CHƯƠNG TÓM TẮT

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 56 - 58)

Chương 1: Toàn cầu hóa

CHƯƠNG TÓM TẮT

Chương này đặt nền tảng cho phần còn lại của cuốn sách. Nó cho thấy, làm thế nào các nền kinh tế thế giới đang trở nên toàn cầu hơn và đánh giá các hoạt động của toàn cầu hóa, cũng như việc thúc đẩy các quốc gia hướng tới một nền kinh tế toàn cầu với sự kết hợp chặt chẽ hơn. Chúng tôi nhìn vào bản chất của kinh doanh quốc tế phải thay đổi để đáp ứng với nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi, chúng tôi cũng đã thảo luận một số mối quan tâm lớn của toàn cầu hóa nhanh chóng và xem xét tác động của toàn cầu hóa nhanh chóng dưới góc nhìn của các nhà quản lý cá nhân. Chương có các điểm chính sau đây:

1. Sự toàn cầu hóa của thị trường và sản xuất trong hai thập kỉ qua.

2. Toàn cầu hóa của thị trường ngụ ý rằng các thị trường quốc gia được sáp nhập vào một thị trường rất lớn. Tuy nhiên, điều quan trọng là không thể đẩy quan điểm này quá xa.

3. Toàn cầu hóa sản xuất ngụ ý rằng các công ty căn cứ vào các hoạt động sản xuất tại các địa điểm trên thế giới để tối ưu cho các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Kết quả là, ngày càng không thích hợp để nói về sản phẩm của Mỹ, các sản phẩm của Nhật Bản, hoặc các sản phẩm của Đức, và được thay thế bằng sản phẩm "toàn cầu".

4. Hai yếu tố này dường như là cơ sở của các xu hướng tiến tới toàn cầu hoá như giảm rào cản thương mại và thay đổi trong giao tiếp, công nghệ thông tin và giao thông vận tải.

5. Kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, các rào cản đối với sự tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ và vốn đã được hạ xuống đáng kể. Hơn bất cứ điều gì khác, điều này đã tạo điều kiện cho xu thế toàn cầu hóa của sản xuất và cho phép các công ty xem thế giới như là một thị trường duy nhất.

6. Là 1 hệ quả của việc toàn cầu hóa sản xuất và thị trường, các thương mại thế giới cuối thập kỷ đã phát triển nhanh hơn so với sản lượng thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài

tăng mạnh, nhập khẩu đã thâm nhập sâu hơn vào các quốc gia công nghiệp và áp lực cạnh tranh đã gia tăng trong ngành công nghiệp sau thời kì hậu công nghiệp.

7. Sự phát triển của bộ vi xử lý và các công nghệ xử lý thông tin trong truyền thông đã giúp các công ty liên kết hoạt động trên toàn thế giới của họ vào mạng thông tin tinh vi. Máy bay phản lực du lịch hàng không, bằng cách giảm thời gian đi lại, cũng đã giúp liên kết các hoạt động của các doanh nghiệp quốc tế trên toàn thế giới. Những thay đổi này đã cho phép các công ty để đạt được sự phối hợp chặt chẽ các hoạt động trên toàn thế giới của họ và để xem thế giới như là một thị trường duy nhất.

8. Vào những năm 1960, nền kinh tế Mỹ chi phối phần lớn nền kinh tế thế giới. Đa số các nhà đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên thế giới là các công ty Mỹ. Các công ty Mỹ kiểm soát chuổi các công ty đa quốc gia lớn, và khoảng một nửa thế giới – nền kinh tế kế hoạch tập trung của các nước Xã hội chủ nghĩa- đã thực hiện chính sách đóng của với kinh tế phương Tây.

9. Khoảng giữa những năm 1990, tỉ lệ sản phẩm của Mỹ trên toàn thế giới giảm mạnh chỉ còn một nữa. Khi đó, Tây Âu và Đông Nam Á đã chiếm phần lớn tỉ lệ hàng hóa trên thế giới. Tỉ lệ các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Mỹ cũng giảm khoảng 2/3. Các công ty đa quốc gia của Mỹ phải cạnh tranh với rất nhiều công ty của Nhật và Châu Âu. Bên cạnh đó, cũng cần phải lưu ý đến những công ty đa quốc gia mới nổi.

10. Xu hướng môi trường kinh doanh năng động nhất là sự sụp đổ của Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, điều đó đã tạo nên cơ hội rất lớn cho các kinh tế quốc tế. Ngoài ra, việc chuyển hướng tới những thị trường tự do ở Trung Quốc và Mỹ Latin cũng tạo ra nhiều cơ hội (và thách thức) cho nền kinh tế quốc tế phương Tây.

11. Lợi nhuận và chi phí của các nền kinh tế toàn cầu mới nổi được các doanh nhân, nhà kinh tế và các chính tri gia bàn luận sôi nổi.Cuộc tranh luận tập trung vào những tác động của Toàn cầu hóa đối với các vấn đề việc làm, tiền lương, môi trường, điều kiện làm việc và vấn đề chủ quyền quốc gia.

Chương 1: Toàn cầu hóa

12. Quản lý nền kinh tế quốc tế khác so với việc quản lý nền kinh tế trong nước bởi ít nhất bốn lý do sau:

I. Các quốc gia khác nhau.

II. Trong nền kình tế quốc tế, các nhà quản lý phải đương đầu với nhiều vấn đề hơn và các vấn đề cũng phức tạp hơn rất nhiều so với nên kinh tế trong nước.

III. Các nhà quản trị trọng nền kinh tế quốc tế phải tìm ra hướng hoạt động trước những áp đặt hạn chế bởi sự can thiệp của Chính phủ trong thương mại quốc tế và hệ thống đầu tư.

IV. Việc quản lý kinh doanh quốc tế bao gồm việc chuyển đổi tiền vào nhiều quốc gia khác nhau.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w