TOÀN CẦU HÓA, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 43 - 45)

Chương 1: Toàn cầu hóa

TOÀN CẦU HÓA, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP

Một trong những mối quan tâm thường được đề cập nhất là xóa bỏ những rào cản thương mại quốc tế sẽ làm mất nhiều việc làm ở các quốc gia giàu có như Mỹ, Anh. Những nhà phê bình cho rằng các công ty sẽ được phép chuyển hoạt động sản xuất sang các nước mà tiền lương nhân công thấp hơn.49 D.L.Bartlett và J.B.Steele, hai phóng viên nổi tiếng chống lại tự do thương mại của Philadelphia Inquirer, đã dẫn chứng trường hợp của Harwood Industries, một nhà sản xuất quần áo của Mỹ đã đóng cửa cơ sở ở Mỹ, nơi mà phải trả công nhân 9 đôla/giờ, và di chuyển sang Honduras với mức giá chỉ 48 xu.50 Bởi vì những chuyển dịch như vậy mà mức lương của những người nghèo ở Mỹ đã giảm nghiêm trọng trong hơn một phần tư thế kỉ qua.

Những người ủng hộ toàn cầu hóa đáp trả lại những chỉ trích trên rằng Bartlett và Steele đã quên mất những điểm chủ yếu nhất của tự do thương mại - lợi ích sẽ vượt quá chi phí.51 Họ cho rằng tự do thương mại sẽ dẫn đến các quốc gia chuyên môn hóa vào các sản phẩm và dịch vụ mà họ có lợi thế, trong lúc sẽ nhập khẩu cái mà mình không sản xuất hiệu quả. Khi mà một nước đi theo tự do thương mại, sẽ luôn luôn có sự chuyển dịch- như là mất việc làm ở Harwood Industries - nhưng toàn bộ nền kinh tế

Chương 1: Toàn cầu hóa

sẽ tốt hơn. Theo quan điểm này, nó sẽ có ý nghĩa hơn với nước Mỹ nếu sản xuất hàng dệt may tại mức giá thấp hơn ở Honduras hoặc nhập khẩu chúng từ Trung Quốc. Việc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ dẫn đến một mức giá rẻ hơn, từ đó người tiêu dùng có thể dùng tiền của mình cho các sản phẩm khác. Cùng lúc đó, thu nhập tăng thêm từ xuất khẩu dệt may sẽ tăng mức thu nhập của Trung Quốc, khoản tiền này có thể giúp họ mua thêm nhiều hàng hóa từ Mỹ, như máy bay Boeing, máy tính Intel, phần mềm Microsoft, và điện thoại di động Motorola. Theo đó, những người ủng hộ toàn cầu hóa cho rằng tự do thương mại đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia.

Những người ủng hộ toàn cầu hóa đều thừa nhận rằng tỷ lệ tiền lương lao động phổ thông được hưởng trong nhiều nền kinh tế tiên tiến có thể đã giảm trong những năm gần đây. Ví dụ, theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) , kể từ năm 1980, 10% công nhân có thu nhập thấp nhất ở Mỹ đã nhìn thấy tiền lương thực tế của họ bị giảm xuống khoảng 20% (theo sự điều chỉnh lạm phát), trong khi 10% công nhân có thu nhập cao nhất lại được tăng lương thực tế lên khoảng 10 %. Trong bối cảnh đó, dựa vào một nghiên cứu của Cục dự trữ Liên bang được thực hiện từ 7 năm trước (vào 1996) thì thu nhập của 10% lao động chất lượng cao tại Mỹ thực tế tăng 0,6% mỗi năm, trong khi thu nhập của 10% lao động phổ thông giảm 8%.Ở một số lĩnh vực khác, sự giảm sút nghiêm trọng hơn rất nhiều. Và xu hướng tương tự cũng có thể được nhìn thấy ở nhiều nước khác.

Tuy nhiên, trong khi những người phê phán toàn cầu hóa cho rằng sự suy giảm trong mức lương của lao động chưa qua đào tạo là do sự di cư của công việc sản xuất lương thấp ra nước ngoài và giảm tương ứng nhu cầu lao động phổ thông thì những người ủng hộ toàn cầu hóa lại cho thấy một bức tranh phức tạp hơn. Những người ủng hộ toàn cầu hóa duy trì việc giảm tỷ lệ tiền lương thực tế của lao động phổ thông khi có một sự thay đổi công nghệ do nền kinh tế ngày càng tiến bộ, vì những công việc mà trình độ chuyên môn chỉ là một sự sẵn sàng để làm việc mỗi ngày thì cần phải tích cực giáo dục các kỹ năng lao động chuyên nghiệp một cách đáng kể. Họ cũng chỉ ra rằng,

nhiều nền kinh tế tiên tiến đang trong tình trạng thiếu lao động có tay nghề cao và cung cấp dư thừa lao động phổ thông. Do đó, bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng tăng là kết quả của tiền lương cho người lao động có tay nghề cao được đẩy lên bởi thị trường lao động và tiền lương cho người lao động không có tay nghề bị giảm giá, nếu đồng ý với lập luận này, một giải pháp cho vấn đề này là tiến hành nhanh quá trình đầu tư cho giáo dục xã hội nhằm hạn chế việc cung cấp lao động phổ thông trong thời đại mậu dịch tự do và toàn cầu hóa không ngừng phát triển.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng các bằng chứng của sự bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng tăng rất đáng nghi ngờ, Robert Lerman của Viện Đô thị tin rằng sự bất bình đẳng dựa trên việc tính toán mức lương không phù hợp. Khi sử dụng một phương pháp khác để rà soát các số liệu có được, Leman đã tìm thấy rằng, nếu không căn cứ vào thu nhập bất bình đẳng ngày càng tăng, một chỉ số của sự bất bình đẳng là tỷ lệ tiền lương cho tất cả người lao động thực sự đã giảm 5,5% giữa năm 1987 và 1994. Nếu trong tương lai, những nghiên cứu này không thể giúp ích cho việc đi đến kết luận rằng toàn cầu hóa là nguyên nhân làm cho sự bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng tăng thì những nghiên cứu đó có thể bị chỉ trích rất nhiều. Trong những năm cuối cùng của thập niên 1990, thu nhập của 10% dân số có thu nhập thấp sẽ tăng nhanh gấp hai lần mức lương trung bình của công nhân, điều đó cho thấy rằng mức lương của những công nhân có thu nhập cao trong những năm này đã đã dẫn đến một sự gia tăng trong thu nhập của các lao động thấp.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w