5. Bố cục của luận văn
4.3.2. Đối với địa phương
- UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành tiếp tục thực hiện nhiệm vụ theo tinh thần chỉ đạo tại Công văn số 633/TTg-ĐMDN ngày 15/5/2012 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Phương án sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Triển khai chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 31 tháng 01 năm 2013 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về thực hiện Kết luận số 50 - KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” ; Thực hiện Nghị quyết số 15/NĐ-CP ngày 06/3/2014 của Chính Phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành liên quan hoàn thành cổ phần hóa Công ty Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Vĩnh Phúc, chuyển đổi - sắp xếp Công ty TNHH một thành viên Thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc; tham mưu với UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung phương án sắp xếp,
đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2012 - 2015. Sở Tài chính tiến hành kiểm toán, xác định giá trị của các doanh nghiệp chuyển đổi. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội giải quyết chế độ chính sách cho người lao động theo quy định tại Nghị định 91/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Cục Thuế tỉnh rà soát việc chấp hành chính sách thuế, phí, lệ phí, tổng hợp tình hình nợ ngân sách của các doanh nghiệp Nhà nước trước, trong và sau chuyển đổi.
- UBND tỉnh sớm ban hành Quy chế phối hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành trong công tác quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh lập kế hoạch thoái vốn nhà nước tại các công ty cổ phần. Đồng thời rà soát để chuyển giao các doanh nghiệp đã cổ phần hóa về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính Phủ.
- Sở Tài chính phối hợp với các Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Nội vụ, Sở lao động - Thương binh và xã hội đề xuất, trình UBND tỉnh phương án cử người đại diện vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần và Kiểm soát viên tại các công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
KẾT LUẬN
Hiện nay, DNNN đang nắm trong tay hầu hết các ngành kinh tế chủ chốt với khối lượng vốn, tài sản quốc gia rất lớn. Do vậy, nếu DNNN tiếp tục hoạt động kém hiệu quả sẽ trở thành lực cản lớn nhất đối với sự cất cánh của toàn bộ nền kinh tế, làm cho nền tài chính quốc gia trở nên tồi tệ và phức tạp hơn. Chính vì vậy, tăng cường quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các DNNN là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra hiện nay nhằm nâng cao năng lực hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh và phát huy vai trò chủ đạo, quyền chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó trọng tâm là tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các DNNN. Trong thời gian qua cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các DNNN từng bước được đổi mới, chuyển từ cơ chế cấp phát vốn sang cơ chế đầu tư kinh doanh vốn với sự ra đời của Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước. Đây là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng và nhà nước ta nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế trên còn bộc lộ những tồn tại, bất cập cần nghiên cứu cho phù hợp: cơ chế người đại diện, cơ chế phối hợp quản lý cấp Bộ - ngành - tỉnh - người đại diện… dẫn đến công tác quản lý vốn nhà nước nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng còn hạn chế: Kết quả hoạt động SXKD kém hiệu quả, làm thất thoát vốn nhà nước, chưa bảo toàn số vốn nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh yếu… Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các DNNN phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập, vừa tạo động lực cho doanh nghiệp phát huy nội lực, chủ động trong sản xuất kinh doanh, đạt hiệu quả, vừa bảo đảm cho nhà nước giám sát, quản lý tốt việc sử dụng nguồn vốn đó nhằm bào toàn và phát triển được vốn nhà nước tại các DNNN.
Từ những luận giải, trên cơ sở thực tiễn hoạt động quản lý vốn nhà nước tại DNNN của tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn đưa ra các giải pháp hạn chế những tồn tại, tăng cường quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DNNN của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, của nước ta nói chung phù hợp với điều kiện hiện tại. Các giải pháp đề xuất trong luận văn có quan hệ chặt chẽ với nhau, phải được thực hiện đồng bộ từ việc xây dựng cơ chế nâng cao chất lượng đầu tư vốn đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý vốn nhà nước tại DNNN.
Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, học hỏi, tuy nhiên, Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp chân thành của các nhà khoa học, thầy cô và đồng nghiệp để tác giả hoàn chỉnh luận văn một cách tốt hơn và đóng góp thiết thực hơn trong quản lý vốn nhà nước tại DNNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thị Ngọc Anh (2005), Đổi mới quản lý vốn nhà nước tại DNNN ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế , Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
2. ,
, Hà Nội.
3. Nguyễn Công Bách (2012), Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
4. Bộ Tài chính (9/2007), Thông tư số 115/2007/TT-BTC ngày 25/9/2007,
hướng dẫn một số nội dung về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (8/2010), Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 5/8/2010, hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính (9/2007), Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013,
hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước, Hà Nội.
7. C.Mác và Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 23, 25 NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Chính Phủ (12/2004), Nghị định số 199/2004/NĐ-CP về Ban hành qui chế
quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, Hà Nội.
9. Chính Phủ (10/2005), Nghị định số 132/2005/NĐ-CP về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước, Hà Nội.
10. Chính Phủ (8/2006), Nghị định số 86/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 132/2005/NĐ-CP, Hà Nội
11. Chính phủ (2/2009), Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ban hành qui chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, Hà Nội.
12. Chính Phủ (11/2012), Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012, về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Hà Nội.
13. Chính Phủ (6/2013), Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 20/6/2013, Ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước, Hà Nội.
14. Chính Phủ (7/2013), Nghị định 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013, về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Hà Nội.
15. Chính phủ (10/2006), Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006, ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
16. Cục thống kê (2013), Kết quả điều tra tại các doanh nghiệp năm 2009,2010, 2011, 2012, 2013, Vĩnh Phúc.
17. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khoa QLKT (2004), giáo trình quản lý kinh tế (hệ cử nhân chính trị), NXB Lý luận chính trị, HN.
19. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
20. Ngô Quang Minh (2004), kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới DNNN,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (12/2013), Báo cáo tình hình thực hiện chuyển đổi và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước các năm 2009 - 2013, Vĩnh Phúc. 22. Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc (5/2013), Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, báo cáo giám sát tài chính và xếp loại doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, Vĩnh Phúc.
23. Tạp chí Tài chính số 9/2012, Hà Nội.
24. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (12/2013), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2009 - 2013, Vĩnh Phúc.