đến các nước nghèo. Nếu chúng ta có thế tránh khỏi những sai lầm trong quá khứ thì thế giới này sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 50 - 52)